Trong các ví dụ sau ví dụ nào không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống

Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

Đề bài

Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa.

Lời giải chi tiết

Khi bị kích thích phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống khác với động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và dạng lưới vì: động vật có hệ thần kinh dạng ống có hệ thần kinh [đặc biệt là não bộ] phát triển, có khả năng xử lí thông tin ở mức cao [thu thập, phân tích, so sánh, xử lí thông tin] do vậy việc trả lời kích thích cũng nhanh chóng và chính xác hơn nên hiệu quả cao hơn và ít tiêu tốn năng lượng hơn.

Ví dụ: Khi có một vật nhọn chạm vào cơ thể thủy tức [hệ thần kinh dạng lưới] thì toàn bộ cơ thể thủy tức co rụt lại. Khi vật nhọn chạm vào cơ thể giun đốt [hệ thần kinh dạng chuỗi hạch] thì một phần cơ thể co lại, tốc độ nhanh hơn so với thủy tức. Khi vật nhọn bất ngờ chạm vào tay người [hệ thần kinh dạng ống] thì người lập tức rụt tay lại, tốc độ rất nhanh.

 Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

Cho một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh hình ống.

Đề bài

Cho một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh hình ống.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phản xạ có điều kiện là phản xạ có được trong quá trình sống do học tập, không được di truyền qua gen và có thể mất đi.

Lời giải chi tiết

Một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh ống:

- Hươu nai ngoài tự nhiên sẽ chạy trốn nếu thấy kẻ thù.

- Trước khi cho gà ăn thường gọi gà để chúng tập trung về một khu vực, sau vài lần, cứ nghe tiếng gọi thì gà sẽ trở về khu vực đó để được chờ ăn.

- Vật nuôi [chó, mèo…] sẽ ghi nhớ giọng nói của chủ nhân. Khi chủ nhân gọi, chúng sẽ nhanh chóng có mặt.

- Vẹt có thể nói tiếng người.

- Gấu, voi,… có thể diễn xiếc.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

Cho một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh dạng ống.

Một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh dạng ống:

     - Hươu nai ngoài tự nhiên sẽ chạy trốn nếu thấy kẻ thù.

     - Trước khi cho gà ăn thường gọi gà để chúng tập trung về một khu vực, sau vài lần, cứ nghe tiếng gọi thì gà sẽ trở về khu vực đó để được chờ ăn.

     - Vật nuôi [chó, mèo,…] sẽ ghi nhớ giọng nói của chủ nhân. Khi chủ nhân gọi, chúng sẽ nhanh chóng có mặt.

     - Vẹt có thể nói tiếng người .

     - Gấu, voi,… có thể diễn xiếc.

     Một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh ống:

     - Hươu nai ngoài tự nhiên sẽ chạy trốn nếu thấy kẻ thù.

     - Trước khi cho gà ăn thường gọi gà để chúng tập trung về một khu vực, sau vài lần, cứ nghe tiếng gọi thì gà sẽ trở về khu vực đó để được chờ ăn.

     - Vật nuôi [chó, mèo,…] sẽ ghi nhớ giọng nói của chủ nhân. Khi chủ nhân gọi, chúng sẽ nhanh chóng có mặt.

     - Vẹt có thể nói tiếng người .

     - Gấu, voi,… có thể diễn xiếc.

     - …

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp một con chó dại ngay trước mặt.

- Bạn sẽ phản ứng [hành động] như thế nào?

- Hãy cho biết bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại.

- Hãy ghi lại tất cả những suy nghĩ diễn ra trong đầu của bạn khi đối phó với chó dại.

- Đây là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao?

Xem đáp án » 23/03/2020 13,645

Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

Xem đáp án » 23/03/2020 8,495

Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa.

Xem đáp án » 23/03/2020 4,731

Quan sát hình 27.2 thể hiện sơ đồ cung phản xạ tự vệ:

- Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào.

- Giải thích tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại.

- Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao?

Xem đáp án » 23/03/2020 1,234

Nghiên cứu hình 27.1, sau đó điền tên các bộ phận của hệ thần kinh dạng ống vào các ô hình chữ nhật trên sơ đồ:

Xem đáp án » 23/03/2020 1,030

Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua một quá trình học tập, rèn luyện. Phản xạ có điều kiện để thay đổi, tạo điều kiện cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới. Phản xạ có điều kiện dễ mất nếu không được thường xuyên củng cố. Vậy trong các ví dụ sau ví dụ nào không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống? Hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhé!

Câu hỏi: Trong các ví dụ sau ví dụ nào không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống?

A. Khỉ đi xe đạp, hải cẩu vỗ tay

B. Bấm chuông cho cá ăn, làm nhiều lần như vậy chỉ cầm bấm chuông là cá đã lên chờ ăn

C. Bò gặm cỏ, gà ăn thóc

D. Hươu bị con người bắn hụt, sẽ chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy con người

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Bò gặm cỏ, gà ăn thóc

Trong các ví dụ trên, bò gặm cỏ, gà ăn thóc không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống.

Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án C

Lí do loại trừ đáp án A, B, D là dựa vào định nghĩa, tính chất của phản xạ có điều kiện

- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

Ví dụ: đạp xe đạp, đá bóng, thấy đèn đỏ thì dừng lại, mùa đông đến mặc áo ấm..

- Tính chất của phản xạ có điều kiện

+ Phản xạ có điều kiện mang tính vạn năng ví dụ như trời lạnh thì mặc ấm, trời nóng thì mặc mát

+ Các phản xạ nhằm mục đích phù hợp với môi trường và nâng cao khả năng thích nghi.

+ Có tính ổn định cao nếu được tập luyện thường xuyên

+ Phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi

=> Từ các kiến thức trên loại đáp án A, B, D

- Ý D là hươu bị con người bắn hụt, sẽ chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy con người là phản xạ có điều kiện mang tính vạn năng

- Ý B là bấm chuông cho cá ăn, làm nhiều lần như vậy chỉ cầm bấm chuông là cá đã lên chờ ăn và ý A là khỉ đi xe đạp, hải cẩu vỗ tay đểu là phản xạ có điều kiện có tính ổn định cao nếu được tập luyện thường xuyên và nhằm mục đích nâng cao khả năng thích nghi.

Lí do chọn đáp án C

Ý C là bò gặm cỏ, gà ăn thóc không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống do đó chỉ là hành động theo tự nhiên.

>>> Xem thêm: Trong các ví dụ sau đây ví dụ nào là phản xạ không điều kiện

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về phản xạ có điều kiện

Câu 1:Phản xạ có điều kiện là

A.Phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

B.Phản xạ có sẵn, sinh ra đã có, không cần phải học tập.

C.Phản xạ được hình thành trong đời sống.

D.Phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.

Chọn đáp án:A

Giải thích:Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

Câu 2:Buổi sáng nghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy. Đây là ví dụ của loại phản xạ nào?

A.Phản xạ không điều kiện.

B.Phản xạ có điều kiện.

C.Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

D.Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.

Chọn đáp án:B

Giải thích:Buổi sáng nghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy. Đây là ví dụ của phản xạ có điều kiện.

Câu 3:Thí nghiệm về sự phản xạ có điều kiện do ai nghiên cứu?

A.Paplop.

B.Moocgan.

C.Lamac.

D.Menđen.

Chọn đáp án:A

Giải thích:Thí nghiệm về sự phản xạ có điều kiện do Paplop nghiên cứu.

Câu 4:Phản xạ nào phải thường xuyên củng cố, nếu không củng cố sẽ mất do ức chế tắt dần?

A.Phản xạ không điều kiện.

B.Phản xạ có điều kiện.

C.Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

D.Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.

Chọn đáp án:B

Giải thích:Phản xạ có điều kiện phải thường xuyên củng cố, nếu không củng cố sẽ mất do ức chế tắt dần.

Câu 5:Phản xạ có điều kiện có tính chất nào dưới đây?

A.Dễ mất khi không củng cố.

B.Số lượng không hạn định.

C.Hình thành đường liên hệ tạm thời.

D.Cả 3 đáp án trên.

Chọn đáp án:D

Giải thích:Phản xạ có điều kiện có tính chất sau: dễ mất khi không củng cố, số lượng không hạn định, hình thành đường liên hệ tạm thời.

Trên đây là tổng hợp kiến thức của Top lời giải về phản xạ có điều kiện. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

Video liên quan

Chủ Đề