Hồ sơ phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư - tỉnh Gia Lai

- Mẫu số 2, Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 26/10/2015 quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

- Mẫu số 3, Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 26/10/2015 quy định chi tiết về kế hoạch.

Tải về

Các hoạt động đấu thầu mang lại những lợi ích về kinh tế cho cả chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện công trình. Tuy nhiên không phải các chủ thể đều biết tới quy định kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào.

Nhằm đảm bảo các hoạt động đấu thầu bởi các chủ thể, pháp luật có ban hành nhiều văn bản quy định thực hiện. Ngoài việc đảm bảo hành lang pháp lý, thì các quy định cũng phần nào hướng dẫn các chủ thể thực hiện thủ tục này. Vậy kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào sẽ được chúng tôi gửi tới Quý vị trong bài viết dưới đây.

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu là gì?

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu là bản kế hoạch được thực hiện theo quy định điều 34 Luật Đấu thầu số 43/2013/qh23, kế hoạch lựa chọn nhà thầu là căn cứ để lựa chọn nhà thầu và phê duyệt dự án.

Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào?

Đấu thầu được coi là quá trình lựa chọn nhà thầu để thỏa thuận, ký kết hợp đồng cung cấp các dịch vụ, tư vấn, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn,…; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết hợp đồng và thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh công khai, công bằng và đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Quy định kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xây dựng và xác lập trên ba nguyên tắc chính:

– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải được lập cho toàn bộ dự án. Trường hợp chưa đủ điều kiện trên, cần tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước

– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần ghi rõ số lượng các gói thầu và nội dung của từng gói.

– Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm cần căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, đảm bảo tính đồng bộ của dự án, phù hợp với quy mô dự án.

Thời gian đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu?

Hiện nay, “quy định kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào?” đã được nêu rõ trong các văn bản pháp luật như Luật Đấu thầu, nghị định và thông tư liên tịch có liên quan. Các chủ thể liên quan có nghĩa vụ đăng tải thông tin liên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Các nội dung này bao gồm các thông tin sau:

– Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

– Các thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;

– Thông báo mời thầu, mời chào hàng;

– Danh sách ngắn, tóm lược;

– Kết quả lựa chọn được nhà thầu, nhà đầu tư;

– Kết quả mở thầu đối với hình thức đấu thầu qua mạng;

– Các thông tin xử lí vi phạm trong hoạt động đấu thầu;

– Các thông tin liên quan khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định, bên mời thầu buộc phải đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được ban hành.

Trong trường hợp chủ đầu tư chưa lựa chọn được bên mời thầu thì chủ đầu tư cần tự mình tiến hành thủ tục đăng tải các thông tin lên trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo các quy định. Trong các trường hợp vi phạm về việc đăng tải thông tin thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Download [DOC, 80KB]

Mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là mẫu văn bản được các chủ thể có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định gồm:

– Đảm bảo nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

– Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu tuân thủ các quy định pháp luật;

– Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu tương ứng với từng gói thầu;

– Đảm bảo thực hiện trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Tổ chức được giao thực hiện nhiệm vụ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo bằng văn bản trình người có thẩm quyền phê duyệt.

Mẫu tờ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Download [DOC, 73KB]

Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được coi là việc đánh giá, kiểm tra bằng văn bản của người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu sau khi dự án được phê duyệt.

Mẫu tờ trình phê duyệt được quy định tại thông tư 10/2015/TT-BKHDT bao gồm rất nhiều các nội dung về dự án thực hiện cũng như các nội dung cần phê duyệt. Các nội dung cơ bản của mẫu tờ trình này gồm:

– Các căn cứ pháp lý hiện hành để xây dựng tờ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

– Mô tả các thông tin cơ bản của dự án, như; tên dự án, tổng mức đầu tư, nguồn vốn,…

– Phần công việc đã thực hiện. Bao gồm các nội dung của công việc hoặc gói thầu được thực hiện bởi đơn vị nào, giá trị công việc và các văn bản phê duyệt kèm theo.

– Các công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: các nội dung công việc, đơn vị thực hiện và giá trị công việc.

– Các phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm các thông tin về nội dung công việc, giá gói, nguồn vốn, hình thức thực hiện,…và các nội dung khác. Các thông tin này được thể hiện qua bảng và có phần giải trình nội dung thông qua lời giải trình.

– Phần các công việc không, chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Gồm tên công việc, nội dung cơ bản của công việc và giá trị công việc.

– Tổng giá trị các phần công việc khác nhau đã nêu trên.

– Kiến nghị của đơn vị trình tờ đơn.

Mẫu quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Download [DOC, 51KB]

Sau khi tờ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, các chủ thể xem xét và ra quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Quyết định này được lập thành văn bản và tuân theo mẫu quy định tại thông tư 10/2015/TT-BKHĐT. Các nội dung cơ bản trong quyết định đảm bảo các thông tin sau:

– Căn cứ pháp lý của quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Các căn cứ pháp lí cần phải đảm bảo có tính hiệu lực tại thời điểm xây dựng quyết định.

– Các điều khoản nêu trong quyết định, cụ thể:

+ Xác định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

+ Tên chủ đầu tư tổ chức thực hiện kế hoạch lựa chọn nhà thầu đảm bảo các quy định theo pháp luật hiện hành. Đồng thời tên cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm giám sát sát, theo dõi hoạt động của đấu thầu.

+ Hiệu lực thi hành của quyết định.

– Phụ lục kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án. Bao gồm các thông tin như: tên gói thầu, giá gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu,…

Hi vọng với những chia sẻ trên, Quý vị phần nào hiểu rõ hơn về các kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào. Tổng đài 19006557 sẵn sàng giải đáp bất kỳ thắc mắc của khách hàng trong lĩnh vực này, nhằm mang đến cho Quý khách kết quả tốt nhất khi thực hiện các thủ tục pháp lý.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề