Học gì để thi đánh giá năng lực

[ Điểm đánh giá5/5 ]2 người đã bình chọn

Đã xem: 11905 | Cật nhập lần cuối: 10/30/2020 9:35:22 PM

Năm 2018 có 4.351 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM. Trong đó có 15 thí sinh đạt điểm số trên 1.000 [thang điểm 1.200] và bài thi cao điểm nhất là 1.093 điểm. Dưới đây là chia sẻ của các thí sinh ưu tú về cách làm bài để đạt điểm cao.

Năm 2018 có 4.351 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM. Trong đó có 15 thí sinh đạt điểm số trên 1.000 [thang điểm 1.200] và bài thi cao điểm nhất là 1.093 điểm. Dưới đây là chia sẻ của các thí sinh ưu tú về cách làm bài để đạt điểm cao.

Đào Đặng Thanh Quỳnh [Lâm Đồng, 1.036 điểm]: Hãy dùng phương pháp loại trừ

Theo mình phần khó nhất của đề thi Đánh giá năng lực là toán học và tư duy logic. Bí quyết của mình là làm bài từ đầu tới cuối, gặp phần khó thì tạm thời bỏ qua, chuyển tới câu khác. Mình chọn cách vẽ sơ đồ liên hệ rồi ngược đáp án ở dưới lên kết hợp phương pháp loại trừ để chọn đáp án.

Đề thi có 120 câu làm trong 150 phút, mình nghĩ thời gian không quá eo hẹp. Năm ngoái mình và thấy nhiều bạn chung quanh hoàn thành bài thi khá nhanh chóng. Nếu bạn lỡ làm không kịp thì theo mình cứ thế mà “đánh lụi”, không nên bỏ sót. Hãy dành 2 phút để kiểm tra xem đã chọn hết đáp án chưa, và có đánh lệch câu nào không.

Mình thấy đề thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM đòi hỏi kiến thức nhưng không hẳn quá khó, nên những câu căn bản chỉ cần nghe giảng trên lớp đầy đủ là làm được. Các bạn nên tải đề thi minh họa về làm thử để tự đo lường kiến thức bản thân và biết cách phân bổ thời gian hợp lý.

Nguyễn Hữu Thiên Phú [TP.HCM, 1.093 điểm]: Đừng để mất căn bản

Kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG-HCM rất khác so với kỳ thi THPT Quốc gia: nó nhẹ nhàng, thú vị và phù hợp với thí sinh hơn. Theo mình hướng ra đề này là đúng đắn để tuyển sinh, mở thêm cơ hội vào đại học cho học sinh.

Theo mình để đạt điểm cao kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG-HCM, các bạn không cần học thuộc lòng kiến thức mà chỉ cần nắm vững kiến thức nền tảng và biết cách vận dụng.

Các bạn phải ôn tập tất cả các môn học ở THPT, bởi từng mảng kiến thức đều hữu ích khi làm bài thi Đánh giá năng lực. Hãy luôn giữ nhịp độ làm bài, câu nào chắc chắn thì làm ngay, câu nào khó thì cố loại trừ bớt đáp án rồi… đánh lụi. Cũng như bất cứ kỳ thi nào, các bạn cần bình tĩnh, tự tin thể hiện mình bởi khả năng hoàn thành bài thi Đánh giá năng lực nằm trong tầm tay của các bạn.

Nguyễn Thị Ngọc Trâm [Ninh Thuận, 1.050 điểm]: Tập giải câu đố để làm tốt phần logic

Năm 2018 mình biết đến kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM qua người chị gái sống ở Sài Gòn. Sau đó mình quyết định đăng ký thi… cho vui vì chưa hình dung được đề thi sẽ như thế nào. Vì kỳ thi này không công bố đáp án nên thi xong mình cũng “quên” luôn và đến khi biết điểm mình rất bất ngờ.

Theo mình đề thi Đánh giá năng lực nhẹ hơn đề thi THPT Quốc gia nhiều. Kiến thức trong đề thi rộng, nhưng không khó. Phần “lạ nhất” chính là logic nhưng mình vẫn tự tin làm hết. Bí quyết để làm tốt phần này là đọc và giải các “câu đố mẹo” có nhiều trên Internet, sau đó suy luận rồi loại trừ đáp án. Mình học chuyên Anh mình bị “đơ” ở những kiến thức khác, đặc biệt về hóa học. Các bạn khóa sau nên tải đề thi mẫu về làm trước, sau đó tự tin đăng ký dự thi và nếu có thời gian hãy đọc thêm những kiến thức bên ngoài sách giáo khoa.

Vũ Minh Dương [TP.HCM, 1.005 điểm]: Ai cũng có thể thử sức

Mình thấy đề thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức rộng nhưng không quá khó. Cụ thể, phần tiếng Anh nếu so với các kỳ thi lấy chứng chỉ thì dễ hơn nhiều; phần logic hoàn toàn mới, khó có thể “ôn tập” trước được mà đòi hỏi mình phải tư duy, suy luận, loại trừ đáp án và chọn. Riêng phần thống kê, thí sinh cần “luyện” bằng cách sử dụng những kỹ năng có từ môn địa lý ở THPT.

Theo mình bất kỳ ai đã hoàn tất chương trình THPT cũng đều có thể thử sức với kỳ thi Đánh giá năng lực để được thêm cơ hội vào đại học.

Phổ điểm trung bình năm 2018 là 689

Theo thống kê của Trung tâm khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG-HCM, năm 2018 phổ điểm trung bình của các thí sinh là 689 điểm. Trong tổng số 4.351 bài thi, có gần 75% bài thi đạt điểm từ trung bình trở lên [đạt từ 600/1.200 điểm].

Trong đó, phổ điểm trung bình của thí sinh xét tuyển vào Trường ĐH Bách Khoa là 746 điểm, Trường ĐH KHTN là 710 điểm, Trường ĐH CNTT là 687 điểm, Trường ĐH Kinh tế - Luật là 682 điểm, Trường ĐH Quốc Tế là 676 điểm và Trường ĐH KHXH&NV là 632 điểm.

Thí sinh tải đề thi mẫu năm 2019 TẠI ĐÂY hoặc dưới file đính kèm.

THEO ĐỨC LỘC

Bạn đang tự ôn luyện thi đánh giá năng lực tại nhà nhưng điểm số vẫn luôn “dậm chân tại chỗ”? Bạn đang “học ngày cày đêm” nhưng vẫn không thể làm tốt được các câu hỏi trong đề thi? Hiểu được khó khăn của thí sinh, dưới đây là kinh nghiệm thi đánh giá năng lực được chia sẻ bởi các “tiền bối” đi trước. Bài viết dưới đây sẽ dễ dàng giúp các sĩ tử tiếp thu được một số mẹo cũng như chiến lược thi đánh giá năng lực hiệu quả nhé!

Kinh nghiệm thi đánh giá năng lực giúp thí sinh đạt điểm cao

I. Kinh nghiệm thi đánh giá năng lực – Trước khi thi

Với mong muốn giúp các thí sinh đạt điểm cao trong kỳ thi đánh giá năng lực, dưới đây là một số kinh nghiệm thi đánh giá năng lực hiệu quả nhất bạn có thể tham khảo!

1. Nắm rõ thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực

Mẹo thi đánh giá năng lực đầu tiên mà PREP muốn chia sẻ với các bạn đó chính là “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, vậy nên để có thể “chinh chiến” trong “chiến trường” mới lạ này, chắc chắn bạn phải nắm rõ thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực. Vậy kỳ thi đánh giá năng lực là gì? Có nên tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của một số trường Đại học không? Những trường Đại học nào tổ chức kỳ thi này?

Hãy tham khảo bài viết: Giới thiệu về kỳ thi đánh giá năng lực để bạn có thể tự tin khi bước vào phòng thi, cũng như rút ra được kinh nghiệm thi đánh giá năng lực nhé!

Tất tần tật về kỳ thi đánh giá năng lực 2022

2. Ôn tập kiến thức cơ bản

Tổng quan mà nói kỳ thi đánh giá năng lực tập trung đánh giá: 

  • Khả năng áp dụng kiến thức THPT của thí sinh
  • Năng lực tư duy của thí sinh dự thi
  • Đặc biệt, không kiểm tra cũng như đánh giá kỹ năng học thuộc lòng của thí sinh 

Do đó, kinh nghiệm thi đánh giá năng lực mà PREP muốn gợi ý cho bạn đó chính là hãy nắm vững kiến thức nền tảng. Khi thật sự nắm vững được kiến thức nền tảng thí sinh dễ dàng linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề trong phòng thi. Lời khuyên PREP muốn gửi đến bạn đó là hãy ôn tập tất cả các môn học trong chương trình THPT, vì mỗi mảng kiến thức đều vô cùng hữu ích khi bạn làm bài thi này.

3. Làm quen dạng bài tính toán và logic

Một kinh nghiệm thi đánh giá năng lực hiệu quả nữa là PREP muốn chia sẻ với bạn đó là làm quen với dạng bài tính toán và logic. Dạng bài tính toán và dạng bài logic được coi là một dạng khá mới mẻ đối với các sĩ tử chuẩn bị tham gia kỳ thi THPT Quốc gia. Những câu hỏi trong phần thi này thường rất khác lạ và ít khi xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia. Do đó, khi mới tiếp xúc với dạng bài tính toán và logic, nhiều thí sinh còn tỏ ra khá bỡ ngỡ. 

Vậy nên, kinh nghiệm thi đánh giá năng lực ở đây PREP muốn gợi ý cho bạn là hãy luyện đề, luyện đề và luyện đề để làm quen với dạng bài tính tính cũng như dạng bài logic.

4. Rèn luyện khả năng tư duy

Kinh nghiệm thi đánh giá năng lực trước khi thi tiếp theo mà PREP muốn gợi ý cho bạn đó là “hãy rèn luyện khả năng tư duy”. Để có thể đạt được điểm số cao trong kỳ thi đánh giá năng lực thí sinh cần rèn luyện kỹ năng tư duy để hiểu cũng như nắm bắt được keywords trong đề thi một cách nhanh chóng nhất. 

Bên cạnh đó, trong quá trình ôn luyện thi tại nhà, bạn hãy tư duy, suy luận cũng như biết cách loại trừ đáp án một cách nhanh chóng nhất. Làm càng nhiều đề càng tốt, điều đó sẽ giúp thí sinh thực hiện bài thi hiệu quả trong phòng thi. 

II. Kinh nghiệm thi đánh giá năng lực – Trong khi thi

Vậy trong khi thi kỳ thi đánh giá năng lực chúng ta cần làm gì để bài thi hiệu quả nhất? Dưới đây là một số kinh nghiệm thi đánh giá năng lực bạn nên tham khảo để rinh ngay điểm số thật cao nhé!

1. Đọc kỹ phần hướng dẫn/ yêu cầu của đề thi

Phần hướng dẫn trong đề thi đánh giá năng lực tham khảo cũng tương tự như phần hướng dẫn trong bài thi chính thức. Vậy nên trong quá trình thi, việc đầu tiên thí sinh cần lưu ý đó chính là đọc kỹ hướng dẫn khi làm bài thi. Có như vậy, thí sinh sẽ nắm chắc được những yêu cầu quan trọng mà bài thi đưa ra.

2. Luôn giữ tinh thần tự tin

Về cơ bản, đề thi đánh giá năng lực thật sự không quá khó. Vậy nên, để chinh phục được điểm số cao, thì chiến lược thi đánh giá năng lực ở đây chính là bạn phải biết cách vận dụng kiến thức đã học cũng như có khả năng tư duy. Vậy nên, điều bạn thật sự cần chú trọng đó chính là giữ vững tinh thần tự tin khi bước vào phòng thi. Tránh lo lắng quá nhiều để ảnh hưởng đến tâm lý quá trình làm bài.

2. Phân bổ thời gian hợp lý trong quá trình thi

Phân bổ thời gian hợp lý được coi là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp thí sinh chinh phục được điểm số cao trong kỳ thi đánh giá năng lực. Bạn hãy  học cách phân phối thời gian đọc hiểu đầu bài, đọc hiểu hướng dẫn từng phần, từng câu hỏi trước khi quyết định lựa chọn đáp án chính xác.

Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian làm bài thi, thí sinh hãy phân chia thời gian làm bài của từng phần theo số câu hỏi của phần đó. Khi đó bạn sẽ biết thời gian cần thiết phải hoàn thành tất cả các câu hỏi là bao nhiêu.

Bạn hãy cố gắng tiết kiệm thời gian của từng câu hỏi để có thể kịp xem lại toàn bộ các câu hỏi trong một phần thi. Hoặc tiết kiệm thời gian để kiểm tra lại các câu hỏi thí sinh khó trước khi chuyển sang phần thi kế tiếp. Luôn luôn nhớ câu “dễ trước khó sau”, đừng tiêu tốn quá nhiều thời gian vào câu khó. Khi đó, bạn hãy chuyển qua làm các câu dễ trước, tiết kiệm thời gian để làm các câu hỏi khó sau đó.

Phân bổ thời gian hợp lý trong quá trình thi

Một lưu ý vô cùng quan trọng bạn cần nắm rõ đó là điểm bài thi được tính dựa trên tổng số câu trả lời đúng, các câu trả lời sai sẽ không bị trừ điểm. Do đó, hãy trả lời hết câu hỏi của bài thi, không được để trống đáp án bạn nhé. 

Một kinh nghiệm thi đánh giá năng lực nữa đó là nếu còn thời gian sau khi đã hoàn thành một 1, thí sinh đừng vội chuyển sang phần tiếp theo, mà hãy kiểm tra lại các câu hỏi bạn chưa thật sự chắc chắn. Bởi vì bạn không thể quay lại phần thi phía trước để sửa câu trả lời khi mà thời gian của phần thi đó đã hết.

Trên đây là một số kinh nghiệm thi đánh giá năng lực “xương máu” mà PREP muốn chia sẻ đến các thí sinh. Ghi nhớ ngay những mẹo thi đánh giá năng lực hiệu quả này để bạn đạt được điểm số thật cao cũng như chinh phục ngay tấm vé vào cửa của trường Đại học mong ước nhé!

Video liên quan

Chủ Đề