Các bài phân tích văn học lớp 9

Thống kê tóm tắt các tác phẩm văn học lớp 9 ôn thi lớp 10 ôn tập đầy đủ và chi tiết. Tổng hợp kiến thức văn lớp 9 từ tác phẩm truyện đến tác phẩm thơ.

THỐNG KÊ TÓM TẮT CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 9 ÔN THI LỚP 10

HỆ THỐNG HOÁ CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN VIỆT NAM

– Xem thêm:
Sơ đồ tư duy môn ngữ văn lớp 9 trọn bộ
Tóm tắt các tác phẩm truyện lớp 9
Các tác giả, tác phẩm văn học lớp 9

Tải Xuống


Văn bản 3: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH – PHẠM TIẾN DUẬT

Ý NGHĨA NHAN ĐỀ CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM

Văn bản 1: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ – NGÔ GIA VĂN PHÁI

– Là cuốn tiểu thuyết ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.

Văn bản 2: ĐỒNG CHÍ – CHÍNH HỮU

– Đồng chí: Những người có cùng chí hướng, lí tưởng – đây được coi là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.

– Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng. Tình đồng chí đã gúp người lính vượt lên trên mọi huỷ diệt của chiến tranh, bom đạn quân thù.

– Nhan đề  dài tưởng như có chỗ thừa, nhưng lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ – hình ảnh những chiếc xe không kính.

– Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “ Bài thơ” như sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh. Hai chữ bài thơ cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả.

Văn bản 4: MÙA XUÂN NHO NHỎ – THANH HẢI

    – Tên bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. Nó thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng. Mùa xuân nho nhỏ còn thể hiện nguyện ước chân thành của Thanh Hải, ông muốn sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình, muốn được cống hiến những gì tinh túy nhất, tốt đẹp nhất của mình cho cuộc đời chung.

Văn bản 5: LÀNG – KIM LÂN

Tại sao Kim Lân lại đặt tên cho văn bản của mình là Làng chứ không phải là Làng chợ Dầu ?

– Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể. Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thac một tình cảm bao trùm, phổ biến của người nông dân Việt Nam thời kì đầu của cuụoc kháng chiến chống Pháp: Tình yêu làng quê gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến

Văn bản 6: LẶNG LẼ SA PA- NGUYỄN THÀNH LONG

Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.

Văn bản 7: ÁNH TRĂNG – NGUYỄN DUY

Ánh trăng chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống. Nhan đề bài thơ mang ý ngiã biểu tượng – ánh trăng như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghiã tình thuỷ chung với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người lính.

Văn bản 8: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI – LÊ MINH KHUÊ

– Nhan đế Những ngôi sao xa xôi mang ý nghĩa ẩn dụ. Hình ảnh Những ngôi sao gợi liên tưởng về những tâm hồn hôn nhiên đầy mơ mộng và lãng mạn của những nữ thanh niên xung phng trẻ tuổi chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Những nữ thanh niên xung phong như những ngôi sao xa xôi toả ánh sáng lấp lánh trên bầu trời. Phần cuối truyện ngắn, hình ảnh Những ngôi sao xuất hiện trong cảm xúc hồn nhiên mơ mộng của Phương Định – Ngôi sao trên bầu trời thành phố, ánh điện như những ngôi sao trong xứ sở thần tiên của những câu chuyện cổ tích.

Văn bản 9: CHIẾC LƯỢC NGÀ – NGUYỄN QUANG SÁNG

– Hình ảnh chiếc lược ngà xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, nó là cầu nối tình cảm của cha con ông Sáu. Chiếc lược ngà là vật kỷ niệm của người cha yêu thương vô cùng để lại cho con trước lúc hy sinh. Với ông Sáu, chiếc lược ngà như phần nào gỡ mối tâm trạng của ông trong những ngày ở chiến khu. Chiếc lược ngà còn là minh chứng cho tình cảm giữa hai cha con ông Sáu-> chiếc lược của hi vọng và niềm tin, là quà tặng của người đã khuất….

Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm ngữ văn lớp 9 LỚP 9 NGỮ VĂN LỚP 9 

1. Phân loại

Kiểu bài văn phân tích, nghị luận về một tác phẩm văn học được chia làm hai dạng:

– Dạng yêu cầu phân tích một tác phẩm [thơ hay đoạn trích văn xuôi]. Đối với loại đề này yêu cầu người làm phân tích toàn diện các mặt nội dung và hình thức nghệ thuật.

– Dạng phân tích tác phẩm [đoạn trích] theo một chủ đề nào đó. Đối với loại đề này người phân tích chỉ tập trung làm sáng tỏ các vấn đề mà đề yêu cầu.

2. Các thao tác cần nắm khi làm bài phân tích, nghị luận một tác phẩm văn học

– Bước 1: Nắm chắc nội dung toàn tác phẩm

Để biết mình đã nắm chắc tác phẩm hay chưa, các em hãy | trả lời các câu hỏi sau. Tác phẩm này do ai sáng tác? Sáng tác trong hoàn cảnh nào? Đề tài và chủ đề của tác phẩm? Các em có thể tóm tắt nội dung của tác phẩm đó chưa [đối với tác phẩm văn xuôi]? Đối với tác phẩm thơ thì không chỉ nắm nội dung toàn tác phẩm các em còn phải học thuộc lòng những phần nội dung nằm trong chương trình học. Các thủ pháp nghệ thuật chủ đạo trong tác phẩm này là gì? vv…

– Bước 2: Trước một đề bài cần xem xét các dạng đề đối với tác phẩm đó [dạng đề ở đây được hiểu là về thể loại và nội dung]

Ví dụ: Với tác phẩm Lão Hạc chúng ta có thể bắt gặp các dạng đề nghị luận về: các nhân vật trong tác phẩm Lão Hạc, giá 

trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm, nghệ thuật miêu tả tâm lý và khắc họa nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện… Ở mỗi dạng đề cần định hướng được những ý chính.

– Bước 3: Lập dàn bài chi tiết cho từng dạng đề ở mỗi tác phẩm.

Đối với mỗi dạng để các em cần lập ra một dàn bài. Tuy mất thời gian nhưng điều này sẽ giúp các em lường hết mọi tình huống có thể bắt gặp và không phải lúng túng khi làm bài.

3. Phương pháp phân tích tác phẩm 

a. Phân tích theo chủ đề, vấn đề

– Phân tích theo chủ đề, vấn đề là phân tích các biểu hiện được miêu tả trong tác phẩm để làm nổi bật nội dung các chủ đề, vấn đề mà đề bài đã nêu ra hoặc người làm bài thấy là quan trọng. Ví dụ: Nội dung hiện thực và nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”; Tính chất thối nát, suy tàn của xã hội phong kiến qua bức tranh “Vào phủ Chúa Trịnh”; Tinh thần phê phán thói ích kỉ, vô nhân đạo được nhân danh lợi ích chung trong truyện ngắn “Bức tranh”. Đó là các chủ đề và vấn đề vốn có trong tác phẩm, được nhận ra, nhưng cần được phân tích cho đầy đủ, thấu đáo có sức thuyết phục.

+ Đối với các vấn đề này yêu cầu phân tích là dựa vào tác phẩm mà chia các vấn đề đó thành những khía cạnh nhỏ hơn, tìm các chi tiết phù hợp mà chứng minh cho nội dung các khía cạnh ấy. Ví dụ, nói về giá trị nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương có thể nêu ra ba khía cạnh: một người phụ nữ toàn vẹn, đẹp người, đẹp nết; một số phận oan khuất, không nơi nương tựa; nhiệt tình giải oan, đề cao ca ngợi người phụ nữ của tác giả.

– Khía cạnh thứ hai của việc phân tích là khai thác các chi tiết. Chẳng hạn, phẩm hạnh của Vũ Thị đã được mẹ chồng khẳng định trong những câu nói rất cảm động: “Xanh kia quyết chẳng phụ con”. Câu nói đó có thể dùng để lên án anh chồng hồ đồ nghe trẻ. Có một chi tiết rất đáng khai thác nói lên tính chất nhỏ mọn của Trương Sinh. Khi “nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì chàng lại giấu không kể lại con nói, chỉ lấy lời bóng gió mà mắng nhiếc nàng”. Nếu Trương Sinh cởi mở, thật lòng tìm ra sự thật, sẽ nói lời mà con đã nói với mình thì Vũ Thị dễ dàng chứng minh nàng vô tội! Chi tiết này làm cho trách nhiệm của chàng Trương đối với cái chết của vợ tăng lên!

+ Khi phân tích chi tiết, cần biết liên hệ, đối chiếu trước sau để làm nổi bật ý nghĩa của nó. Ở đây học sinh có thể phát hiện những chi tiết thú vị.

b. Phân tích nhân vật

– Khi đề yêu cầu phân tích nhân vật có nghĩa là phân tích mọi biểu hiện của nhân vật để chứng tỏ nhân vật là một người như thế nào? Đáng khen hay đáng chê, thái độ của tác giả đối với nhân vật ra sao, nghệ thuật miêu tả nhân vật như thế nào?

– Về phương pháp, phân tích nhân vật là phân tích từ cách nói năng, cử chỉ, quan hệ, cách ăn mặc, cách mua bán… Sau đó khái quát thành phẩm chất, đặc điểm của nhân vật.

– Phân tích nhân vật yêu cầu khai thác các chi tiết một cách cụ thể, tỉ mỉ, tránh việc bỏ sót các chi tiết quan trọng.

– Phân tích nhân vật qua đoạn trích phải biết liên hệ với nội dung tác phẩm. Ví dụ, đối với Mã Giám Sinh, nếu không liên hệ với đoạn sau thì không thể biết rằng y nói: “Hỏi quê: rằng huyện Lâm Thanh cũng gần” là nói dối. Cũng vậy, nếu không liên hệ thì không hiểu vì lí do gì mà Trịnh Hâm lại xô Lục Vân Tiên xuống sông.

c. Phân tích tình huống truyện

– Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện, là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa hoàn cảnh và môi trường sống với nhân vật. Qua đó, nhân vật bộc lộ tình cảm, tính cách hay thân phận góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả.

– Cách phân tích tình huống truyện:

+ Xác định tình huống: trả lời câu hỏi: chuyện kể về ai? Ở đâu? Khi nào? Xảy ra như thế nào? Mối quan hệ giữa các nhân vật, mối quan hệ giữa nhân vật với môi trường, hoàn cảnh có gì đặc biệt?

+ Phân tích tình huống truyện: phân tích cụ thể câu chuyện. + Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện: – Thể hiện chủ đề tác phẩm – Khắc họa tính cách, phẩm chất nhân vật – Lôi cuốn, hấp dẫn cho câu chuyện.

Ví dụ: Tình huống trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng:

Tình huống:

– Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách [chỉ biết nhau qua tấm hình], trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi.

– Ở khu căn cứ, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng con chưa kịp nhận thì người cha đã hi sinh.

Ý nghĩa của hai tình huống truyện:

Tình huống thứ nhất, tác giả bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của con đối với cha. Còn tình huống thứ hai thể hiện tình cảm sâu sắc của người cha đối với con.

Tác giả đã tạo được hai tình huống truyện khá bất ngờ, nhưng tự nhiên, hợp lí, thể hiện được chủ đề tác phẩm: Ca ngợi tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh đầy éo le, mất mát.

d. Phân tích toàn tác phẩm

– Yêu cầu phân tích toàn tác phẩm thì cũng là phân tích tổng hợp các khía cạnh trên: các vấn đề, nhân vật, tâm trạng, cảm xúc. Đối với loại phân tích này cần đặc biệt chú ý phân tích phương diện nghệ thuật. Ta có thể nói, chẳng hạn: nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, “Chuyện người con gái Nam Xương”, nghệ thuật sử dụng chi tiết, dùng hình ảnh, câu trùng điệp trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, nghệ thuật sử dụng nhạc điệu trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”…

Ngoài ra còn nhiều phương diện nghệ thuật khác, học sinh phải khai thác các bài giảng văn để làm bài cho tốt.

e. Phân tích, cảm thụ một đoạn thơ, bài thơ

– Cảm thụ là học sinh dựa vào giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm; lựa chọn những câu thơ đắt giá để cảm nhận, lí giải. Khi cảm thụ một bài thơ học sinh cần thiên về cảm xúc. Đặt mình vào cái tôi tác giả để cảm nhận tác phẩm theo ý hiểu của học sinh.

– Phân tích: Học sinh dựa vào câu từ của tác phẩm để tìm ra nội dung chính. Phân tích, lí giải giá trị tư tưởng của tác phẩm.

* Học sinh cần nắm vững những kiến thức sau:

– Thông tin về tác giả [Tên, bút danh, năm sinh, quê quán, sự kiện chính trong đời có ảnh hưởng đến phong cách sáng tác]…

– Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm [Có những sự kiện nào tác động ảnh hưởng đến sự ra đời của tác phẩm?]

– Thể thơ [thể tự do, lục bát, thất ngôn bát cú, thơ 5 chữ,…]

– Giọng điệu của bài thơ, ngôn ngữ được sử dụng ngôn ngữ bình dân hay ngôn ngữ bác học,…] 

– Bố cục của bài thơ [Bài thơ nên chia thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần?]

* Cách cảm thụ và phân tích một bài thơ trong Văn học lớp 9 

Dàn ý: 

– Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. Dẫn dắt vào yêu cầu của đề. Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp..,

– Thân bài:

+ Triển khai luận điểm thành các đoạn văn. 

+ Triển khai thành ít nhất 4 đến 5 đoạn văn theo hình thức diễn dịch hoặc quy nạp.

+ Sắp xếp các đoạn văn theo thứ tự logic hợp lí.

+ Khái quát giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Cần biết lựa chọn các từ ngữ “đắt” mà tác giả sử dụng. Phân tích làm nổi bật giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

– Kết bài: 

Khẳng định lại vấn đề vừa cảm thụ phân tích

* Hướng dẫn phân tích một bài thơ đoạn thơ trong chương trình Ngữ văn 9

Đề bài: Phân tích đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trích “Truyện Kiều” [Nguyễn Du]. 

Hướng dẫn lập dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. Dẫn dắt vào yêu cầu của đề.

– Nguyễn Du [1765-1820] tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

– Bằng tài năng nghệ thuật thiên phú và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, ông đã để lại cho đời những tuyệt tác văn chương lỗi lạc. Tiêu biểu nhất phải kể đến tác phẩm “Truyện Kiều”. Truyện Kiều là truyện thơ Nôm gồm có ba phần chính.

– Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” nằm ở phần một: Gặp gỡ và đính ước. “Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp được vẽ nên nhờ bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.

Thân bài: Phân tích đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. 

1. Vị trí đoạn trích

– Cảnh ngày xuân nằm ở phần mở đầu của tác phẩm Truyện Kiều: Gặp gỡ và đính ước.

– Nội dung chính: Miêu tả cảnh ngày xuân tươi đẹp và náo nhiệt. Đoạn trích cũng ngầm dự báo về những bi kịch cuộc đời của nàng Kiều “hồng nhan bạc mệnh”.

2. Khung cảnh ngày xuân

– Hình ảnh “con én”: Tác giả vừa gợi tả mùa xuân đến, vừa nói là thời gian trôi qua nhanh.

– Những hình ảnh cỏ xanh, hoa trắng làm cho bức tranh mùa xuân hiện lên diễm lệ và tươi đẹp.

– Không gian thoáng đạt, nhộn nhịp của lễ hội. Cảnh mùa xuân hiện ra rất đẹp và thơ mộng.

3. Cảnh lễ hội ngày xuân 

– Không khí rất rộn ràng, náo nhiệt. 

– Tâm trạng con người nô nức.

– Nổi bật lên không khí của tiết Thanh minh đầu xuân. Đó cũng là lễ tảo mộ – một truyền thống của người Việt.

4. Cảnh chị em Thúy Kiều chơi xuân trở về

– Cảnh vật nhạt dần, bớt ồn ào náo nhiệt. Trả lại không gian thơ mộng, trữ tình.

– Con người càng thưa thớt hẳn.

– Linh cảm những bi kịch cuộc đời của nàng Kiều “hồng nhan bạc mệnh”.

Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về đoạn trích Cảnh ngày xuân.

Để hiểu được hàm ý sâu sắc của một tác phẩm, học sinh cần phân tích nhân vật. Từ đó phản chiếu cái nhìn của tác giả về vấn đề được đặt ra.

Video liên quan

Chủ Đề