Học kiến trúc có cần laptop

22/05/2021 - Góc chia sẻ

Nếu bạn là một sinh viên ngành kiến trúc và đang tìm kiếm một chiếc laptop phù hợp với ngành học của mình thì đừng bỏ qua 5 gợi ý dưới đây.

Cân nhắc và lựa chọn một chiếc laptop là một việc không hề đơn giản đặc biệt là đối với sinh viên. Thường sinh viên sẽ là người không hiểu biết nhiều về máy tính cũng như không có kinh nghiệm để lựa chọn nó. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy tính laptop phù hợp với từng ngành học riêng. Vậy đối với sinh viên kiến trúc thì nên chọn laptop nào? Laptop dành cho sinh viên kiến trúc cần cấu hình ra sao? 

Laptop dành cho sinh viên kiến trúc

Để trả lời các câu hỏi trên mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Sửa chữa Laptop 24h .com. Bài viết sẽ chia sẻ tới bạn những tiêu chí chọn cấu hình laptop và gợi ý cho bạn 5 mẫu laptop dành cho sinh viên kiến trúc

Tiêu chí lựa chọn cấu hình laptop

Sinh viên kiến trúc thường phải sử dụng các phần mềm đồ họa, phần mềm vẽ 3D hay rất nhiều các phần mềm chuyên dụng của ngành kiến trúc khác. Chính vì thế chiếc laptop dành cho sinh viên kiến trúc đòi hỏi phải có cấu hình cao để đảm bảo được công việc và học tập. Tránh gặp phải tình trạng gây gián đoạn công việc như: đơ máy, nóng máy, giật, lag,...khi sử dụng. 

Những chiếc laptop cấu hình cao và để sử dụng được lâu dài thường có giá thành tương đối cao. Tuy nhiên với sinh viên kiến trúc thì việc bỏ 20 đến 40 triệu để đầu tư một chiếc máy cũng rất đáng. Máy “xịn” sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc và khi ra trường đi làm vẫn có thể sử dụng.

Một số tiêu chí về cấu hình laptop dành cho sinh viên kiến trúc

  • CPU: Bộ vi xử lý CPU cần tối thiểu là Intel Core i5. Nếu đủ điều kiện tài chính bạn chọn chip CPU thế hệ càng mới càng tốt. Các thế hệ Core i7, Core i9 cho tốc độ xử lý vô cùng nhanh chóng.
  • RAM: Dung lượng RAM ít nhất 8GB và chỉ số bus DDR3, DDR4
  • Ổ cứng: Để đảm bảo hiệu suất làm laptop dành cho sinh viên kiến trúc cần sử dụng kết hợp cả 2 loại ổ cứng SSD và HDD. Ổ cứng HDD có dung lượng 500GB trở lên kết hợp với ổ SSD tối thiểu 250GB sẽ phục vụ tốt cho quá trình truy xuất dữ liệu của máy. Ngoài ra nếu bạn cần lưu trữ nhiều dữ liệu, backup dự phòng thì có thể nâng cấp sử dụng 2 ổ HDD.
  • Card đồ họa: Nên chọn card đồ họa rời NVIDIA Quadro, GTX, Geforce và AMD FirePro có dung lượng 2GB trở lên để có thể dễ nâng cấp.
  • Màn hình: Màn hình 15.6 inch trở lên có độ phân giải full HD hoặc 4K để thuận tiện cho việc quan sát hình ảnh và thiết kế.

Các mẫu laptop cho sinh viên kiến trúc phổ biến 

5 mẫu laptop dành cho sinh viên kiến trúc được giới thiệu ở dưới đây đều là những máy có giá cả phải chăng, cấu hình tốt cho bạn lựa chọn: 

Acer Aspire 7

Laptop Acer Aspire 7

  • Màn hình: 15.6 IPS [ 1920 x 1080 ] không cảm ứng
  • CPU: Intel Core i5-8300H [ 2.3 GHz – 4.0 GHz / 8MB / 4 nhân, 8 luồng ]
  • RAM: 1 x 8GB DDR4 2666MHz [ 2 Khe cắm / Hỗ trợ tối đa 16GB ]
  • Lưu trữ: 1TB HDD 5400RPM
  • Chip đồ họa: Intel UHD Graphics 630 / NVIDIA GeForce GTX 1050 4GB
  • Cổng kết nối: 1 x USB Type C , 1 x USB 3.0 , 2 x USB 2.0 , 1 x SD card slot , LAN 1 Gb/s
  • Cổng xuất hình: 1 x HDMI
  • Kết nối không dây: WiFi 802.11ac , Bluetooth 5.0
  • Kích thước: 38.1 x 26.2 2.3 cm
  • Pin: 4 cell 48Wh , Pin liền

ASUS ZenBook

  • CPU: Intel Core i7 thế hệ thứ 7
  • RAM 16GB
  • Lưu trữ: SSD 512GB
  • Card đồ họa: NVIDIA GTX 960M 
  • Màn hình: 14 inch FHD Cảm ứng 
  • Cổng kết nối: 1 x USB Type C , 1 x USB 3.0 , 2 x USB 2.0 , 1 x SD card slot , LAN 1 Gb/s
  • Cổng xuất hình: 1 x HDMI
  • Pin: thời lượng pin lên đến 9 giờ tùy thuộc vào cách bạn sử dụng máy tính xách tay.

Acer Aspire VX15

Laptop Acer Aspire VX15

  • CPU: Core K-Lake 2.8 GHz Core i7 
  • Màn hình: 15.6" FHD [1920 x 1080] Anti-Glare with 94% NTSC
  • Card đồ họa: NVIDIA GeForce GTX 1050 4GB GDDR5 + Intel HD Graphics 620
  • RAM: 4GB
  • Ổ cứng: HDD 1TB 5400rpm + 128GB SSD M.2 SATA
  • Cổng kết nối: USB 2.0, USB 3.0, HDMI, LAN
  • Pin: Li-ion 52 WHrs 4465 mAh

Dell Inspiron i5577

Laptop Dell Inspiron i5577

  • Bộ vi xử lý CPU: Intel Core i7 thế hệ 7 KabyLake
  • RAM: 16GB
  • Màn hình: 15.6 inch Anti Glare Full HD 1920 x 1080 
  • Card đồ họa: NVIDIA GeForce GTX 1050 
  • Cổng kết nối: USB 3.0 with PowerShare, USB 3.0, HDMI v1.4, Combination headphone/ microphone jack, Lock Slot,...
  • Pin: 74000 mWh

Dell Precision M6800

Laptop Dell Precision M6800

  • CPU:  Intel Core i7 4800MQ [8x2.7GHz, 8M Cache] 
  • Màn hình: 17.3"  Full HD [1920 x 1080] UltraSharp
  • RAM: 16GB
  • Ổ cứng: 512GB SSD
  • Cổng kết nối: 4 USB 3.0, 1 esata, 1 HD Port, 1 HDMI, 1 VGA Port, 1 LAN, 1 Headphone and microphone combo jack, 1 Smart Card Reader
  • Pin: 97 whr 9 Cell

Có thể bạn quan tâm: Có nên mua laptop cũ không? Kinh nghiệm chọn mua laptop cũ là gì?

Như vậy Sửa chữa Laptop 24h .com đã gợi ý cho bạn 5 mẫu laptop dành cho sinh viên kiến trúc phổ biến hiện nay. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với bạn. Nếu bạn vẫn chưa ưng mẫu nào hãy để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ qua số hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Với Desktop: cấu hình mạnh, phù hợp với dân kiến trúc. Nhưng nó không tiện cho việc di chuyển. [Thông thường, khi có máy, đặc biệt là dân kiến trúc, thì nó trở thành người tình của bạn, cũng giống như điện thoại vậy, đi đâu mà không có nó còn nhớ hơn bạn gái [^_*].Với Laptop: yêu cầu về cấu hình mạnh cho dân kiến trúc, đòi hỏi một khoảng đầu tư không nhỏ, nhưng mà đầu tư hôm nay thì sẽ ít lo hơn trong tương lai. Laptop tiện cho việc di chuyển. Tớ ví dụ: Khi bạn làm dự án, phải vùi đầu máy tính mấy ngày liền, đau đầu lắm. Với laptop, bạn có thể ra quán cafe làm, vừa đảm bảo thời gian hoàn thành dự án, vừa thư thái đầu óc, và biết đâu vô tình bạn lại có một ý tưởng độc đáo khi đi ra ngoài. Ngồi trong nhà mãi, không phải là cách hay.Xét một cách cụ thể, theo tớ nên mua Laptop.Xét một cách toàn diện, quyết định cuối cùng thuộc về bạn

Vậy nha, chúc bạn có quyết định tốt.

Năm học mới sắp đến, nhiều bạn sinh viên các trường kiến trúc sau khi có kết quả đỗ vào trường mình theo học, gặp vấn đề phân vân không biết chọn laptop như thế nào cho phù hợp để phục vụ việc học tập. Bài viết sau đây sẽ đưa ra cách chọn laptop cho sinh viên kiến trúc hợp lý, hiệu quả nhất trong tầm giá hợp lý đối với sinh viên.

Đặt vấn đề khó khăn khi lựa chọn laptop cho sinh viên kiến trúc

Đầu tiên chúng ta đặt vấn đề như sau

1 – Học sinh, sinh viên trường kiến trúc là sử dụng các phần mềm: Autocad. Sketchup. Revit. 3dmax để dựng hình. 

2 – Sau đó sẽ sử dụng: Vray. Lumion để render. 

3 – Cuối cùng dùng photoshop để hậu kỳ dàn trang.

=> Kết luận: Để đạt hiệu quả trong các tác vụ chính này thì bạn cần các dòng laptop CẤU HÌNH CAO, TẢN NHIỆT KHỎE.

Vì thế ta có thể bỏ qua ngay các dòng máy mỏng nhẹ. Đi đến lựa chọn các dòng máy dày, nặng, thô và có chút cồng kềnh…

Xem thêm

Đầu tư cho laptop cho sinh viên kiến trúc bao nhiêu là hợp lý

Với kinh nghiệm nhiều năm bán laptop cho sinh viên kỹ thuật của Lê Sơn thì đầu tư một con lap để học kiến trúc từ năm nhất, thì đến năm cuối các bạn sinh viên vẫn sẽ thường mua thêm một bộ PC để bàn hoặc nâng cấp cao hơn. 

Nhiêu bạn sẽ nghĩ là tại sao không mua lap mạnh luôn thì sau không cần lắp ráp máy bàn hay mua chiếc Laptop cấu hình mạnh hơn? Nhưng thực tế thì nó lại hơi khác. Thông thường năm nhất đến năm cuối là 5 năm, một quãng thời gian quá dài cho bất cứ món đồ công nghệ nào. 

Vì dù 2018 bạn đập 1 con lap 50tr đi, thì đến 2023 một cái laptop chỉ với giá khoảng 25tr cũng có thể mạnh hơn con laptop đó của bạn… Và thứ nhất là do “lòng tham” của bạn, thứ hai là công việc của bạn, cần tác vụ mạnh mẽ hơn, dẫn đến việc những khách hàng của Lê Sơn nhiều năm quay lại đổi laptop là thường thấy.

Vậy bài toán hợp lý cho bạn là nếu buộc phải đầu tư laptop từ năm nhất, chúng tôi sẽ đề nghị mức đầu tư là 20-30tr tùy hoàn cảnh gia đình của bạn. [ Nếu bạn có nhiều chi phí hơn, cứ đập lap 50tr không phải nghĩ].

Với mức đầu tư 20-30tr thì kiểu gì bạn cũng có một con máy trạm di động ngon lành thời điểm bạn chọn mua. Nó đủ sức vui chơi và làm việc đến năm 3 [3 năm sau]. Và cũng nâng cấp được nhè nhẹ vài thứ thiết yếu nếu như cần là RAM, Ổ cứng, nhiều con còn đổi màn, nâng card được cơ mà. 

[ Thậm chí có thể hỗ trợ bạn đến tận năm 4 năm 5, đến khi ra trường nếu công việc của bạn không cần nâng cao lên quá nhiều và bạn vẫn chịu đựng được sức mạnh của máy ]

Kết luận: Như những gì đã nói bên trên thì lời khuyên của chúng tôi là thay vì đầu tư 1 con lap hẳn trâu bò 50tr. Hãy chọn một cái lap 25tr, và sau đó 4 năm đầu tư 1 cái máy bàn [PC] hoặc lên đời laptop chắc chắn hiệu quả cao hơn. 

Xem thêm

Các dòng laptop cho sinh viên kiến trúc

Nếu các bạn hay xem các clip trên mạng, thấy kiến trúc sư người ta cầm một cái máy mỏng dính, quẹt quẹt, vẽ vẽ trên màn hình cảm ứng? Đó là ở nước ngoài, đó là với các kiến trúc sư concept, họ chỉ có quẹt quẹt tay… Còn bạn là sinh viên, bạn sẽ phải tự làm từ A đến Z, nên không thể sử dụng các máy tính xách tay mỏng nhẹ, thao tác hoa mỹ như thế được. 

Chúng ta hãy đi vào thực tế:

Lựa chọn mua mới

Có thể lựa chọn các dòng máy gaming của các hãng.

+DELL lựa chọn Inspiron 7xxx, Alienware series. Ví dụ: dell 7588, Alienware 15r

+ LENOVO : lựa chọn Y series: Ví dụ: Y520, Y530.

+ HP: Hiện tại hp mua mới nào quá nổi bật

=> Khi mua các chiếc laptop mới này có ưu thế về bảo hành chính hãng. Cấu hình của nhóm máy này cao nhất trong tầm giá đầu tư, chủng loại mẫu mã đa dạng…. Màn hình, tản nhiệt ở mức khá tốt.

Lựa chọn mua cũ

Hoặc mua các máy gaming cũ như trên, hoặc chọn mua các dòng workstation:

+ DELL:Precision series. Ví dụ: Dell M6800. Dell 7510.

+ HP: Zbook [elitebook] series. Ví dụ: Hp Zbook G3.

+ LENOVO: Lenovo P [W] series. Ví dụ: Lenovo W540, Lenovo P50.

=> Các dòng máy workstation ở VN không phân phối chính hãng, nên các bạn muốn chọn lựa chỉ có thể mua hàng xách tay [Đa số là hàng cũ, hàng ref]. Các dòng máy này có cấu hình cao, tuy không bằng nhóm máy gaming nhưng bù lại màn hình và khả năng tản nhiệt tốt hơn.

Đề xuất cấu hình laptop cho sinh viên kiến trúc

  1. Về CPU: lựa chọn các CPU dòng hiệu năng cao, nhận diện là đằng sau có đuôi H [ví dụ: i5 8300H, i7 7700HQ]. Các CPU này có mức xung cao. số nhân thực lớn. đem tới hiệu quả cao trong các vụ dựng hình, render CPU. 

Tuyệt đối không lựa chọn các dòng CPU đuôi U, dù có là i7 i9 i100 gì đi nữa, có đuôi U bởi hiệu năng không cao.

Nên lựa chọn các CPU đời 6 trở lên, không nên chọn các CPU đời 3, 4 nữa. Ví dụ một con CPU có tên: i7 7700HQ [thì số 7 là số đời CPU]. Tương tự nếu i7 4700HQ [thì số 4 là đời 4].

CÓ ĐIỀU KIỆN HÃY MUA CÁC CPU ĐỜI 8, 9. Dù là i5 đời 8 vẫn mạnh hơn i7 đời 7 [tức là i5 8300 > i7 7700HQ]

Khuyến khích: i5 8300H [rất mạnh và giá phải chăng. Hiệu năng hợp lý nhất trên mức giá đầu tư]

  1. Về RAM: Ram là thứ dễ dàng nâng cấp, chưa đến 5 phút. Vậy nếu trong quá trình lựa chọn máy, nếu kinh tế hạn hẹp, cứ lấy 8Gb RAM [đây là mức tối thiểu mình đề nghị]. Còn nếu hầu bao dư giả, mạnh dạn tán thêm 8gb nữa thành 16Gb.

Với mức 8Gb RAM thì các tác vụ dựng hình những năm đầu hoàn toàn đáp ứng thoải mái, về sau khi đủ lông đủ cánh đủ loại plugin, thì nâng cấp thành 16Gb để làm các file có quy mô lớn hơn.

  1. Về VGA: Phổ biến nhất thị trường là 2 dòng chính là: Quadro và GTX. Quadro thì xuất hiện trên các máy workstation. Còn GTX xuất hiện trên các máy dòng máy Gaming.

+ Đối với VGA quadro: Lựa chọn quadro là lựa chọn đa số, nhưng nếu không đủ tài chính thì có thể lựa chọn card khác rẻ hơn vì hiện tại các phần mềm kiến trúc hỗ trợ nền dx11 cả rồi. Trong khi đó GTX cùng tầm giá kiểu gì cũng cho hiệu năng cao hơn, đặc biệt là khi dung sketchup, lumion, enscape. 

Nhưng nếu bạn thích các máy workstation cũ, hãy chọn các VGA Quadro nào kiến trúc Maxwell trở về sau. Nhận diện như sau: ví dụ quadro m1000m [thì kí tự m đầu tiên có nghĩa là Maxwell] => nên chọn. 

Tương tự nếu thấy một VGA quadro k2100m [thì kí tự k có nghĩa là Kepler, khá cũ] => không chọn. Nên chọn bắt đầu bằng kí tự M [maxwell] hoặc P [pascal]

+ Đối với VGA GTX: Với các dòng VGA này cứ lựa các dòng VGA nào mạnh hơn GTX 1050 2Gb là được. Đừng ham đồ rẻ cũ quá và tiền càng nhiều thì lựa càng mạnh.

Khuyến khích: VGA GTX 1050ti 4Gb

  1. Về ổ cứng: Nếu máy bạn chọn mua không có SSD thì hãy bỏ thêm tiền để nâng SSD cho nó. Dung lượng tối thiểu 120Gb SSD cài win và phần mềm vào đó. Còn cần thì có thể mua ổ cứng di động, không sao cả. 

+ Màn hình, lựa chọn trên 14inch, tức là từ 15 inch đổ lên đấy Yêu cầu đơn giản là độ phân giải Full HD [1920×1080]. Tấm nền IPS.

+ Bàn phím: Với dân kiến trúc thì không cần quá tốt đủ gõ là được

+ Vỏ máy: Tùy tầm tiền, vỏ hợp kim sẽ đắt và bền hơn vỏ nhựa. Nhưng vỏ nhựa lại nhẹ hơn một chút.

+ Tản nhiệt: Cứ lựa chọn các dòng máy Gaming hoặc Workstation. Bởi từ thời điểm 2019 này các dòng này kiểu gì cũng 2 quạt tản nhiệt, 2 3 ống đồng, heatsink dày cộm thoải mái mà render

TUYỆT ĐỐI: TRÁNH XA CÁC MÁY MỎNG NHẸ.

.Đó là những gì laptop Lê Sơn muốn chia sẻ để các bạn tự chọn máy cho hợp lý:

Video liên quan

Chủ Đề