Học lực khá có được giấy khen không

Theo dự thảo thông tư đang được Bộ GDĐT lấy ý kiến góp ý, các trường sẽ chỉ tặng giấy khen cuối năm cho trẻ có học lực giỏi trở lên, học sinh khá không có giấy khen.

Ảnh minh họa.


Trong dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông mà Bộ GD&ĐT đang xin ý kiến dư luận, có 4 hình thức khen thưởng được đưa ra gồm: Tuyên dương trước lớp, tuyên dương trước toàn trường, tặng giấy khen và các hình thức tuyên dương, khen thưởng khác phù hợp với mục đích và nguyên tắc khen thưởng học sinh.

Điểm mới trong dự thảo này là nhà trường chỉ xem xét tặng giấy khen cho học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện [đối với cấp tiểu học], đạt danh hiệu Học sinh giỏi [đối với cấp THCS, THPT]; có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc năng lực phẩm chất; có nhiều đóng góp cho tập thể lớp, nhà trường và công tác Đoàn, Đội, được giáo viên chủ nhiệm giới thiệu và tập thể lớp công nhận.

Điều đó có nghĩa là học sinh có học lực khá sẽ không được tặng giấy khen cuối năm. Quy định mới này nhằm mục đích giảm số lượng giấy khen, tránh tình trạng khen tràn lan như nước đây.

Lý giải về thay đổi này, ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết, mục đích của việc khen thưởng là thúc đẩy học sinh phấn đấu vươn lên, noi theo những tấm gương tốt để tu dưỡng, rèn luyện bản thân. Điều này nhấn mạnh tính tự giáo dục, tự hoàn thiện của học sinh.

"Hiện có nhiều trường tặng giấy khen tràn lan cho cả học sinh khá và giỏi, dẫn đến học sinh không còn có động lực, người được khen cũng cảm thấy bình thường. Điều này không đáp ứng được mục đích, yêu cầu của công tác khen thưởng", ông Linh nói.

Bên cạnh đó, những học sinh có thành tích đột xuất như giúp đỡ bạn khó khăn, nhặt được của rơi trả người đánh mất, cứu bạn đuối nước, hiệu trưởng nhà trường cần xem xét tuyên dương trước trường, tặng thư khen, phần thưởng hoặc các hình thức khác phù hợp.

Ngoài ra, tùy điều kiện của trường, hiệu trưởng có quyền quyết định, sáng tạo, linh hoạt hình thức khen thưởng như tặng vở, sách, truyện cho học sinh. Các hình thức khen được nhà trường thống nhất với giáo viên, ban đại diện phụ huynh và học sinh để tổ chức cho thực chất. "Những đơn vị tổ chức khen thưởng hào nhoáng nhưng không đảm bảo mục tiêu giáo dục phải bị phê phán", ông Linh nhấn mạnh.

PGS Nguyễn Hồng Thuận, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học [Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam] cho rằng, giáo viên nên tăng cường việc khen thưởng học sinh trước tập thể để động viên các em cố gắng. Việc khen thưởng phải kịp thời, sẽ có ý nghĩa nhiều hơn là để cuối kỳ, cuối năm mới khen thưởng.

Dự thảo thông tư khen thưởng và kỷ luật học sinh cũng nêu rõ, học sinh và phụ huynh có quyền khiếu nại lên hiệu trưởng khi thấy không được khen thưởng thỏa đáng. Nếu nhà trường đã xem xét lại mà vẫn chưa thấy thỏa đáng, học sinh và phụ huynh có thể khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Theo vtc.vn

Ngày hỏi:07/10/2022

Học sinh cấp 3 có học lực khá, hạnh kiểm trung bình thì có được khen thưởng học sinh tiên tiến hay không? Tiêu chuẩn xếp loại học lực khá đối với học sinh cấp 3? Chào anh chị, cho em hỏi em dang là học sinh cấp 3, được xếp loại học lực khá và hạnh kiểm trung bình thì có được khen thưởng học sinh tiên tiến hay không? Nhờ anh chị tư vấn. Cảm ơn anh chị. 

  • Tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:

    Điều 18. Xét công nhận danh hiệu học sinh1. Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.

    2. Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.

    3. Học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện được Hiệu trưởng tặng giấy khen.

Căn cứ theo quy định hiện hành, trường hợp bạn có học lực khá, hạnh kiểm trung bình thì sẽ không được công nhận danh hiệu học sinh tiên tiến.

Tiêu chuẩn xếp loại học lực khá đối với học sinh cấp 3?

Tại Khoản 2 Điều 13 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại học lực khá như sau:

a] Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;

b] Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;

c] Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành, để được xếp loại học lực khá thì cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định như trên.

Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Sắp kết thúc năm học 2021 - 2022 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 2 và 6, Bộ GD-ĐT đã có nhiều thông tư, công văn hướng dẫn thực hiện kế hoạch giảng dạy phù hợp trong tình hình mới. Một trong những văn bản hướng dẫn của Bộ được dư luận xã hội quan tâm là Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.

Chỉ khen thưởng học sinh xuất sắc, giỏi

Theo ý kiến của nhiều thầy cô, Thông tư 22 có nhiều điểm mới tích cực, nhân văn trong việc đánh giá xếp loại học sinh [HS]. Đó là bỏ cách tính điểm trung bình các môn học; không còn xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu; học lực khá, trung bình, yếu, kém; bỏ danh hiệu HS tiến tiến, chỉ khen thưởng HS xuất sắc, HS giỏi.

Học sinh lớp 6 được đánh giá, nhận xét theo Thông tư 22. Điều này phần nào hạn chế lạm phát giấy khen

Theo Thông tư 22, chỉ khen thưởng danh hiệu "HS xuất sắc, HS giỏi”. Danh hiệu “HS xuất sắc" đối với những HS có kết quả rèn luyện, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức tốt và có ít nhất 6 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn đạt từ 9 trở lên. Danh hiệu "HS giỏi" tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét ở mức đạt, các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số điểm trung bình học kỳ và trung bình năm từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn học có điểm trung bình đạt từ 8 trở lên.

Như vậy, theo Thông tư 22, tất cả các môn học đều công bằng như nhau, không còn phụ thuộc vào điểm môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ; không còn “môn chính, môn phụ” trong đánh giá, xếp loại HS nữa, bởi các môn đều có giá trị như nhau. Theo nhiều thầy cô, đây là điểm mới tích cực rất đáng ghi nhận giúp HS thay đổi ý thức học tập, việc coi các môn như nhau trong đánh giá HS sẽ giúp hạn chế tư tưởng môn chính phụ, từ đó giảm thiểu việc học lệch.

Không còn nhiều giấy khen

Ngoài ra, Thông tư 22 với cách tính điểm trung bình môn đã hạn chế phần nào việc lạm phát giấy khen cho HS. Để đạt danh hiệu HS xuất sắc, HS giỏi, các em phải nỗ lực cố gắng nhiều hơn. Nhiều thầy cô đánh giá Thông tư 22 có nhiều điểm tiến bộ, khen đúng, trúng, công bằng và để đạt danh hiệu HS xuất sắc, giỏi phải nỗ lực học đều tất cả các môn, rất khác so với Thông tư 26, 58.

\n

Ngoài ra, Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 30 của Bộ GD-ĐT còn quy định rõ: Đánh giá vì sự tiến bộ của HS; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không cứ phải khen bằng giấy khen mà còn có nhiều cách khác, như: Khen bằng lời khích lệ, khen bằng biểu dương trên lớp...”.

Là giáo viên dạy môn lịch sử và GDCD, tôi thật sự cảm thấy vui vì từ ngày xóa bỏ quan niệm giáo viên dạy môn chính - phụ trong thực tế và ngay cả trong suy nghĩ lâu nay của phụ huynh, HS, đem lại sự công bằng trong đánh giá các môn học, đánh giá đúng năng lực HS. Nhiều thầy cô nói vui: “Với Thông tư 22, Bộ GD-ĐT đã trả lại tên cho em” cho thầy cô dạy môn sử, địa, GDCD…

Tuy nhiên triệt để hơn, không còn có sự phân biệt môn chính - phụ, thiết nghĩ Bộ GD-ĐT nên quy định thêm trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập hằng năm các địa phương nên chọn bất kỳ môn nào trong các môn học ở cấp THCS đánh giá bằng điểm số, không chỉ chọn thi tuyển thường là 3 môn: toán, ngữ văn, ngoại ngữ như lâu nay sẽ hạn chế tình trạng học lệch môn hiện nay ở cấp THCS.

Hiện tại Thông tư 22 chỉ áp dụng đối với lớp 6 trong năm học 2021 - 2022, còn các lớp từ 7 đến 12 vẫn áp dụng Thông tư 26. Như vậy có thể thấy ở bậc trung học vẫn áp dụng song song cùng lúc hai Thông tư 22 và 26. Bộ GD-ĐT cần xem xét, thiết nghĩ nên chỉ thực hiện Thông tư 22, vì có nhiều điểm mới tiến bộ, khoa học, nhân văn hơn Thông tư 26.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề