Học sinh chuyên toán tiếng anh là gì

NHỚ VỀ KHỐI CHUYÊN TOÁN NGÀY ẤY

Lớp Chuyên Toán Khoá 4, ĐHSPHN

Thế mà đã thấm thoát năm mươi năm ngày thành lập Khối Phổ thông Chuyên Toán, tiền thân của Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội ngày nay. Khối Phổ thông Chuyên Toán khi ấy là một mái trường đặc biệt, không trú ngụ ở một nơi cụ thể mà như cánh chim “di trú” nhiều nơi trên vùng đồng bằng Bắc Bộ, được những làng quê, những cánh đồng, những con sông, rặng núi ôm ấp, cưu mang. Đó cũng là một mái trường với các thày cô của Khối Chuyên Toán thuở ấy luôn coi học sinh như con em mình, với các lớp học sinh ngày ấy chơi với nhau như các chàng pháo thủ ngự lâm “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Mái trường ấy luôn còn mãi trong tâm tưởng chúng tôi.

Cho tới tận hôm nay, chúng tôi, các học sinh Khóa 4 của Khối, vẫn luôn nhớ về những thày cô đã dạy mình thuở thơ ấu mười mấy tuổi đầu, dạy bảo chúng tôi được nhiều kiến thức quý báu, được nhiều điều hay lẽ phải. Khi suy nghĩ nhớ về các thày dạy Toán, chúng tôi luôn tâm niệm rằng: những cái mà chúng tôi đạt được ít nhiều sau này trong cuộc sống và nghề nghiệp của mình là nhờ vào niềm say mê Toán học, phương pháp làm việc với các bài toán, cách thức thao tác tư duy, cách trình bày, kỹ năng tính toán mà các thày cô chăm chút rèn rũa. Chương trình môn Toán của Khối Chuyên lúc đó có lẽ rất cô đọng, vừa sức chúng tôi. Các thày còn dịch các đề toán hay trong các sách và tạp chí tham khảo nước ngoài (chủ yếu là tiếng Nga, tiếng Pháp, như tạp chí Toán học trong nhà trường, tạp chí Lượng tử …) cho chúng tôi thử sức. Các thày đều đúng là các nhà sư phạm tài tình, từng bước khơi gợi và dẫn dắt chúng tôi trên con đường học Toán. Đôi khi bây giờ khi nhớ lại một cách có phê phán, chúng tôi vẫn chẳng tìm thấy được cái gì đó là chưa được như ý trong cách dạy của các thày Lê Đình Phi, Nguyễn Quốc Uy, Nguyễn Công Quỳ, Ngô Xuân Sơn, là các thày dạy trực tiếp chúng tôi. Mỗi thày đều truyền đạt cho chúng tôi những cái có ích nhất, biết tự phát triển các kỹ năng, biết kiên trì, biết sáng tạo, biết cái hay cái đẹp của Toán học trong cuộc sống. Bây giờ một số bạn trong lớp chúng tôi cũng là người thày, mới thấy để làm được điều đó thật không dễ dàng chút nào.

Các thày cô dạy các môn khác cũng giúp chúng tôi nhiều trong từng bước trưởng thành của mình, chắc bây giờ có đi học lại chúng tôi cũng chọn các thày cô đó thôi. Đó là thày Dương Ngọc Anh dạy Lý, thày Nguyễn An Nghi dạy Hoá, thày Vũ Tráng dạy Sinh, thày Lâm Mai Sơn dạy Sử, cô Tạ Bảo Kim dạy Địa, thày Nguyễn Cao Sơn và cô Bạch Kim Dung dạy Văn, cô Lê Bích Loan dạy Giáo dục công dân, cô Vũ Thị Thao dạy tiếng Nga … Chúng tôi say mê học Toán, nhưng cũng thích học tất cả các môn khác và kết quả học tập cũng không tồi chút nào. Tuy điểm tổng kết các môn của chúng tôi cũng không cao lắm do các thày cô đều đánh giá học sinh rất nghiêm khắc, nhưng trong các kỳ thi tốt nghiệp hay vào đại học chúng tôi đều đạt số điểm rất cao. Cho tới bây giờ chúng tôi vẫn thấy như còn quanh đâu đây các buổi học của các thày cô, các buổi tự làm thí nghiệm Lý, thí nghiệm Sinh, các bài dịch tiếng Nga … đầy thú vị. Trong lớp chúng tôi có nhiều học sinh rất thích môn Văn do thày Sơn và cô Dung dạy. Học sinh Khối Chuyên Toán cũng rất yêu thích văn, một môn học nuôi dưỡng tâm hồn và nghị lực con người, nuôi dưỡng tình yêu trong sáng và một ý thức mãnh liệt mình là người con đất Việt. Chắc lúc đó cũng nhiều khó khăn lắm, nhưng chúng tôi vẫn được đào tạo rất tốt, được các thày quan tâm như người ruột thịt, lúc đi sơ tán, lúc đào hầm trú ẩn tránh máy bay Mỹ, lúc xuất quân đi thi các kỳ thi. Thành tích các khoá đầu tiên của Khối Chuyên Toán ĐHSPHN bao giờ cũng vào loại nhất khi so với các khối chuyên toán khác trên miền Bắc lúc bấy giờ. Riêng Khóa 4 (với sự tham gia của Trần Thái Sơn, K5), trong kỳ thi học sinh giỏi Toán toàn Miền Bắc năm học 1971-1972 đã mang về cho Khối Giải Nhất đồng đội. Đây là kỳ thi cao nhất chọn học sinh giỏi Toán lúc đó, mãi tới hai năm sau, chúng ta mới cử đoàn học sinh đầu tiên đi dự thi Olympic Toán Quốc tế (IMO).

Các bạn trong cùng lớp chúng tôi: Đoàn Công, Hồ Hữu Việt, Phạm Thị Thu Hà, Phan Trung Huy, Nguyễn Đức Huy, Đinh Xuân Hương, Đặng Đình Lăng, Vũ Ngọc Liên, Nguyễn Bạt Sơn, Nguyễn Hải Thanh, Quản Đình Thạo, Huỳnh Văn Thôn, Đinh Trọng Thuần, rất thân thiết với nhau, học tập bàn luận sôi nổi, đá bóng, đi bơi sông (tất nhiên là chỉ đám con trai thôi) và nhiều trò nghịch ngợm khác cũng khá tốt. Về đá bóng, ngay từ khi lớp 8 (lúc đó là hệ phổ thông 10 năm) K4 chúng tôi đã là “nòng cột” của đội tuyển bóng đá của Khối, tuy bé nhưng vẫn là nòng cột. Đây là một đội tuyển có tiếng tăm để lại trong các cuộc thi đấu và giao lưu lúc đóvới các đội bóng trong Khoa Toán và trong Trường ĐHSPHN, kể cả với Khối Chuyên Toán A0 của Trường Đại học Tổng hợp. Hay như chuyện đi bơi sông, mặc dù bị cấm, vài thành viên ưa thích thể thao sông nước do cán bộ lớp cầm đầu vẫn trốn các thày bơi vượt sông Đáy mùa nước lũ. Các thày cũng biết, nhưng “giơ cao đánh khẽ” nên cũng không kỷ luật gì. Đi bơi sông nhiều khi cánh con trai cũng có sản phẩm mang về là một ít trai hến mò được để nấu nồi cháo “nhớ đời” cả lớp xì xụp ngon lành. Hai bạn nữ trong lớp là bạn Hà và bạn Liên rất tình cảm và hay chăm chút cho cánh nam cùng lớp, ví dụ như ai có cái khuy hay đường chỉ tuột là các bạn giúp ngay để đưa về “trạng thái ban đầu”. Đỗ Bá Khang, bạn học cùng lớp chúng tôi một thời gian đầu lớp 8 và sau chuyển về Lớp Chuyên Toán của Trường Chu Văn An, chắc vì còn tiếc nuối, gắn bó với lớp quá nên sau này đã trở thành “phu quân” của bạn Thu Hà.

Các anh các lớp trên luôn cho chúng tôi ấn tượng cởi mở, học giỏi và cả hát hay nữa (như anh Điển, anh Vân, anh Mẫn, anh Minh …). Chúng tôi cũng quan hệ rất thân tình với các bạn lớp dưới như Luận, Tuyết, Thái Sơn, Thái, Kỳ, Tuấn, Bình và còn nhiều bạn khác. Khi bước vào các kỳ thi cuối cấp, K4 chúng tôi luôn được các thày ưu tiên không phải đi đào hầm tránh máy bay, công việc này do K5 với lớp trưởng Trần Luận đảm nhiệm. Nói chung các lớp của cả khối luôn giúp đỡ nhau, chia sẻ tình thân trong cuộc sống. Sau khi tốt nghiệp THPT, lớp chúng tôi có 6 bạn đi học đại học ở các nước Đông Âu, 5 bạn vào học Khoa Toán, ĐHSPHN, 2 bạn vào bộ đội là Công và Thuần qua một thời gian chiến trường cũng đã được chuyển sang học đại học ở Liên Xô năm 1973. Chắc chắn đã là học sinh tốt nghiệp Khối Chuyên Toán, ĐHSPHN, thì học đại học ở đâu cũng học tốt cả, dù là tại các đại học hàng đầu thế giới (nơi các điều kiện học tập rất tốt) hay các đại học hàng đầu trong nước (nơi còn nhiều gian khó trong các năm 70 thế kỷ trước).

Bây giờ nhiều người trong Khoá 4 chúng tôi vẫn thường gặp nhau (cả trong đời thường và cả trên mạng). Các bạn trong lớp chúng tôi sau này mỗi người một công việc, đa số đều đã đi học ngành Toán, nhưng hiện nay còn lại trong lĩnh vực này thì không nhiều. Các “đồng chí cán bộ lớp” ngày đó Đoàn Công, Hồ Hữu Việt giờ đây đều là các nhà doanh nghiệp thành đạt, chắc cũng có nhờ vào các suy luận lô gic hệ thống mà chặt chẽ, các thao tác tư duy kiểu tương tự hóa, đặc biệt hoá và tổng quát hoá. Một số bạn theo đuổi ước mơ làm nghề giáo của mình sau này cũng đã được toại nguyện như Nguyễn Hải Thanh, Phan Trung Huy (đã mất 2014), Đặng Đình Lăng, Quản Đình Thạo, Vũ Ngọc Liên. Một số bạn làm việc trong các lĩnh vực khác cũng đạt được nhiều thành công. Tới lúc này, khi mái tóc đã “pha sương”, chúng tôi vẫn luôn tự hào và cảm ơn cuộc sống vì đã được là học sinh Khối Chuyên Toán, ĐHSPHN vào một thời gian tràn đầy kỷ niệm của những năm tháng “một thời đạn bom, một thời hòa bình” 1969-1972. Dù có đi bốn phương trời, chúng tôi vẫn luôn nhớ về Khối Chuyên Toán.

Học sinh trường chuyên tiếng Anh là gì?

- specialized school (trường chuyên): What is it like studying in a specialized high school? (Học ở một trường THPT chuyên thì có cảm giác như thế nào?)

Môn chuyên ngành tiếng Anh là gì?

- specialized class (lớp chuyên ngành): Specialized classes will give you a more hands-on view of the concepts covered in the introductory class. (Các lớp chuyên ngành sẽ giúp bạn có một cái nhìn thực tiễn hơn về các khái niệm được đề cập trong lớp đại cương.)

Chuyển tin trong tiếng Anh là gì?

Trong chương trình giáo dục của Việt Nam, một số loại lớp chuyên (honors class) thường gặp là: lớp chuyên Toán (math honors class), lớp chuyên lý (physics honors class), lớp chuyên Hóa (chemistry honors class), lớp chuyên ngoại ngữ (foreign language honors class), lớp chuyên Tin (informatics honors class)...

Gifted class là gì?

Chương trình giáo dục năng khiếu (Gifted Education Programme (GEP)) là một chương trình tuyển chọn học thuật cạnh tranh cao ở Singapore, xác định top 1% học sinh trong mỗi năm học với năng lực tư duy cao nhất. Bài kiểm tra bao gồm ngôn ngữ, toán học và tư duy không gian (có 2 vòng kiểm tra).