Học sinh có tình cảm với giáo viên

Giáo viên có được phép nhắn tin quan tâm tình cảm với học sinh. Nhắn tin với học sinh có phạm tội?

Giáo viên có được phép nhắn tin quan tâm tình cảm với học sinh. Nhắn tin với học sinh có phạm tội? 

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư: Luật sư cho tôi hỏi: Tôi là một giáo viên hay gần gũi học sinh, tôi có nhắn tin qua lại với học sinh với mục đích 2 thầy trò đùa giỡn cho vui. Trong tin nhắn có tin nhắn yêu thương nhưng tôi và học trò chưa bao giờ đi chơi hay làm những việc vi phạm đạo đức. Vậy xin hỏi tôi có bị phạm tội không, nếu gia đình căn cứ trên tin nhắn khởi kiện tôi? Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ Điều 5 Thông tư 40/2015/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chẩn chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong của giáo viên như sau:

Phẩm chất chính trị

+ Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

+ Thường xuyên học tập nâng cao nhận thức chính trị;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp;

Xem thêm: Mức hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy

+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

– Đạo đức nghề nghiệp

+ Yêu nghề, tâm huyết với nghề; có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp;

+ Tận tụy với công việc; thương yêu, tôn trọng người học, giúp người học khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của người học;

+ Công bằng trong giảng dạy, giáo dục; khách quan trong đánh giá năng lực của người học;

+ Thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, cơ sở, ngành; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, chống bệnh thành tích; phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc.

– Lối sống, tác phong

+ Có lý tưởng, có mục đích, ý chí vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;

Xem thêm: Quy định về định mức số tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở

+ Có lối sống lành mạnh, khiêm tốn, gần gũi, chan hòa với đồng nghiệp; có thái độ ủng hộ, khuyến khích lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ;

+ Tác phong làm việc khoa học; trang phục khi thực hiện nhiệm vụ giản dị, lịch sự; có thái độ văn minh, lịch sự, đúng mực trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học, với phụ huynh người học và nhân dân; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo;

+ Xây dựng gia đình văn hoá; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, phải xem xét đến đến nội dung tin nhắn và năng lực hành vi của học sinh của mình.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Đối với vấn đề có phạm tội hay không thì theo như thông tin bạn xác định, bạn chỉ có hành vi nhắn tin trêu đùa với học sinh của mình và không có hành vi gì khác vi phạm đạo đức thì không cấu thành tội nào theo quy định Bộ luật hình sự 1999 nếu như người nhà bạn học sinh đó không đưa ra căn cứ khác chứng minh rõ ràng hơn. Do vậy, để xác định chính xác, bạn cần cung cấp thông tin về nội dung tin nhắn nói trên.Còn đối với hành vi vi phạm đạo đức, lối sống nhà giáo thì cần xem xét nội dung tin nhắn và sự nhận thức của học sinh đó để xác định.

Tình yêu thương, quý trọng con người trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các tầng lớp nhân dân Việt Nam luôn khắc ghi và thể hiện bằng những hành động cụ thể. Với đội ngũ nữ cán bộ, giáo viên trong tỉnh, luôn coi học sinh như những người con, người em của mình, để dạy dỗ, chăm chút, chỉ bảo không chỉ là kiến thức trong sách vở, mà còn là những kỹ năng sống, để các em ngày càng tiến bộ, trưởng thành hơn.

Cô giáo ân cần chỉ bảo, dạy dỗ học sinh lớp 1 tập viết những nét chữ đầu tiên.Cảm xúc bịn rịn, bỡ ngỡ, lo lắng... trong ngày đầu tiên đi học của các em học sinh lớp 1 giờ đây chỉ còn là những kỷ niệm đẹp. Sự ân cần của cô giáo chủ nhiệm trong việc hướng dẫn từ nội quy trường lớp, làm quen với bạn mới, rồi đánh vần, tập viết, làm toán... đã giúp các em chăm ngoan, học tập và nhanh chóng làm quen với môi trường mới.

Tình cảm gắn bó giữa cô giáo và học sinh tạo nên giờ học chất lượng.Tình yêu thương, quý trọng con người trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn được đội ngũ nhà giáo coi trọng, bởi chính tình cảm gắn bó giữa thầy và trò là điều kiện thuận lợi trong quá trình truyền thụ tri thức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì thế, các cô giáo đã thường xuyên học tập, trau dồi đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ để có những bài giảng hay, hấp dẫn học sinh trong mỗi tiết học; góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.

Cô giáo tặng quà, động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt.Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các cô đã dành sự quan tâm đặc biệt cả về vật chất và tinh thần. Những lời động viên, hay những phần quà được trao tặng giúp các em có thêm niềm tin, động lực để tiếp tục đến trường, phấn đấu vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Tình yêu thương của các cô đã giúp học sinh có động lực để học tốt, rèn luyện tốt.Cùng với nâng cao năng lực sư phạm, các cô giáo đã dành rất nhiều tình yêu thương đối với học trò, với mong muốn đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo ra lớp lớp thế hệ học trò có tri thức và đạo đức trong tương lai./.

Mai Dung [nbtv.vn]

Video liên quan

Chủ Đề