Học trường thiếu sinh quân ra làm gì

[Baonghean.vn]Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: “Chính phủ tiếp tục chính sách tuyển con em đồng bào dân tộc thiểu số vào học các trường Thiếu Sinh quân”.

Vấn đề này ngành chức năng trả lời như sau:

Trường thiếu sinh quân được hình thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã tổ chức đào tạo nhiều thế hệ học sinh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tiễn con lên đường nhập ngũ. Ảnh minh họa: Nguyên Khoa

Thời kỳ đó, do điều kiện của đất nước gặp nhiều khó khăn, hệ thống trường phổ thông, trường dân tộc nội trú tại các địa phương chưa hình thành và phát triển như hiện nay. Vì vậy, việc hình thành các trường thiếu sinh quân đáp ứng một phần nhu cầu học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, đồng bào cả nước nói chung để tạo nguồn tại chỗ, bổ sung kịp thời vào đội ngũ cán bộ cho quân đội là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn.

 Từ năm 2011 đến nay, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về tinh giản biên chế, tổ chức trong Quân đội, Bộ Quốc phòng đã sáp nhập giải thể các trường thiếu sinh quân và ngừng tuyển chọn đào tạo thiếu sinh quân.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục đối với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... hệ thống các trường nội trú đã được Nhà nước đầu tư cả về qui mô, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo viên, nội dung chương trình được đổi mới nên chất lượng giáo dục, đào tạo từng bước được nâng lên, đáp ứng nhu cầu dạy và học cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các tỉnh vùng sâu, vùng xa.

Hiện nay, cả nước có khoảng 300 trường phổ thông Dân tộc nội trú; riêng tỉnh Nghệ An có 10 trường phổ thông Dân tộc nội trú. Như vậy, trước đây một số ít con em đồng bào dân tộc thiểu số được tuyển vào trường thiếu sinh quân theo nhu cầu của Quân đội, thì hiện nay có thể theo học văn hóa tại nhiều trường Dân tộc nội trú trên địa bàn, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn về chính trị, sức khỏe .... đều được làm hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường trong và ngoài Quân đội theo Qui chế tuyển sinh của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Ðào tạo

Việc tuyển chọn con em đồng bào dân tộc thiểu số vào phục vụ Quân đội luôn được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quan tâm và đã chỉ đạo chặt chẽ việc tạo nguồn đào tạo để bổ sung vào đội ngũ cán bộ vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vừa bảo đảm cơ cấu vùng, miền hợp lý, tránh lãng phí nguồn nhân lực.

Động viên tân binh lên đường nhập ngũ. Ảnh minh họa: Nguyên Khoa

 Hằng năm, Bộ Quốc phòng đã căn cứ vào nhu cầu của các đơn vị để xem xét, xác định chỉ tiêu cử tuyển cho các đối tượng vào đào tạo tại các trường theo tỷ lệ phù hợp, bảo đảm cơ cấu đội ngũ cán bộ, ưu tiên cho các đối tượng là con em dân tộc thiểu số và có nhiều giải pháp tích cực ðể thu hút, tạo điều kiện cho thanh niên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khãn, biên giới, hải đảo... được tuyển chọn vào đào tạo để cống hiến và phục vụ lâu dài trong Quân đội.

Đồng thời, trong công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đã ưu tiên tỷ lệ nhất định gọi công dân nhập ngũ là con em đồng bào dân tộc thiểu số, cho phép tuyển những con em có trình độ học vấn tiểu học, không để "xã trắng" trong công tác tuyển quân.

Giờ đọc báo của học sinh trường DTNT Kỳ Sơn, ảnh tư liệu, Phan Toàn

Ngoài ra, các các sở đào tạo trong Quân đội và các trường quân sự địa phương tiếp tục tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ quân sự cơ sở cấp xã, phường; các trường nghề trong Quân đội đã thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ và các đối tượng chính sách xã hội [trong đó, có con em đồng bào dân tộc thiểu số] đã góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

Học sinh trường THPT nội trú Tương Dương 1. Ảnh minh họa

Như vậy, nguồn tuyển chọn con em đồng bào dân tộc thiểu số từ học sinh tốt nghiệp các trường Dân tộc nội trú vào phục vụ trong Quân đội, bằng nhiều hình thức, như: Tuyển sinh quân sự hằng năm vào các trường sĩ quan, trường cao đẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng; xét tuyển, cử tuyển theo quy định của Chính phủ; tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hằng năm. Những năm gần đây, việc tuyển chọn con em từ các trường Dân tộc nội trú vào phục vụ trong Quân đội vừa đảm bảo công bằng vừa nâng cao chất lượng.

PV [TH]

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc

Quá trình hình thành và phát triển Uỷ ban Dân tộc Thủ trưởng các cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Dân tộc Danh bạ điện thoại Ủy ban Dân tộc Ban Dân tộc các tỉnh

Hoạt động của UBDT

Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử Thông tin chỉ đạo, điều hành Lịch làm việc của lãnh đạo 65 năm Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011

Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa

Khóa XI Khóa XII

Các Dân tộc Việt Nam

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc

Các Báo và Tạp chí tham gia tuyên truyền cho công tác dân tộc Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5 Hệ phát thanh tiếng dân tộc - VOV4 Truyền hình tiếng Khmer Các chương trình và dự án đã phê duyệt

Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

Trường thiếu sinh quân dân tộc quân khu V nơi "ươm mầm" sĩ quan quân đội

21/08/2009

Những sĩ quan Quân đội tương lai của đất nước trong giờ học

Nằm cạnh sân bay Pleiku [TP. Pleiku, Gia Lai], Trường Thiếu sinh quân dân tộc Quân khu V được thành lập nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ để phục vụ cho cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc vào năm 1979. Sau chiến tranh, Nhà trường lại tiếp tục gánh vác thêm một sứ mệnh mới: “Tiếp nhận, nuôi dưỡng, giáo dục Thiếu sinh quân” là con em đồng bào DTTS trên địa bàn Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung.

Miền đất lắm... nhọc nhằn

Việc tiếp nhận, đào tạo, nuôi dưỡng thiếu sinh quân khóa đầu tiên được nhà trường thực hiện từ cuối năm 1985. Mặc dù đã trải qua 6 năm làm nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành quân sự, bổ túc văn hóa, thế nhưng khi tiếp nhận khóa thiếu sinh quân này, nhà trường đã gặp phải không ít những khó khăn, thách thức mới. Bởi, 141 học viên thiếu sinh quân ở đây là con em của 28 DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng còn rất nhiều khó khăn trên địa bàn 12 tỉnh trực thuộc Quân khu V. Mỗi một học sinh đều có phong tục, tập quán và tiếng nói riêng của dân tộc mình, các em vẫn còn rất xa lạ với cuộc sống tập trung dưới mái trường Quân khu. Hầu hết các em có độ tuổi từ 10 đến 15. Khi bước chân vào trường, các em mới chỉ được làm quen với cái nỏ, cái rựa, cái gùi và những con đường lên nương lên rẫy... Nhiều em vẫn chưa nói được tiếng Kinh, trình độ học vấn mới chỉ mấp mé từ “vạch xuất phát”. Do đó mà ngoài nhiệm vụ là đào tạo văn hóa, các cán bộ, giáo viên nơi đây còn phải đảm đương trách nhiệm của một người làm cha, làm mẹ để chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ các em nên người.

Tâm sự với chúng tôi, Đại tá Lê Huy Quảng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trong 10 năm từ 1985 đến 1995, nhà trường rất vất vả, vì thiếu sinh quân được nhận vào là những học sinh ở bậc tiểu học, nhiều em mới chỉ ở trình độ “A, B, C”. Sau giờ học trên lớp, nhà trường phải bố trí những giáo viên và cán bộ khung biết tiếng đồng bào để kèm cặp, chỉ dạy cho các em từ cách đánh vần cho đến cách viết từng con chữ; thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu, sinh hoạt để các em tiếp cận nhiều hơn với tiếng phổ thông. Vì các em còn quá nhỏ, chưa quen với cuộc sống mới nên rất hay khóc vì nhớ nhà, nhớ bố mẹ. Do vậy, hằng đêm những cán bộ khung và giáo viên phải trực tiếp đến dỗ dành, động viên, an ủi, rồi tắm rửa và đưa các em về phòng để cùng ngủ chung”.

Đối với học sinh Trường Thiếu sinh quân, ngoài việc học văn hóa theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các em còn phải thực hiện một số nội quy của một đơn vị quân đội. Bên cạnh đó, các em còn phải tăng gia sản xuất theo định mức phù hợp với từng độ tuổi. Những học sinh dưới 16 tuổi phải đảm bảo được 6kg rau/tháng, từ 16 tuổi trở lên thì phải 12kg/tháng. Để làm được việc này với các em cũng không phải chuyện dễ. Cán bộ khung phải chỉ dẫn rồi phải làm mẫu để các em biết mà làm theo...

Tỏa sáng khắp vùng biên cương

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã có 25 năm chuyên làm công tác tiếp nhận, đào tạo, nuôi dưỡng thiếu sinh quân. Từ việc tiếp nhận học sinh bậc tiểu học, rồi THCS và đến THPT là cả một chặng đường đầy gian lao, thách thức đối với những thầy giáo mang quân hàm trên một mặt trận mới. Trong 30 năm ấy, đã có 41 khóa thiếu sinh quân với 2.866 học sinh là con em của 34 dân tộc đã được nuôi dưỡng và đào tạo. Nhiều thiếu sinh quân của trường nay đã trưởng thành và đang giữ những cương vị quan trọng cả trong và ngoài Quân đội.

Ngoài ra, nhà trường còn đào tạo về chuyên môn quân sự, bổ túc văn hóa cho hàng chục ngàn học viên là các Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng, trợ lý huyện đội, đại đội. Trong số đó có người nay đã là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy... Là một trong những học viên khóa bổ túc đầu tiên của trường, Đại tá Mẫu Quốc Đượng, nay đã là Phó hiệu trưởng Nhà trường nói: “Tôi về đây học khi trường mới được thành lập và còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên và cả học viên chúng tôi đều phải cùng nhau xây dựng cơ sở vật chất để có chỗ ăn, chỗ học. Hồi đó, lương thực còn thiếu rất nhiều. Chúng tôi phải ăn hạt bo bo, khoai mì... để có sức mà lao động và học tập”.

Cho đến nay, cơ sở vật chất của trường đã được Nhà nước đầu tư xây dựng khang trang. Những sĩ quan tương lai của Quân đội nhân dân Việt Nam đang được nuôi dưỡng và đào tạo dưới mái trường này không những chỉ được phục vụ cái ăn cái mặc, mà còn được trợ cấp hằng tháng như một chiến sĩ. Cũng từ nơi này, đã có hàng ngàn con em đồng bào các DTTS ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã được nuôi dưỡng, lớn lên và trưởng thành trong Quân đội. Nhà trường có quyền tự hào bởi, đây là nơi đào tạo nguồn nhân lực cán bộ quân sự, góp phần “ươm mầm” cho những sĩ quan quân đội tương lai của đất nước.

Tiến Thành

[ Quay lại ]
Các tin khác
  • Gặp lại người cựu thanh niên xung phong trên sông Nhật Lệ [08/2009]
  • THÔNG BÁO

    Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc [Xem nội dung chi tiết tại đây]

    Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

    TÌM NHANH

    TIN MỚI CẬP NHẬT

    Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

    9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

    Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

    Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

    Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

    THÔNG TIN NỘI BỘ

    DB điện thoại nội bộ
    Danh sách cán bộ UB
    Thư viện điện tử
    CD 60 năm công tác DT
    CEMA trên đĩa CDROM
    CD đào tạo CNTT - CT135
    CEMA trên UNDP
    Năm quốc tế về miền núi

    THÀNH VIÊN
    Người online:
    Khách:
    Thành viên:
    Tổng số: 0
    Số người truy cập: 66,113,290

    Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
    Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
    Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
    Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
    Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs

    Video liên quan

    Chủ Đề