Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ

Gỗ hương là loại gỗ quý, có mùi thơm trong quá trình sử dụng. Gỗ có màu nâu hồng khi đã được đưa vào sử dụng theo thời gian: vân đẹp, thớ gỗ lại rất nhỏ. Bản chất của gỗ hương là rất cứng, rắn, chắc. Cầm thanh gỗ hương ta thấy thanh gỗ rất khô và cứng cáp chắc và nặng, khi ngửi có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu.

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Gỗ hương

Một cách nữa thường dùng để nhận biết gỗ hương là ngâm vào nước, vì khi ngâm gỗ hương vào nước thì nước ngâm sẽ chuyển dần từ màu trắng trong sang màu xanh nước chè.

Gỗ mun

Gỗ mun là loại gỗ hiếm nằm trong sách đỏ của Việt Nam có màu đen được khai thác từ loại cây mun. Đặc điểm của loại gỗ này là ngoài việc có màu đen thì nó khá đặc nên có thể chìm trong nước vì thế không thể thả trôi sông và cấu trúc của nó sẽ làm bề mặt trở nên rất mịn khi được đánh bóng đều khiến cho loại gỗ này trở nên rất có giá trị trong việc làm các sản phẩm mỹ nghệ cao cấp bằng gỗ.

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Gỗ mun

Các loại gỗ mun đều có ưu điểm chung là không bị mục hay mối mọt, có độ bền cao trước mọi điều kiện tự nhiên. Đồng thời, gỗ mun không bị cong vênh hay gẫy vì loại gỗ này rất chắc, khó bị xây xước và càng sử dụng lâu thì gỗ càng bóng. Với những đặc tính này, các sản phẩm làm từ gỗ mun sẽ có giá trị sử dụng cực kì bền, có khi lên tới vài chục năm, thậm chí trăm năm.

Gỗ gụ

Gỗ gụ là loại gỗ tốt được xếp vào nhóm gỗ quý tại Việt Nam, gỗ gụ có màu vàng nhạt, hay vàng trắng, để lâu sẽ chuyển sang màu nâu thẫm. Gỗ gụ có thớ thẳng, vân mịn và đẹp, tuy nhiên vân gỗ gụ có hình dáng như hoa, đa dạng và rất đẹp. Để nhận biết gỗ gụ ta đưa lên mũi ngửi thấy có mùi chua nhưng không hăng. Khi đánh bóng bằng vecni gỗ gụ sẽ lên màu nâu đậm, hoặc mầu nâu đỏ.

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Gỗ gụ

Chất lượng gỗ rất tốt, không bị mối mọt, mục, thân cây thẳng, dài, ít nhánh nên rất được ưa chuộng làm các đồ nội thất lớn và cao cấp.

Gỗ sưa

Gỗ sưa hay còn gọi là trắc thối (quả có mùi thối), huê mộc vàng, huỳnh đàn. Có ba loại gỗ sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen. Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là sưa đỏ, sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm, là vật liệu cho nội thất gỗ quý.

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Gỗ sưa

Gỗ sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp. Gỗ sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng, có mùi thơm mát thoảng hương trầm, khi đốt tàn có màu trắng đục. Gỗ màu đỏ giống màu đỏ bã trầu, gỗ để lâu phủ bụi có thể xuống màu song dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu lại sáng đỏ.

Gỗ xoan đào

Gỗ xoan đào có màu cánh gián đặc trưng, đường vân rõ nét, bề mặt gỗ mịn rất phù hợp mới những không gian nội thất ngày nay. Thuộc loại gỗ nhẹ nhưng sau quá trình tẩm sấy kỹ càng gỗ có độ cứng rất tốt, khả năng chịu nhiệt, chống nước, chống ẩm mốc tốt, ngoài ra gỗ còn có khả năng chống lại sự xâm hại của mối mọt. Gỗ xoan đào có hương thơm tự nhiên tạo cảm giá dễ chịu và thoải mái trong quá trình sử dụng. Gỗ xoan đào có giá thành hợp lý do vậy những sản phẩm nội thất được làm từ gỗ xoan đào có giá phù hợp với túi tiền của đa phần người dân Việt Nam.

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Gỗ xoan đào

Như có nói ở trên gỗ xoan đào có khả năng chống lại sự xâm hại của mối mọt tuy nhiên đấy là trường hợp được tẩm sấy kỹ càng. Gỗ xoan đào tự nhiên thì không có khả năng này. Gỗ xoan đào có thể bị nhạt màu theo thười gian do đó những sản phẩm bằng gỗ xoan đào cần phải được sơn phủ bề mặt bằng sơn PU để giữ màu và tăng độ bóng mịn cho sản phẩm.

Qua chuỗi bài viết “Phân biệt các loại gỗ tự nhiên dùng trong thiết kế nội thất”, Pondo hy vọng bạn đã có thể hiểu rõ hơn và có thể tự lựa chọn cho gia đình sản phẩm nội thất làm từ loại gỗ tự nhiên phù hợp nhất.

Vui lòng gọi số hotline 0828.088.088 hoặc email [email protected] để được tư vấn thêm! Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn!

Gỗ tự nhiên là vật liệu không thể thiếu trong thiết kế nội thất, đặc biệt là nội thất văn phòng, hội trường, nhà phố. Tuy nhiên gỗ tự nhiên bị khai thác nhiều dẫn đến khan hiếm vật liệu, giá cả ngày càng đắt đỏ.

Chính vì vậy, nhiều công ty đã sử dụng các loại gỗ gỗ tạp, gỗ kém chất lượng để qua mắt người tiêu dùng không nắm vững kiến thức về gỗ. Sau đây nội thất Hồng Đức sẽ hướng dẫn các bạn phân biệt các loại gỗ tự nhiên thông dụng được dùng trong thiết kế nội thất hiện nay.

Điều đầu tiên cá bạn cần phải biết được đó là ưu nhược điểm khi sử dụng gỗ tự nhiên là gì, từ đó đưa ra lựa chọn loại gỗ cho riêng mình.

Ưu điểm

  1. Gỗ tự nhiên khá cứng cáp, có thể đục đẽo tạo hình dễ dàng. Điều này thích hợp cho việc chạm khắc các hoa văn tinh xảo, và các loại gỗ ván gỗ ép hoàn toàn không làm được
  2. Gỗ tự nhiên có độ bền rất cao, khó bị ăn mòn hay mục rữa do thấm nước
  3. Gỗ dẻo dai và liên kết chắc chắn nên chịu được sự va đập và dễ uốn nắn trong việc tạo hình.

Nhược điểm

Hầu hết các loại gỗ tự nhiên thông dụng hiện nay đều có nhược điểm là co giãn, cong vênh do thay đổi nhiệt độ, độ ẩm từ môi trường bên ngoài. Nhất là đối với các sản phẩm thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như cửa gỗ, sau một thời gian sẽ bị nứt toác rất mất thẩm mĩ.

Để khắc phục điểm hạn chế này, gỗ cần phải được tẩm sấy trước khi đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần lựa chọn không gian sử dụng phù hợp với tính chất của gỗ. Đặc biệt khi sản xuất thợ mộc cần chế tác đúng kỹ thuật.

Phân biệt các loại gỗ tự nhiên được dùng trong thiết kế nội thất hiện nay

Sau đây Nội thất Hồng Đức xin giới thiệu các loại gỗ thông dụng trong thiết kế nội thất hiện nay, cách lựa chọn và bảo quản.

1. Gỗ Sưa

Gỗ Sưa hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng) đàn. Có ba loại gỗ sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen.

  • Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là sưa đỏ
  • Sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.

Đặc điểm nhận biết của gỗ sưa:

  • Gỗ Sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng
  • Gỗ Sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp
  • Gỗ Sưa có mùi thơm mát thoảng hương trầm Khi đốt tàn có màu trắng đục
  • Gỗ Sưa có vân gỗ 4 mặt chứ không phải như những loại gỗ khác chỉ có vân gỗ 2 mặt

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Gỗ sưa cứng dẻo, vân gỗ rất đẹp

2. Gỗ Trắc

Có ba loài gỗ trắc là trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen. Giá trị lần lượt từ trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen.

Đặc điểm của gỗ trắc:

  • Gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng
  • Gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh
  • Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Gỗ trắc đỏ rất bền, không bị mối mọt

3. Gỗ Hương

Có màu nâu hồng, vân đẹp, đặc biệt có mùi thơm. Hiện nay, trên thị trường chủ yếu là Hương Nam Phi và hương ta. Gỗ Hương hiện nay vẫn được ưa chuộng lựa chọn để làm ban thờ.

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Gỗ Hương được ưa chuộng để làm bàn thờ.

4. Gỗ Mun

Gỗ mun là loại gỗ rất quý hiếm, gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn có màu đen tuyền hoặc đen sọc trắng

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Gỗ mun là loại gỗ rất quý hiếm

5. Gỗ Gụ

Thớ gỗ thẳng, vân đẹp, mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm – Gỗ quý, bền dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh – Gỗ có mùi chua nhưng không hăng Gỗ Gụ hiện nay được lựa chọn nhiều để làm ban thờ, bàn ghế, giường tủ hoặc sập….

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Thớ gỗ thẳng, vân đẹp, mịn, màu vàng trắng

6. Gỗ Óc chó

Gỗ óc chó là loại gỗ cứng thường có dát gỗ màu kem, tâm gỗ màu từ nâu nhạt đến socola. Vân gỗ sóng hoặc cuộn xoáy tạo những đốm hình đẹp mắt và sang trọng mà không nhóm gỗ nào có được.

Hiện nay, trong nội thất cao cấp gỗ Óc Chó được ưa chuộng sử dụng tại Việt Nam. Đây là dòng gỗ kén khách, bởi mức đầu tư khá cao.

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
gỗ Óc Chó được ưa chuộng sử dụng tại Việt Nam

7. Gỗ Gõ

Gỗ Gõ có vân gỗ đẹp, rất ấn tượng, thớ gỗ mịn, cứng, chắc, khả năng chịu lực tốt và có độ bền cao, không bị mối mọt. Đặc biệt loại gỗ này ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu của Việt Nam. Về giá thành, Gõ Đỏ cao hơn Gõ Vàng.

Gỗ Gõ Đỏ là loại gỗ có màu đậm, nặng, vân đẹp, khối lớn.

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Gỗ Gõ Đỏ là loại gỗ có màu đậm, nặng, vân đẹp

Gỗ Gõ Vàng (Gỗ gõ Nam Phi) trọng lượng nhẹ hơn Gõ Đỏ, màu gỗ nhạt hơn.

8. Gỗ Pơ-Mu

– Gỗ nhẹ, thớ mịn, vân đẹp, màu vàng có mùi thơm

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Gỗ nhẹ, thớ mịn, vân đẹp, màu vàng có mùi thơm

9. Gỗ Xoan đào

Gỗ cứng, chắc, thớ gỗ mịn, vân đẹp, màu hồng đào

Gỗ Xoan Đào hiện nay ít và chất lượng giảm rất nhiều so với trước đây.

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Gỗ cứng, chắc, thớ gỗ mịn, vân đẹp, màu hồng đào

10. Gỗ Sồi Đỏ

Dát gỗ từ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng Gỗ có ít đốm hình nổi bật vì các tia gỗ nhỏ hơn. Đa số thớ gỗ thẳng. Gỗ Sồi Đỏ vấn được lựa chọn nhiều trong nội thất gia đình hiện nay.

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Dát gỗ từ màu trắng đến nâu nhạt

11. Gỗ Sồi Trắng

Dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm Đa số Sồi trắng có vân gỗ thẳng to và dài, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài hơn Sồi đỏ. Vì vậy, Sồi trắng có nhiều đốm hình hơn Gỗ Sồi Trắng hiện nay rất hiếm, không phổ biến trên thị trường..

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Đa số Sồi trắng có vân gỗ thẳng to và dài

12. Gỗ Dổi

Gỗ thường màu xám vàng, thớ mịn, thơm, gỗ mềm Gỗ Dổi Lào chất lượng rất tốt nhưng hiện cũng khan hiếm.

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Gỗ thường màu xám vàng, thớ mịn, thơm, gỗ mềm

13. Gỗ Tần Bì

Dát gỗ màu từ nhạt đến gần như trắng – Tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu – Vân gỗ thẳng, to, mặt gỗ thô đều Tần Bì là loại gỗ phổ biến nhất hiện nay, được sử nhiều trong nội thất, cho cả đồ gỗ bình dân và cao cấp.

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Dát gỗ màu từ nhạt đến gần như trắng

14. Gỗ Thông

– Gỗ mềm, nhẹ, màu vàng da cam nhạt, vân thẳng đều

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
– Gỗ mềm, nhẹ, màu vàng da cam nhạt, vân thẳng đều

15. Gỗ Mít

– Gỗ mềm, màu vàng sáng, khi để lâu sẽ chuyển sang nâu sẫm

– Vân gỗ không đẹp lắm

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Gỗ mềm, màu vàng sáng,

16. Gỗ Căm xe

– Gỗ màu đỏ thẫm, hơi có vân sẫm nhạt xen kẽ, thớ mịn

– Gỗ nặng, bền, không mối mọt, chịu được mưa nắng, rất cứng

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ

17. Gỗ Lim

  • Gỗ lim là loài gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt
  • Gỗ có màu hơi nâu đến nâu thẫm; có khả năng chịu lực tốt
  • Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen

Gỗ Lim phổ biến trên thị trường hiện nay là Lim Nam Phi, được nhập khẩu chủ yếu từ Congo, Nigieria…

Lim Lào vân khá đẹp, thớ gỗ ít khuyết tật. Lim Nam Phi màu tái hơn Lim Lào. Nhìn chung Lim Lào và Lim Nam Phi đều cứng, chắc, độ ổn định tốt. Thường sử dụng cho làm cửa, làm cầu thang.

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
Gỗ Lim Nam Phi và Lim Lào

18. Gỗ Chò Chỉ

– Thịt vỏ vàng và hơi hồng, có nhựa và có mùi thơm nhẹ.

– Gỗ Chò Chỉ vàng nhạt hay hơi hồng, rất bền, chịu nước, chịu chôn vùi

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ

19. Gỗ tạp giống gỗ Giổi

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ

20. Gỗ tạp giống gỗ Tần Bì

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ

21. Gỗ Bạch Tùng

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ

22. Gỗ Hồng Sắc

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ

23. Gỗ Keo

Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ

Lựa chọn địa chỉ cung cấp sản phẩm gỗ tự nhiên uy tín nhất tại Thanh Hóa

Hiện nay trên thị trường Thanh Hóa đang bán tràn lan các loại gỗ và sản phẩm từ gỗ không rõ nguồn gốc xuất xứ, cũng như chất lượng. Để tránh trường hợp tiền mất tật mạng, mua phải các sản phẩm chất lượng kém, khách hàng nên đến những địa chỉ uy tín lâu năm trong thiết kế thi công nội thất để có được kết quả ưng ý nhất.

  • Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
  • Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
  • Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ
  • Hướng dẫn các phân biệt loại gỗ

Nội thất Hồng Đức tự hào là đơn vị uy tín hơn 20 năm, sẽ cung cấp đến khách hàng lựa chọn tốt nhất. Kính mời quý khách đến tham Văn phòng tổng công ty Nội thất Hồng Đức để tham quan cũng như tận mắt chứng kiến kho xưởng, dây chuyền sản xuất hiện đại.