Hướng dẫn ôn thi vào lớp 10 môn văn-tphcm

hiệu quả ? là vấn đề được nhiều sĩ tử quan tâm. Lý do là vì chương trình học khá nhiều, nội dung bài thi cũng đặt ra nhiều yêu cầu cao. Qua bài viết này, trường THPT FPT Cần Thơ sẽ gợi ý cho bạn một số phương pháp ôn thi cấp 3 môn văn hiệu quả nhất.

1. Ôn tập các tác phẩm trọng tâm

Phương pháp ôn thi cấp 3 môn văn đầu tiên bạn có thể áp dụng là tập trung vào các tác phẩm trọng tâm. Điều này giúp bạn nắm vững kiến thức và đạt được kết quả như mong đợi. Thông thường, với kì thi vào 10, đề thi sẽ thường chú tâm vào chuyên đề lớp 9. Vậy nên, trong quá trình ôn luyện bạn cần liệt kê, phân loại và tóm tắt các chương trình học cuối cấp để ghi nhớ và tránh bị sót bài.

Chương trình ôn luyện văn học lớp 9 sẽ bao gồm 22 tác phẩm thuộc 3 thể loại cơ bản sau: Văn bản nhật dụng, văn bản trữ tình và văn bản tự sự. Ngoài ra, bạn cũng nên ôn tập thêm về các tác phẩm thơ liên quan để có cho mình một hành trang vững vàng khi bước vào phòng thi.

Tham khảo: Kế hoạch tuyển sinh THPT Cần Thơ 2023-2024

2. Tìm hiểu kỹ cấu trúc đề thi vào 10 môn Ngữ văn

Suốt quá trình ôn thi vào 10 môn văn, thí sinh cần nắm rõ cấu trúc đề thi để có thể hoàn thiện bài một cách hiệu quả nhất. Đề thi môn văn vào 10 có cấu trúc chuẩn bao gồm: phần đọc hiểu và phần bài văn.

Trong phần đọc hiểu văn bản, thí sinh cần đọc kỹ nội dung đoạn văn và trả lời các câu hỏi được đề ra ở bên dưới. Ở phần thi này, nội dung khá đa dạng, có thể là văn xuôi, thơ, cũng có thể là một đoạn hội thoại ngắn.

Đối với phần bài văn, thí sinh sẽ có 2 nội dung để làm là phần nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Chúng ta cần giải quyết tốt phần nghị luận văn học vì phần này chiếm số điểm lớn nhất trong bài thi. Thí sinh nên chú tâm ôn luyện về truyện, thơ, văn xuôi,…

3. Một số kinh nghiệm khi ôn thi cấp 3 môn Văn

Ôn thi vào 10 môn văn có khó không? Nếu biết cách ôn luyện và chọn lọc kiến thức thì ôn thi vào lớp 10 sẽ không còn khó khăn như trước. Dưới đây là một số kinh nghiệm ôn luyện mà chúng ta có thể tham khảo:

3.1 Không học tủ

Việc học tủ môn văn sẽ chỉ làm cho bạn rơi vào thế bị động bởi phạm trù văn học rất đa dạng và phong phú. Nếu ôn thi vào 10 môn ngữ văn bằng cách học tủ sẽ chỉ khiến cho bạn bị giới hạn trong một số các tác phẩm và dạng bài cơ bản. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả thi cử nếu như kiến thức học tủ của bạn không giống với đề thi.

Bên cạnh đó, cách học vẹt cũng khiến cho lượng kiến thức tiếp thu bị giảm sút, sự hiểu biết của bạn cũng chỉ có giới hạn trong một phạm trù nhỏ. Đây là cách học xấu, khiến cho các sĩ tử trở nên lười biếng và chủ quan khi ôn thi.

3.2 Đọc sách để cải thiện vốn từ ngữ

Thêm một cách ôn thi môn văn hiệu quả hiện nay đó chính là cải thiện vốn từ ngữ. Văn thường đi đôi với từ, việc đa dạng hóa vốn từ sẽ giúp cho bài viết của bạn thêm đa dạng, thu hút và lôi cuốn được người đọc.

Bạn có thể đọc nhiều sách, nhiều tư liệu,… để tích lũy thêm kiến thức mới và đa dạng vốn từ của bản thân. Việc đọc sách thường xuyên sẽ giúp cho ngôn từ của chúng ta thêm sinh động, hiểu biết thêm nhiều kiến thức và giúp bạn làm các bài thi nghị luận xã hội một cách hiệu quả hơn.

3.3 Đọc báo hoặc xem tin tức để tích lũy các kiến thức xã hội

Ôn thi tuyển sinh lớp 10 môn văn thông qua đọc báo và tích lũy kiến thức hàng ngày cũng là một trong những cách được nhiều bạn học sinh áp dụng. Văn học vốn dĩ có mối liên hệ mật thiết đối với đời sống của con người về cả tinh thần lẫn vật chất. Chính vì vậy việc cập nhật thông tin thông qua đời sống sẽ giúp bạn áp dụng linh hoạt vào các bài viết.

Bạn có thể đọc thông tin thông qua giấy báo, sách điện tủ, báo xã hội,…hoặc có thể lướt tìm thông tin trên các trang mạng truyền thông đại chúng. Phương pháp ôn luyện này sẽ giúp ích cho các sĩ tử trong các bài thi về nghị luận xã hội.

Xem thêm: Kinh nghiệm ôn thi vào 10 môn tiếng Anh

Xem thêm: Bí quyết ôn thi vào 10 môn Toán

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội dung liên quan đến ôn thi vào 10 môn văn cũng như các cách ôn tập hiệu quả. Việc nắm vững kiến thức và biết cách xác định bài thi sẽ giúp bạn hoàn thiện tốt bài tuyển sinh của mình. Hy vọng rằng qua nội dung trên, các sĩ tử sẽ chuẩn bị cho mình một hành trang vững vàng để bước vào kì kiểm tra sắp tới.

Cô Nguyễn Đức Tâm An, giáo viên Ngữ văn của Trường THCS Ngô Sĩ Liên [quận Hoàn Kiếm, Hà Nội] cho hay, trong bối cảnh dịch Covid-19, các sĩ tử khối 9 cũng chuyển sang hình thức ôn tập online nhưng hoàn toàn có thể tận dụng thời gian được ở nhà nhiều để dồn sức cho hành trình về đích của mình.

Đọc lại, đọc sâu các văn bản văn học

Theo cô Tâm An, nhiều sĩ tử trong thời gian này có tâm lí “cuống”, mua ê hề những sách tham khảo, sách nâng cao,… Thực ra không nên ôm đồm đọc mở rộng trong thời điểm nước rút này, bởi dễ dẫn đến đuối sức.

Một nguy cơ nữa là những cách lí giải, bình giảng khác nhau cho cùng một câu thơ dẫn đến người học bị “tẩu hỏa nhập ma”, “đẽo cày giữa đường”, thấy ai nói cũng đúng mà thực chất lại không biết chắt lọc kiến thức nào là quan trọng, cần thiết.

Vì vậy trong thời gian này, các em nên đọc lại từng văn bản trong phạm vi ôn tập, đọc sâu, suy ngẫm cho ngấm. Vừa đọc, học sinh vừa dùng bút nhấn dòng tô đậm các chi tiết đặc sắc để ghi nhớ dẫn chứng phục vụ cho việc phân tích.

Cô Nguyễn Đức Tâm An, giáo viên Ngữ văn của Trường THCS Ngô Sĩ Liên [quận Hoàn Kiếm, Hà Nội]

Ví dụ với tác phẩm truyện, nếu lần đọc đầu tiên khi học giống như “làm quen” với các nhân vật, thì ở lần đọc sâu này, các em được gặp lại, “ngắm nhìn” từng gương mặt, từ đó nảy sinh cảm xúc để hiểu hơn về tác phẩm.

Đối với văn xuôi, các em cần đọc để nhớ được hệ thống nhân vật, tình huống truyện, nội dung cơ bản, những nghệ thuật nổi bật [miêu tả ngoại hình, miêu tả diễn biến tâm lí, giọng điệu, ngôn ngữ độc thoại nội tâm,…].

Đối với thơ, cần đọc để nắm được mạch cảm xúc, những biện pháp tu từ nổi bật, tình cảm, tư tưởng của tác giả thể hiện qua bài thơ.

Các em cũng nên chú ý phát hiện và gạch chân những yếu tố Tiếng Việt xuất hiện trong văn bản, ví dụ khi đọc lại Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, các em phát hiện được thành phần biệt lập tình thái “có lẽ” trong câu văn “Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi”, hoặc phát hiện thành phần khởi ngữ “làm khí tượng” trong câu “Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ” [Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa], đừng ngần ngại gạch chân và chú thích thêm vào sách để khắc sâu kiến thức.

Việc đọc sâu cũng giúp các em có thể lắng lại để tạo những liên tưởng về lẽ sống, tư tưởng, rất tốt để tạo được chiều sâu khi viết nghị luận xã hội.

Biết hệ thống hóa kiến thức

Với kiến thức Tiếng Việt, các em nên lập hoặc sưu tầm bảng tóm tắt kiến thức cơ bản, đơn giản như sau:

Các em nên ôn thật kĩ với những chủ đề được học trong lớp 9 như Các phương châm hội thoại, Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập,… Đọc và ôn lại các kiến thức Tiếng Việt ở lớp dưới thông qua các bài Tổng kết về từ vựng, Tổng kết về ngữ pháp, khi ôn nên chú ý kiểu bài nhận biết và vận dụng khi viết đoạn văn nghị luận văn học.

Xác định những vấn đề thường được khai thác trong đề thi Văn vào lớp 10

Đề thi thường có 2 phần: phần khai thác văn bản đọc hiểu trong SGK và phần đọc hiểu ngữ liệu mở rộng toàn cấp và ngoài chương trình. Nội dung câu hỏi thường là:

- Nhận diện tên tác phẩm [0.5 điểm], tên tác giả [0.5 điểm], hoàn cảnh sáng tác [0.5 – 1.0 điểm], phương thức biểu đạt chính [0.5 điểm]

- Giải thích ý nghĩa từ ngữ [0.5 điểm], một hình ảnh, ý nghĩa nhan đề tác phẩm [1.0 điểm]

- Chỉ ra người kể chuyện, ngôi kể, tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể [1.0 điểm]

- Trình tự của mạch cảm xúc trong các tác phẩm thơ. [0.25 – 0.75 điểm]

- Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đã học [so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh…] [1 điểm]

- Tìm những văn bản, chép các câu thơ có nét tương đồng [hình ảnh, hoàn cảnh sáng tác, hình tượng, chủ đề…] [0.5 – 1.0 điểm]

- Nêu tình huống truyện, tác dụng của tình huống truyện… [1.0 điểm]

- Nhận diện đối thoại – độc thoại – độc thoại nội tâm. [0.5 – 1.0 điểm]

- Lời dẫn trực tiếp – Lời dẫn gián tiếp. [0.5 – 1.0 điểm]

- Hoàn cảnh sống, làm việc… của nhân vật. [0.5 – 1.0 điểm]

- Vẻ đẹp của nhân vật [phẩm chất, tâm hồn…] [0.5 – 1.5 điểm]

- Ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh, câu nói…; lí giải được nguyên nhân dẫn đến những tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. [0.5 – 1.0 điểm]

- Xác định các kiểu câu, các thành phần biệt lập [phụ chú, cảm thán, tình thái, gọi – đáp], khởi ngữ… [0.5 – 1.0 điểm]

- Nhận diện các phép liên kết trong đoạn văn [0.5 điểm]

- Từ láy, từ ngữ phủ định, từ địa phương… [0.5 – 1.0 điểm]

- Đoạn văn nghị luận xã hội [1/2 – 2/3 trang giấy thi] trình bày suy nghĩ về những vấn đề gần gũi với cuộc sống hiện tại từ đó có những liên hệ cần thiết. [1.5 – 2.0 điểm]

- Đoạn văn nghị luận văn học [10 – 15 câu, theo các kiểu lập luận tổng - phân - hợp, diễn dịch, quy nạp, tích hợp các yêu cầu tiếng Việt: câu ghép, câu bị động, các phép liên kết câu, các thành phần biệt lập…] trình bày cảm nhận về một đoạn thơ [bài thơ] hoặc nhân vật trong tác phẩm văn xuôi… [3.5 – 4.0 điểm]

Nắm được những vấn đề cơ bản nêu trên ở mỗi văn bản đọc hiểu, các em sẽ chủ động hơn trong việc rà soát lại những kiến thức còn chưa vững.

Ôn tập kết hợp luyện đề, rèn kĩ năng làm bài

Khi luyện làm đề, các em có thể nhận ra những xu hướng ra đề những năm gần đây, tránh ôn lan man không hiệu quả mà lại được mài giũa kĩ năng làm bài khi luyện đề.

Rèn đọc đề: xác định những câu, từ ngữ chứa yêu cầu về nội dung và cách thức làm bài [trả lời cho câu hỏi: Đề yêu cầu làm gì và làm bằng cách nào?]. Trong kĩ năng đọc đề, quan trọng nhất chính là đọc đề viết đoạn.

Ví dụ:

Trước khi viết, các em cần xác định yêu cầu kiểu đoạn [đoạn tổng phân hợp hay diễn dịch, quy nạp?], viết câu văn khái quát chủ đề đoạn theo yêu cầu, xác định mục tiêu về nội dung [đề giải quyết đề bài đó, cần có những ý gì và sắp xếp như thế nào?]. Nên lập dàn ý chi tiết đến từng dẫn chứng, dẫn chứng phải tiêu biểu, chọn lọc sao cho sát nhất với vấn đề nghị luận. Dẫn chứng chỉ được tính điểm khi các em kết hợp tái hiện và phân tích, đánh giá, ví dụ: chi tiết này chứng tỏ tính cách nào ở nhân vật… Từ đó các em có thể tìm được những lời văn bình luận cho phù hợp. Với nghị luận xã hội, các em không sử dụng dẫn chứng nhân vật văn học để làm sáng tỏ cho vấn đề thực tiễn của đời sống.

Cô Nguyễn Đức Tâm An, giáo viên Ngữ văn cùng các học sinh khối 9 của Trường THCS Ngô Sĩ Liên [quận Hoàn Kiếm, Hà Nội].

Phần nghị luận xã hội, các em không nên “ôn tủ”, tuy nhiên nên lưu ý ôn để giải quyết thuần thục được những vấn đề cơ bản về tư tưởng đạo lí [như tình yêu thương, sự sẻ chia, lòng yêu nước, lòng biết ơn,…], về hiện tượng đời sống [như bạo lực học đường, sử dụng mạng xã hội, chọn cách thần tượng, sự vô cảm,…]

Tuy nhiên, hãy dành sự quan tâm tới những vấn đề liên quan trực tiếp, thiết thân với các em khi ở ngưỡng cửa trưởng thành. Đó có thể là vai trò của những nguyên tố dẫn tới thành công [ý chí, nghị lực, sự chăm chỉ, sáng tạo, kiên trì, khiêm tốn,…], ý thức trách nhiệm của công dân, ý nghĩa của lí tưởng sống, vai trò của ước mơ, mối quan hệ giữa cái “tôi” với cộng đồng, trách nhiệm với tài nguyên, môi trường,… Nhất là khi gắn những vấn đề đó với một tình thế cụ thể của dân tộc [cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc chiến chống Covid-19,…], thì vấn đề sẽ thu hẹp phạm vi và các em cần bàn luận tập trung hơn.

Cũng nên lưu ý dạng đề mở, đặt ra câu hỏi để thí sinh nêu quan điểm của mình, như: “Phải chăng hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để khám phá khả năng của chính mình?”, “Phải chăng tuổi trẻ cần bước ra khỏi vùng an toàn của mình?”,…

Thanh Hùng [ghi]

Kì thi vào lớp 10 ở Hà Nội sắp diễn ra và môn Lịch sử là một trong 4 môn thi năm 2021. Dưới đây, giáo viên Lịch sử sẽ đưa ra hướng dẫn để các học sinh có hướng ôn luyện hiệu quả nhất.

Cô Phạm Thu Trà, giáo viên Tiếng Anh của Trường THCS Phan Chu Trinh [quận Ba Đình] đã đưa ra một số lời khuyên hữu ích giúp học sinh có phương pháp ôn thi môn Tiếng Anh hiệu quả trong giai đoạn nước rút trước kỳ thi vào lớp 10.

Thầy Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh [quận Đống Đa, Hà Nội] lưu ý các thí sinh thi vào lớp 10 năm nay một số nội dung cần ôn tập và cách làm bài thi môn Toán.

Chủ Đề