Hướng dẫn thi hành luật hình sự 2023 năm 2024

Nhằm phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản, điểm mới, thay đổi của Luật Thi hành án hình sự năm 2019; nội dung của Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng; Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù; các Thông tư và văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng, từ ngày 07 đến ngày 10/11/2023 và từ ngày 14 đến ngày 17/11/2023, tại Hội trường Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Thi hành án hình sự và các văn bản hướng dẫn về công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng.

Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị tập huấn, đồng chí Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu thành phần tham dự tập huấn phải thực hiện nghiêm túc thời gian lịch trình, đảm bảo các nội dung tập huấn...; đồng thời sau Hội nghị,các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng; chỉ đạo các bộ phận có liên quan thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố liên quan đến công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng; thực hiện có hiệu quả Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn Thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức chỉ đạo các ban, ngành ở địa phương tham mưu xây dựng các “mô hình” giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù về cư trú trên địa bàn; chỉ đạo tổ chức tập huấn Luật Thi hành án hình sự và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng phổ biến cho cán bộ thực hiện liên quan đến lĩnh vực này, nhất là Công an phường, xã, thị trấn. Đồng thời, phải thường xuyên tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng là người chấp hành án hình sự tại cộng đồng và người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn...

Đồng chí Ngô Minh Châu - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phát biểu khai mạc Hội nghị.

Đợt tập huấn chia làm 04 lớp, mỗi lớp 02 ngày, do Báo cáo viên của Công an Thành phố và Trường Đại học Cảnh sát nhân dân thực hiện. Hội nghị đã được giới thiệu những điểm mới của Luật Thi hành án hình sự năm 2019, trong đó nhấn mạnh những nội dung sửa đổi nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quyền con người, quyền công dân; những nội dung sửa đổi bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật hình sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan, đặc biệt liên quan đến chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện, pháp nhân thương mại và những nội dung sửa đổi, khắc phục những khó khăn, vướng mắc của Luật Thi hành án hình sự năm 2010; Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng; Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù; các Thông tư và văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng.

Đồng chí Thượng tá Nguyễn Đình Dương - Phó Giám đốc Công an Thành phố.

Thông qua Hội nghị tập huấn, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng Công an trong tham gia thực hiện công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn, cũng như xác định nội dung công việc, trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong thực hiện công tác quản lý, giám sát, giáo dục người thi hành án hình sự tại cộng đồng và người chấp hành xong hình phạt tù về cư trú tại địa phương tái hòa nhập cộng đồng./.

HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU 55 CỦA LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 20 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung ngày 12 tháng 11 năm 2021;

Căn cứ Luật Tố tụng hành chính ngày 25 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2019;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao;

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Điều 55 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thi hành Điều 55 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước về giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự, vụ án hành chính giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

2. Người bị thiệt hại; người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại; người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự.

3. Cá nhân, pháp nhân được người quy định tại khoản 2 Điều này ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

4. Người thi hành công vụ, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.

5. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

Điều 3. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính

1. Tòa án đang giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án hình sự có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi vụ án có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Bị can, bị cáo là người thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự có hành vi quy định tại Điều 17, Điều 19, Điều 20 và Điều 21 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
  1. Hành vi của bị can, bị cáo bị truy tố gây ra thiệt hại và yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có liên quan với nhau;
  1. Có yêu cầu bồi thường của người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 5 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

2. Tòa án đang giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án hành chính có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi vụ án có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Người bị kiện có quyết định hành chính, hành vi hành chính quy định tại Điều 7 của Luật Tố tụng hành chính và Điều 17 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
  1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện gây ra thiệt hại và yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có liên quan với nhau;
  1. Có yêu cầu bồi thường của người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 5 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

3. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, Tòa án không giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự khi bị can, bị cáo là người thi hành công vụ có hành vi gây thiệt hại quy định tại Điều 18 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong trường hợp này được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định tại Mục 1 Chương V của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều 4. Yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính

1. Người quy định tại Điều 5 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Yêu cầu bồi thường phải được đưa ra trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án.

2. Người quy định tại Điều 5 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Yêu cầu bồi thường phải được đưa ra trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.

3. Yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được thể hiện bằng văn bản hoặc lời khai, trình bày và được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản làm việc khác.

4. Vụ án hình sự, vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được xem xét, giải quyết trong cùng vụ án, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Bộ luật Tố tụng hình sự, khoản 2 Điều 7 của Luật Tố tụng hành chính và hướng dẫn tại Điều 7 của Thông tư này.

Trường hợp người yêu cầu bồi thường đưa ra yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước sau thời điểm hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Tòa án không giải quyết mà giải thích, hướng dẫn cho họ về quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước sau khi họ nhận được bản án, quyết định của Tòa án.

Điều 5. Xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

1. Tòa án được hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư này có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

2. Khi tiến hành nghị án, Hội đồng xét xử phải thảo luận, xác định hành vi của người thi hành công vụ có trái pháp luật, có gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hay không. Nội dung này phải được ghi vào biên bản nghị án.

3. Trường hợp xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hội đồng xét xử xác định thiệt hại được bồi thường; xem xét, quyết định các vấn đề về bồi thường thiệt hại trong bản án, quyết định.

4. Trường hợp xác định hành vi của người thi hành công vụ không trái pháp luật hoặc không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hội đồng xét xử quyết định không chấp nhận yêu cầu bồi thường trong bản án, quyết định.

Điều 6. Xác định thiệt hại được bồi thường

1. Ngay sau khi nhận được yêu cầu bồi thường, Thẩm phán, Hội đồng xét xử phải thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan, xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác tài liệu, chứng cứ đã thu thập để xác định thiệt hại nhanh chóng, theo đúng quy định của pháp luật.

2. Việc xác định thiệt hại được bồi thường thực hiện theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều 7. Tách yêu cầu bồi thường để giải quyết bằng vụ án khác theo thủ tục tố tụng dân sự

1. Trường hợp xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nhưng chưa có đầy đủ tài liệu, chứng cứ để giải quyết yêu cầu bồi thường thì Hội đồng xét xử tách yêu cầu bồi thường để giải quyết bằng vụ án khác. Người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường theo thủ tục tố tụng dân sự sau khi bản án, quyết định giải quyết vụ án hình sự, hành chính có hiệu lực pháp luật. Việc tách yêu cầu bồi thường phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính.

2. Khi giải quyết vụ án dân sự theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này mà bản án, quyết định hình sự; bản án, quyết định hành chính bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự để chờ kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự, vụ án hành chính.

Điều 8. Nội dung của bản án có giải quyết yêu cầu bồi thường

Bản án hình sự, bản án hành chính giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải có các nội dung sau đây:

1. Tại phần thông tin về người tham gia tố tụng, ghi tư cách tham gia tố tụng của người có yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng hành chính.

2. Tại phần “NỘI DUNG VỤ ÁN”, trình bày thành đoạn riêng thể hiện đầy đủ nội dung yêu cầu của người có yêu cầu bồi thường.

3. Tại phần “NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN”, trình bày thành đoạn riêng về các vấn đề sau đây:

  1. Trường hợp chấp nhận yêu cầu bồi thường thì phải phân tích, nhận định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật, gây thiệt hại cho người yêu cầu và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; nội dung yêu cầu của người yêu cầu bồi thường; xác định nhũng thiệt hại đối với người yêu cầu bồi thường do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra; tài liệu, chứng cứ đã đủ giải quyết yêu cầu bồi thường;
  1. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu bồi thường thì phải phân tích, nhận định hành vi của người thi hành công vụ là không trái pháp luật, không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
  1. Trường hợp tách yêu cầu bồi thường để giải quyết bằng vụ án khác thì phải phân tích, nhận định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nhưng tài liệu, chứng cứ chưa đầy đủ để giải quyết yêu cầu bồi thường.

4. Tại phần “QUYẾT ĐỊNH”, trình bày thành đoạn riêng về các vấn đề sau đây:

  1. Trường hợp chấp nhận yêu cầu bồi thường thì ghi rõ chấp nhận yêu cầu bồi thường của người yêu cầu; xác định các loại thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường, phục hồi danh dự [nếu có]; việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác [nếu có]; xác định cơ quan có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường, thực hiện phục hồi danh dự [nếu có], khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác [nếu có]; yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại và thu tiền hoàn trả; người yêu cầu bồi thường không phải nộp án phí, lệ phí và các loại phí khác đối với yêu cầu bồi thường;
  1. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu bồi thường thì ghi rõ không chấp nhận yêu cầu bồi thường của người yêu cầu; người yêu cầu bồi thường không phải nộp án phí, lệ phí và các loại phí khác đối với yêu cầu bồi thường;
  1. Trường hợp tách yêu cầu bồi thường thì ghi rõ hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; tách yêu cầu bồi thường để giải quyết bằng vụ án khác theo thủ tục tố tụng dân sự; người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường theo thủ tục tố tụng dân sự.

Điều 9. Hiệu lực thi hành, tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2023.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc đề xuất, kiến nghị thì phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao [qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học] để có hướng dẫn, xử lý kịp thời. Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư này do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định./.

Chủ Đề