Hướng dẫn viên du lịch có quyền thay đổi chương trình du lịch không

1. Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên du lịch

– Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

– Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định như sau:

+ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài;

+ Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc;

+ Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.

– Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên du lịch: Người hành nghề hướng dẫn viên du lịch cần đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật du lịch năm 2017 và được hướng dẫn chi tiết tại Mục 1 Công văn 120/TCDL-LH năm 2018, cụ thể như sau:

Thứnhất:Đối với hành nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa,người hành nghề hướng dẫn phải có đồng thời 3 điều kiện sau:
[1] Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;
[2] Có hợp đồng lao động lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch. Trong trường hợp không có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn, hướng dẫn viên phải là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch; theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 65 Luật Du lịch, việc tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp là quyền của hướng dẫn viên, hướng dẫn viên có quyền lựa chọn là thành viên của doanh nghiệp hoặc là thành viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp; hướng dẫn viên là nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng có quyền lựa chọn tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.
[3] Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch, cụ thể như sau:
– Đối với hướng dẫn viên là nhân viên hợp đồng của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành [thể hiện qua hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng] – Đáp ứng yêu cầu tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch, khi thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du lịch cho đoàn khách du lịch của doanh nghiệp này, hướng dẫn viên phải có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành đó – đáp ứng điểm c khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch.
– Đối với hướng dẫn viên là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc là nhân viên hợp đồng của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch [thể hiện qua văn bản xác nhận của tổ chức xã hội – nghề nghiệp; hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch] – đáp ứng yêu cầu tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch, khi thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du lịch cho đoàn khách du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác, phải có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp đó. Hợp đồng hướng dẫn cũng là một loại hợp đồng nhưng là hợp đồng theo từng vụ việc, tuy nhiên, nội dung của hợp đồng hướng dẫn khác với nội dung của hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch ở nội dung công việc thực hiện, thời gian thực hiện và các nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp ký hợp đồng hướng dẫn.
Các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng lao động như trách nhiệm đóng, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động, Luật Bảo hiểm y tế và Luật việc làm.
Thứ hai: đối với người hành nghề hướng dẫn viên du lịch tại điểm, người hành nghề hướng dẫn phải có đồng thời 2 loại giấy tờ sau:
[1] Thẻ hướng dẫn viên du lịch;
[2] Có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch

Ngoài ra, khi hướng dẫn viên đi hành nghề hướng dẫn du lịch phải mang theo các giấy tờ sau:
[1] Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch;
[2] Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Tuy nhiên, trong trường hợp hướng dẫn viên phục vụ công tác hậu kiểm, hướng dẫn viên không phải mang các giấy tờ chứng minh điều kiện hành nghề quy định tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017.

Xem thêm: Hướng dẫn viên du lịch là gì? Hướng dẫn viên du lịch làm gì?

Luật Sư 247

Liên hệ Luật Sư

  • Trang chủ
  • Tư vấn luật
  • Luật khác

Doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du lịch tự do có bị phạt không?

Doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du lịch tự do bị phạt

Hướng dẫn viên du lịch là nghề vô cùng hot; tuy nhiên đòi hỏi về nghiệp vụ cũng rất cao. Trước đây, các hướng dẫn viên hoạt động tự do mà không cần doanh nghiệp đứng sau trợ giúp. Giờ đây, khi quy định mới ban hành, các hướng dẫn viên du lịch bắt buộc phải giao kết hợp đồng với doanh nghiệp mới có thể hoạt động. Tuy vậy, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng muốn giao kết hợp đồng với hướng dẫn viên du lịch. Vậy doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du lịch tự do bị phạt không? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi là một hướng dẫn viên du lịch hiện đang thất nghiệp. Tôi mới bị công ty cho nghỉ việc gần đây. Tôi có nghe nói người lao động mất việc có thể nhận hỗ trợ. Tuy nhiên, tôi không ký hợp đồng lao động với công ty nên không được nhận. Vậy công ty của tôi có thể bị phạt không? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Luật Du lịch 2017 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018. Luật Du lịch gồm 9 Chương 78 Điều, trong đó hướng dẫn viên du lịch là một nội dung quan trọng.

Luật Du lịch 2017 đã dành 1 Chương gồm 9 Điều để quy định về hướng dẫn viên. Các quy định này đã tiếp thu tinh thần của Luật Du lịch 2005, đồng thời bổ sung một số nội dung mới nhằm tạo điều kiện cho hướng dẫn viên hành nghề cũng như bảo vệ quyền lợi của hướng dẫn viên và các đối tượng liên quan.

Theo quy định của Luật Du lịch tại Khoản 3 Điều 58 có quy định về điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch bao gồm:

“a] Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;

b] Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;

c] Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.”

- Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành [a]

- Thuộc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch [b]

- Hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch [c]

-Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành [d]

- Có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch [e]

Ngoài việc có thẻ HDV là bắt buộc *, anh/chị phải thỏa mãn thêm 1 trong nhóm các điều kiện sau:

[Nếu HDV đã có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành mà sắp xếp thời gian rảnh rỗi đi cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác thì cần thêm hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp đó.]

Ngoài ra, khi đi hướng dẫn đoàn, ngoài thỏa mãn các điều kiện trên, anh/chị phải có nghĩa vụ thực hiện theo Khoản 2 Điều 65 Luật Du lịch như sau:

a] Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;

b] Tuân thủ, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;

c] Thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch;

d] Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách du lịch; báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;

đ] Có trách nhiệm hỗ trợ trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;

e] Tham gia khóa cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;

g] Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch;

h] Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

* Thẻ HDV còn thời hạn sử dụng và đi đúng ngành nghề [ngôn ngữ đăng ký hành nghề] theo quy định. [Ví dụ, anh đăng ký hành nghề ngôn ngữ: English – tiếng Anh thì anh/chị được hướng dẫn đối với khách du lịch sử dụng được tiếng Anh. Nếu anh/chị biết thêm tiếng khác [ví dụ tiếng Pháp] mà chưa làm thủ tục đổi thẻ [để đăng ký thêm ngôn ngữ hành nghề] thì không được sử dụng tiếng Pháp để hành nghề.

Theo Điểm c Khoản 6 Điều 9 Nghị định 45/2019/NĐ-CP “Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định” thì mức xử lý vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Theo Công văn số 1615/TCDL-LH ngày 01/12/2017 của Tổng cục Du lịch về hợp đồng quy định tại Khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch như sau:

“ Hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017 là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2, Điều 9 và Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2017, đối với tất cả các hợp đồng lao động không có thời hạn hoặc có thời hạn từ một tháng trở lên, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội; người sử dụng lao động phải lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho hướng dẫn viên khi đi hành nghề hướng dẫn được đóng bảo hiểm và được hưởng các chế độ ưu đãi khác theo Luật Bảo hiểm xã hội.

Hợp đồng hướng dẫn quy định tại điểm c khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017 là hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp hướng dẫn viên không phải là nhân viên hợp đồng với công ty mà là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc là nhân viên hợp đồng của doanh nghiệp lữ hành khác. Đối với trường hợp hướng dẫn viên là nhân viên hợp đồng của doanh nghiệp lữ hành thì phải có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch của doanh nghiệp./.”

Theo Điều 9 Nghị định 45/2019/NĐ-CP – Vi phạm quy định về hướng dẫn viên cụ thể như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không xuất trình được phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề;

b] Không xuất trình được chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan, phong tục, tập quán của địa phương nơi đến du lịch;

b] Cung cấp thông tin cho khách du lịch không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về chương trình du lịch, dịch vụ, các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch khi hành nghề;

b] Không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề;

c] Có thái độ thiếu văn minh đối với khách du lịch khi hành nghề;

d] Không cung cấp thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không hướng dẫn khách du lịch theo phân công nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;

b] Không hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch;

c] Không báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;

d] Không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định khi hành nghề đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;

đ] Không có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc không có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch theo quy định;

e] Không có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;

b] Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch;

c] Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định.

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không có thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề;

b] Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề hướng dẫn.

8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.

9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam của người nước ngoài.

10. Hình thức xử phạt bổ sung:

a] Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 Điều này;

b] Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều này;

c] Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a] Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều này;

b] Buộc thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.

Quy định mới về hướng dẫn viên trong Luật Du lịch 2017

Cập nhật: Thứ năm, 09/11/2017 17:15:52

Lượt xem: 109.291

Video liên quan

Chủ Đề