Kế hoạch giáo dục môn công nghệ 7 Kết nối tri thức

Sách giáo viên Công nghệ 7 là tài liệu tham khảo cho việc xây dựng kế hoạch bài dạy của các thầy, cô giáo dạy môn Công nghệ lớp 7. Sách được biên soạn theo sách giáo khoa Công nghệ 7 thuộc bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Sách giáo viên Công nghệ 7 giới thiệu và hướng dẫn giáo viên triển khai các phương án dạy các bài học trong sách giáo khoa Công nghệ 7 theo hướng tổ chức các hoạt động học tập mang tính khám phá xuất phát từ những tình huống thực tiễn của cuộc sống, giúp học sinh mở rộng tri thức về thế giới tự nhiên, trau dồi phẩm chất và phát triển năng lực. Sách gồm hai phần: Phần một. Hướng dẫn chung Phần này giúp giáo viên tìm hiểu: Những đặc điểm cơ bản của chương trình môn Công nghệ lớp 7: quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh trong chương trình. - Những đặc điểm cơ bản của sách giáo khoa Công nghệ 7: quan điểm biên soạn, cấu "trúc nội dung và hình thức trình bày. Phần hai. Hướng dẫn dạy học các bài Phần này mở đầu bằng việc giới thiệu cấu trúc chung của một bài hướng dẫn với các mục sau đây: I - Mục tiêu bài học II . Cấu trúc và nội dung III - Phương tiện dạy học IV – Gợi ý tổ chức các hoạt động dạy học V . Luyện tập VI – Vận dụng Một số bài có mục VII – Thông tin bổ sung Các phương án trình bày trong các phần này chỉ là những gợi ý. Các thầy, cô giáo có thể tự do lựa chọn, điều chỉnh và sáng tạo các phương án riêng của mình sao cho phù hợp với năng lực, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh và điều kiện dạy học ở lớp, trường, địa phương mình. Mong rằng cuốn sách này sẽ góp phần giúp các thấy, cô giáo dạy tốt môn Công nghệ lớp 7. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thấy, cô giáo và bạn đọc để sách được tốt hơn.

CÁC TÁC GIẢ


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: LÀM ĐẤT TRỒNG CÂY

I. MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được thành phần và vai trò của đất trồng.
  • Trình bày được mục đích và yêu cầu kĩ thuật trong làm đất trồng cây.
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để hiểu thêm về quy trình kĩ thuật làm đất trồng cây.
  • Năng lực riêng:
  • Nắm được vai trò và thành phần của đất trồng.
  • Nắm được các giai đoạn làm đất và bón phân lót trong quy trình trồng trọt.
  • Có ý thức tìm hiểu về đất trồng và kĩ thuật làm đất trồng cây.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Giáo án.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến thành phần của đất trồng và kĩ thuật làm đất trồng cây.
  • Máy tính, máy chiếu [nếu có].
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến thành phần của đất trồng và kĩ thuật làm đất trồng cây.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập [nếu cần] theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình ảnh, video về thành phần, vai trò của đất trồng và kĩ thuật làm đất trồng cây.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, đất trồng có thành phần như thế nào và có vai trò gì đối với cây trồng? Làm đất trồng cây gồm những công việc nào và mục đích của chúng là gì?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vào bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về thành phần và vai trò của đất trồng và trình bày được mục đích và yêu cầu kĩ thuật trong làm đất trồng cây, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 2 – Làm đất trồng cây.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần và vai trò của đất trồng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được thành phần của đất trồng và vai trò của từng phần đối với cây trồng.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát sơ đồ, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.1 – Các thành phần và vai trò của đất trồng, SGK tr.12.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Đất trồng có những thành phần nào?

+ Các thành phần của đất trồng có vai trò gì với cây trồng?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, trao đổi và trả lời câu hỏi: Em hãy liên hệ với thực tiễn trồng trọt ở gia đình và ở địa phương nơi em sinh sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát sơ đồ, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu thành phần và vai trò của đất trồng

- Những thành phần của đất trồng:

+ Phần rắn.

+ Phần lỏng.

+ Phần khí.

- Vai trò của các thành phần đất trồng đối với cây trồng:

+ Phần rắn: có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây đứng vững.

+ Phần lỏng: có tác dụng cung cấp nước cho cây, hòa tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thu.

+ Phần khí: có tác dụng cung cấp oxygen cho cây, làm cho đất tơi, xốp và giúp dễ cây dễ hấp thụ oxygen tốt hơn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về làm đất trồng cây

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hình dung được kĩ thuật của các khâu trong quá trình làm đất trồng cây và mục đích của từng khâu.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Làm đất trồng cây là công đoạn đầu tiên trong quy trình trồng trọt. Mỗi loại cây trồng khác nhau thì kĩ thuật làm đất cũng khác nhau.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS đọc Bảng thông tin SGK tr.12, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số công việc chính của kĩ thuật làm đất trồng cây.

- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn sản xuất ở gia đình và địa phương [nếu có] và trả lời câu hỏi: Kể thêm các hoạt động khác trong quá trình làm đất trồng cây ở gia đình và địa phương em.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.2 – Một số công việc làm đất trồng cây SGK tr.13.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 2.2 và nêu tên, mục đích các công việc làm đất trồng cây tương ứng với mỗi ảnh.

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn sản xuất ở gia đình và địa phương và trả lời câu hỏi: Kể thêm các dụng cụ thường được sử dụng trong làm đất trồng cây.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về làm đất trồng cây

- Một số công việc chính của kĩ thuật làm đât trồng cây:

+ Cày đất: Làm xáo trộn lớp đất mặt ở sâu khoảng 20 - 30 cm. Cày đất có tác dụng làm tăng bề dày của lớp đất trồng, chôn vùi cỏ, làm cho đất tơi xốp và thoáng khí.

+ Bừa/đập đất: Có tác dụng làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân bón và san phẳng mặt ruộng.

+ Lên luống: Một số loại cây trồng cần phải làm luống để dễ chăm sóc, chống ngập úng vào tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.

- Nêu tên, mục đích các công việc làm đất trồng cây tương ứng với mỗi ảnh:

+ Hình a: bừa/đập đất.

+ Hình b: cày đất.

+ Hình c: lên luống.

- Các dụng cụ thường được sử dụng trong làm đất trồng cây: găng tay làm vườn, cuốc, xẻng, cào đất, kéo cắt tỉa, bay, cưa cầm tay, kéo lớn, bình tưới bình xịt, máy cắt cỏ,…

Hoạt động 3: Tìm hiểu về bón phân lót

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được kĩ thuật và mục đích của việc bón phân lót.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức cho HS: Bón phân lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng, nhằm mục đích chuẩn bị sẵn thức ăn cho cây trồng hấp thụ ngay khi rễ vừa phát triển, tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số loại phân thường được sử dụng để bón phân lót.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, liên hệ với thực tế sản xuất ở gia đình và địa phương, trả lời câu hỏi: Kể thêm các hoạt động bón phân lót trong trồng trọt.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.3 – Một số cách bón phân lót SGK tr.13.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cách bón phân lót tương ứng với mỗi hình trong Hình 2.3.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Tìm hiểu về bón phân lót

- Loại phân thường được dùng để bón phân lót là phân hữu cơ hoặc phân lân. Phân bón được rắc đều trên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc trồng cây.

- Các hoạt động bón phân lót trong trồng trọt:

+ Rải đều phân bón trên bề mặt đất cần gieo trồng.

+ Dùng một lớp đất mới phủ lên trên toàn bộ khu vực đã phân bón và cuối cùng là gieo giống cây.

+ Đặc biệt, với những loại cây lâu năm thì bạn nên đào hố sâu rồi cho phân bón vào hố trước khi gieo trồng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng lí thuyết.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn [nếu cần thiết] để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ 1 cho HS: Trả lời câu hỏi  phần Luyện tập SGK tr.13.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Mục đích của các khâu trong làm đất trồng cây:

Các công việc

Cày đất

Bừa/đập đất

Lên luống

Mục đích

- Làm tăng bề dày lớp đất trồng.

- Chôn vùi cỏ.

- Làm cho đất tơi xốp và thoáng khí

- Làm nhỏ đất.

- Thu gom cỏ dại trong ruộng.

- Trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng.

- Chống ngập úng.

- Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.

- Dễ chăm sóc cây trồng.

- GV giao nhiệm vụ 2 cho HS: Khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Phần lỏng có tác dụng gì đối với cây trồng?

  1. Cung cấp nước cho cây, hòa tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thu.
  2. Làm cho đất tơi, xốp và giúp dễ cây dễ hấp thụ oxygen tốt hơn.
  3. Giúp cây đứng vững.
  4. Cung cấp oxygen cho cây.

Câu 2. Cày đất là công việc làm xáo trộn lớp đất mặt ở sâu khoảng:

  1. 5- 10 cm.
  2. 10 -15 cm.
  3. 15-20 cm.
  4. 20 - 30 cm.

Câu 3. Đâu không phải là hoạt động bón phân lót trong trồng trọt?

  1. Rải đều phân bón trên bề mặt đất cần gieo trồng.
  2. Dùng một lớp đất mới phủ lên trên toàn bộ khu vực đã phân bón và cuối cùng là gieo giống cây.
  3. Làm xáo trộn lớp đất mặt ở sâu khoảng 20 - 30 cm.
  4. Đặc biệt, với những loại cây lâu năm thì bạn nên đào hố sâu rồi cho phân bón vào hố trước khi gieo trồng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1. Đáp án A.

Câu 2. Đáp án D.

Câu 3. Đáp án C.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn [nếu cần thiết] để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi Vận dụng SGK tr.13.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Gợi ý: HS quan sát, tìm hiểu cách chuẩn bị đất trồng cây trong một số điều kiện khác nhau [trong chậu, trong vườn, trong nhà lưới,...]. HS lựa chọn và mô tả quy trình làm đất trồng cây trong một điều kiện cụ thể, nộp lại sản phẩm cho GV trong buổi học tiếp theo.  

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên [GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS]

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

Giáo án công nghệ 7 kết nối tri thức [bản word]

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên
  • Khi đặt nhận đủ giáo án kì I
  • 15/09: bàn giao 1/2 kì 2
  • 15/10: bàn giao đủ cả năm

Có 2 hình thức gửi phí để thầy cô lựa chọn:

1. Gửi phí nhiều lần

=> Nếu chưa đủ tin tưởng, thầy cô chọn phương án này. Các lần gửi phí như sau:

  • Khi đặt trước: chỉ gửi 300k
  • Đến lúc nhận giáo án đợt 2: gửi tiếp 100k
  • Đến lúc nhận giáo án đợt 3: gửi tiếp 100k

2. Gửi phí 1 lần

=> Nếu đã tin tưởng, thầy cô chọn phương án này. Phí giáo án rẻ hơn và cũng đỡ rích rắc

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB [QR]
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Video liên quan

Chủ Đề