Kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành lớp 4

KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH

CÁC NỘI DUNG HỌC TẬP

NĂM HỌC 2017- 2018

Căn cứ vào kế hoạch năm học 2017 - 2018 của trường TH Quy Kỳ Căn cứ vào quá trình khảo sát, đánh giá chất lượng học sinh đầu năm học 2017 – 2018;

Chuyên môn trường TH Quy Kỳ đề ra kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành chuẩn KTKN như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

Xuất phát từ hoàn cảnh gia đình khác nhau, điều kiện học tập khác nhau, khả năng nhận thức và tiếp thu bài của mỗi học sinh khác nhau.Vì vậy trong hoạt động học tập học sinh học yếu thường tiếp thu kiến thức rất chậm hoặc học trước quên sau. Đôi khi chưa tiếp thu được kiến thức bài học mới dẫn đến tình trạng các em mất căn bản rồi lười biếng học tập,có em bỏ học,ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của trường.

Từ đặc điểm tình hình trên Ban giám hiệu trường chỉ đạo mỗi giáo viên dạy lớp cần đề ra kế hoạch phụ đạo học sinh cần hỗ trợ để nâng cao chất lượng giảng dạy, hạn chế tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

1. Biện pháp chung:

Để học sinh cần có thể hoà nhập vào tập thể lớp học, tích cực ham thích học tập, hoà đồng với các bạn trong lớp. Muốn thực hiện được giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy, lựa chọn phương pháp thích hợp để bồi dưỡng học sinh yếu để các em nắm vững kiến thức cơ bản bài học, có khả năng làm các bài tập. Để thực hiện yêu cầu đó ta cần tiến hành các giải pháp sau:

- Phân loại học sinh theo trình độ, xác định các em hạn chế môn nào, mất căn bản phần nào, giáo viên lập ra từng nhóm riêng để phụ đạo.

- Xác định hoàn cảnh của từng em, tìm hiểu các em gặp khó khăn như thế nào để có cơ sở giúp các em khắc phục.

- Chọn phương pháp dạy-học thích hợp, hệ thống lại kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, thao tác học tập tốt để các em tự tin, ham thích học tập, hoà nhập vào môi trường giáo dục của lớp học.

- Ngoài các giải pháp nêu trên, ta cần thực hiện tốt các biện pháp sau :

2. Biện pháp thực hiện

a, Quản lý chỉ đạo của Ban Giám Hiệu:

- Có kế hoạch khảo sát chất lượng đầu năm theo từng khối lớp.

- Nắm chắc cụ thể số lượng học sinh cần hỗ trợ của từng lớp. Ban Giám Hiệu chỉ đạo cho giáo viên lập kế hoạch phụ đạo học sinh một cách cụ thể.

- Ban Giám Hiệu chỉ đạo giáo viên dạy học sinh cần hỗ trợ theo phương pháp hệ thống, củng cố lại kiến thức, tăng cường việc luyện tập trên bảng, trên lớp. Tập trung cho học sinh được phát biểu, được trình bày, được trao đổi, thảo luận với bạn bè trong lớp. Hình thành và phát huy tối đa tính chủ động tích cực của học sinh trong các giờ học.

b, Giáo viên chủ nhiệm lớp.

* Nhiệm vụ :

- Giáo viên chủ nhiệm lớp phải trực tiếp theo dõi kết quả học tập của học sinh, theo dõi quá trình tập trung học tập của học sinh trên lớp cũng như ở nhà .

- Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thường xuyên kiểm tra vở ghi bài của các em để phát hiện sai sót và uốn nắn kịp thời .

* Giải pháp

- Giáo viên xác định học sinh cần hỗ trợ của lớp, sau đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng các học sinh này học chưa hoàn thành CKTKN .

- Giáo viên chủ nhiệm tiến hành phân loại học sinh theo: học hạn chế Toán, Tiếng Việt, cả Toán và tiếng Việt…

- Tổ chức họp Cha [mẹ] học sinh thông báo kết quả học tập của từng em, đặc biệt là những học sinh còn hạn chế về CKTKN để phụ huynh học sinh nắm và bàn cách phụ đạo các em ở lớp cũng như ở nhà.

- Trao đổi với gia đình về học sinh cá biệt 1 lần/ tháng.

- Sử dụng hiệu quả sổ liên lạc.

- Kiểm tra SGK, đồ dùng học tập của học sinh vào tuần một hằng tháng

- Phối hợp với phụ huynh học sinh để quản lý giờ tự học của học sinh ở nhà

- Sắp xếp chỗ ngồi phù hợp với đối tượng học sinh . Phân công bạn học tốt kèm bạn học còn hạn chế.

- Có kế hoạch phụ đạo học trong buổi học tăng tiết.

- Có lời nhận xét ưu khuyết điểm cụ thể, rõ ràng cụ thể.

- Động viên khen thưởng kịp thời đối với những em học yếu có tiến bộ.

-Tổ chức giờ học sinh động, hấp dẫn để các em thích thú học tập tích cực phát biểu.

- Dạy học chú trọng đến từng đối tượng học sinh, giao bài tập phải phù hợp vừa sức với trình độ học sinh.

c, Nội dung rèn luyện

Trong quá trình dạy phụ đạo cho học sinh cần rèn luyện học sinh nội dung:

-Tập cho học sinh có thói quen chuẩn bị bài chu đáo, xem bài trước theo yêu cầu của giáo viên.

-Tập cho học sinh tích cực học tập, mạnh dạn hỏi thầy cô, hỏi anh chị, trao đổi bạn bè những vấn đề chưa hiểu.

- Trong giờ học, tạo điều kiện cho học sinh được lên bảng làm bài tập mạnh dạn phát biểu trước tập thể lớp

d, Nhận xét, đánh giá kết quả.

Sau 3 tháng phụ đạo, giáo viên lập bảng nhận xét đánh giá kết quả phụ đạo và đề ra biện pháp phụ đạo tiếp cho kì sau [ghi cụ thể từng học sinh], nộp cho tổ trưởng, tổ trưởng tổng hợp nộp tất cả hồ sơ cho phó hiệu trưởng. Thực hiện đến hết năm học.

III. ĐỀ NGHỊ

Các tổ trưởng triển khai kế hoạch bồi dưỡng học sinh cần hỗ trợ đến tất cả giáo viên trong tổ và thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra trong suốt năm học. Mỗi tháng họp tổ chuyên môn có sơ kết rút kinh nghiệm và đề ra những biện pháp mới trong quá trình thực hiện.

KẾ HOẠCH

Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành - Năm học 2018 - 2019

I. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Căn cứ vào Điều lệ trường Tiểu học ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;

- Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;

Căn cứ vào phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019

Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị Trường tiểu học Sơn Phú đề ra kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành như sau:

I.Mục đích yêu cầu:

1.Mục đích:

- Căn cứ vào tình hình thực tế của các lớp về tỉ lệ học sinh còn hạn chế về chuẩn KT-KN trường Tiểu học Sơn Phú đề ra kế hoạch nhằm mục đích nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với học sinh còn hạn chế về chuẩn KT-KN , giúp các em nắm được những kiến thức và kỹ năng cần đạt trong khối lớp học

- Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục học sinh đúng độ tuổi.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

2. Yêu cầu:

- Giáo viên cần xây dựng bài soạn đầy đủ với kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết theo nhu cầu của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học , quan tâm đến đối tượng học sinh yếu, đảm bảo yêu cầu và phù hợp với nhận thức của học sinh yếu.

- Các tổ chuyên môn cần lập kế hoạch và triển khai thực hiện vào các buổi tăng tiết theo kế hoạch căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường.

- Các giáo viên trong quá trình phụ đạo cần đảm bảo tính hệ thống, chú trọng phát triển tư duy và kỹ năng học tập, phương pháp nhận thức của môn học.

- Phụ đạo bình thường thực hiện song song vừa bổ xung những kiến thức cơ bản mà học sinh chưa nắm được.

- Giáo viên nghiên cứu tài liệu, có giáo án đầy đủ khi lên lớp,có sổ theo dõi học sinh học tập; kiểm tra đánh giá học tập của học sinh trong quá trình phụ đạo.

- Học sinh tham gia đầy đủ các buổi ôn tập phụ đạo, tích cực học tập .

II. Thực trạng và tình hình :

- Căn cứ vào danh sách giáo viên gửi cho nhà trường số học sinh còn hạn chế về chuẩn KT- KN ở các lớp như sau:

Lớp 1: 4 em, Lớp 2: 4 em , Lớp 3: 7 em; Lớp 4: 6em, Lớp 5: 6 em.

Tổng cộng toàn trường : 27 em

II. Nguyên nhân:

- Số học sinh yếu đầu năm học 2018 - 2019 do GVCN từ lớp dưới bàn giao lên, nên số học sinh yếu này cũng chưa thật chính xác. Vì vậy GVCN các lớp trong quá trình giảng dạy cần nắm kiến thức căn bản của từng em để thống kê số liệu chính xác hơn.

- Mặc khác, ba tháng hè có một số em không rèn luyện trong hè nên bị quên kiến thức .

- Một số học sinh có trí nhớ không tốt [lâu nhớ mà mau quên], bị bệnh [thiểu năng trí tuệ].

- Phụ huynh phần lớn còn khoán trắng việc giáo dục con em cho nhà trường việc phối hợp cùng với nhà trường còn hạn chế. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em; Một số phụ huynh đi làm ăn xa phải gửi con cho ông bà.

III. Biện pháp thực hiện:

Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp:

Học sinh chưa nắm vững chuẩn KT-KN do nhiều nguyên nhân GVCN cần phải tìm hiểu nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém trong học tập của học sinh, từ đó có những giải pháp thích hợp.

+ Do hoàn cảnh gia đình.

+ Do mất căn bản, tiếp thu quá chậm.

+ Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập hay nói thông thường là học sinh lười học, không chăm chỉ, chuyên cần.

2. Một số biện pháp:

* Phối kết hợp với phụ huynh học sinh, thông báo để phụ huynh biết HS chưa nắm được cái gì ? Những gì còn hạn chế, trao đổi với phụ huynh những yêu cầu đối với học sinh.

* Động viên, khích lệ ý thức, thái độ học tập cho học sinh tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập. Giáo viên phải tìm cách khuyên nhủ, nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng mang tính nghiêm khắc, tuyệt đối không được đuổi học sinh ra ngoài, gây áp lực hoặc xúc phạm học sinh.
* Thường xuyên kiểm tra đến vở ghi của các em, ưu tiên những câu hỏi, những bài tập vừa sức cho các em.

* Giáo viên luôn tôn trọng học sinh, khuyến khích, tuyên dương khen ngợi kịp thời đối với từng tiến bộ nhỏ của các em.

* Phối kết hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh đẩy mạnh phong trào “Đôi bạn cùng tiến” quan tâm, theo dõi, động viên các em những việc đã làm được,

3. Đối với tổ chuyên môn:

- Trên cơ sở kế hoạch nhà trường tổ chuyên môn cần xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện.

- Nội dung phụ đạo học sinh yếu cần trao đổi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn

  • Giao chỉ tiêu cụ thể, từng tháng, học kỳ cho từng giáo viên, báo cáo kịp thời lên ban giám hiệu nhà trường.

III. KẾ HOẠCH CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CHO CÁC LỚP

  1. Biên chế lớp học và Chỉ tiêu chất lượng đại trà:

Cụ thể:

Lớp

Số HS

KT

Hoàn thành KT, KN

Năng lực [Đạt]

Phẩm chất [Đạt]

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1A

29

0

29

100%

29

100%

29

100%

1B

28

0

28

100%

28

100%

28

100%

2A

26

0

26

100%

26

100%

26

100%

2B

26

0

26

100%

26

100%

26

100%

3A

21

01

20

100%

20

100%

20

100%

3B

22

0

22

100%

22

100%

22

100%

4A

21

01

20

100%

20

100%

20

100%

4B

20

0

20

100%

20

100%

20

100%

5A

24

0

24

100%

24

100%

24

100%

5B

25

0

25

100%

25

100%

25

100%

TT

242

2

240

100%

240

100%

240

100%

Môn Anh văn và môn Tin học cũng có chất lượng tương đương với khối lớp đó trở lên.

THÁNG

NỘI DUNG THỰC HIỆN

BIỆN PHÁP

NGƯỜI

THỰC HIỆN

T8 & 9/2018

.

- Nắm Danh sách học sinh yếu. Đối chiếu học sinh yếu đầu năm so với giữa kỳ I.

- Giáo viên các lớp dạy phụ đạo vào các tiết tăng tiết .

+ BGH

Tổ trưởng

+ GVCN

T10/2018

- Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu

- KT học sinh yếu 2 môn: Toán + Tiếng việt

- Tổ chức kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I.

.

- Tiếp tục kế hoạch phụ đạo như tháng 9

- Ôn tập, phụ đạo cho học sinh

Tổ trưởng

+ GVCN

T 11,1 2 /2018

- Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu.

- Tổ chức kiểm tra khảo sát học sinh yếu.

- Báo cáo chất lượng học lực, danh sách học sinh còn yếu.

- Đối chiếu học sinh yếu đầu năm học. giảm bao nhiêu em

- Sơ kết việc phụ dạo HS yếu

- Tiếp tục phụ đạo như các tháng trên .

Tổ trưởng

+ GVCN

T1,2 /2019

- Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu.

- Ra bài KT đánh giá chất lượng việc phụ đạo

-Tiếp tục phụ đạo như các tháng trên.

Tổ trưởng

+ GVCN

T3,4/2019

- Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu. rà sóat chỉ tiêu

- KT chất lượng GHKII đánh giá sự tiến bộ HS

- Đẩy mạnh việc phụ đạo

Tổ trưởng

+ GVCN

T5/2019

KT cuối năm, tổng kết việc phụ đạo HS,

- Ôn tập, kiểm tra, đánh giá tổng kết việc phụ đạo.

+ BGH

Tổ trưởng

+ GVCN

Trên đây là kế hoạch hoạt động dạy phụ đạo HS chưa hoàn thành trong năm học 2018 - 2019 của Trường Tiểu học Sơn Phú. Đề nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường thực hiện nghiêm túc./.

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Linh Nhâm

Video liên quan

Chủ Đề