Kết thúc vòng tuần hoàn giá trị tư bản ban đầu

IV. QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

  • 4.1. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản
  • 4.2. Tái sản xuất tư bản xã hội và điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội
  • 4.3. Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản

4.1. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản:
4.1.1. Tuần hoàn của tư bản.
- Khái niệm: Sự vận động của tư bản từ hình thái ban đầu, trải qua 3 giai đoạn, thực hiện 3 chức năng, biến hoá qua 3 hình thái rồi trở về hình thái ban đầu với một lượng tăng lên gọi là tuần hoàn của tư bản.

Giai đoạn: Mua T - H- Tư bản xuất hiện dưới hình thái đầu tiên là tiền. Tiền được sử dụng mua hai nhóm hàng hoá: tư liệu sản xuất và sức lao động [theo một tỷ lệ nhất định, do đặc trưng công nghệ quy định].- Đặc trưng của hình vi mua là T - H [sức lao động], do đó T được mang hình thái là tư bản tiền.

- Hành vi mua kết thúc, toàn bộ tiền biến thành các yếu tố sản xuất. Tư bản thực hiện chức năng biến hoá hình thái từ tư bản tiền thành tư bản sản xuất.

Giai đoạn: Sản xuất H … SX … H’

- Hai yếu tố tư bản [ TLSX và SLĐ] kết hợp với nhau tạo thành quá trình sản xuất.
- Đặc trưng của giai đoạn sản xuất là tạo ra một giá trị sử dụng gắn liền với tạo ra giá trị thặng dư. Hành vi sản xuất kết thúc, tư liệu sản xuất và sức lao động đã tạo ra được một hàng hoá [H’] có chứa giá trị thặng dư. Tư bản thực hiện biến hoá hình thái từ tư bản sản xuất thành tư bản hàng hoá.

Giai đoạn : Bán H’ - T’- Tư bản thực hiện chức năng bán hàng hoá [H’] nhằm thu về T’ [có chứa giá trị thặng dư].

- Hành vi bán kết thúc, tư bản thực hiện biến hoá hình thái từ tư bản hàng hoá thành tư bản tiền, nhưng khác với hình thái tư bản tiền ban đầu là đại lượng đã lớn lên.

Tổng hợp cả 3 giai đoạn:

- Điều kiện để vòng tuần hoàn được thường xuyên và liên tục:+ Tư bản đồng thời được tồn tại ở cả 3 hình thái.

+ Mỗi hình thái tư bản thường xuyên và liên tục biến hoá qua các hình thái kế tiếp.


4.1.2. Chu chuyển của tư bản:- Thời gian chu chuyển của tư bản:Thời gian chu chuyển của tư bản là thời gian mà tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn của nó.Là thời gian mà tư bản ứng ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi thu về cũng dưới hình thái ban đầu, có giá trị thặng dư.Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.• Thời gian sản xuất là thời gian mà tư bản nằm lại trong lĩnh vực sản xuất gồm:[1] Thời gian lao động là thời gian mà lao động tác động trực tiếp vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Thời gian sản xuất chiếm nhiều hay ít phụ thuộc vào năng suất lao động.[2] Thời gian gián đoạn lao động là thời gian mà đối tượng lao động chịu sự tác động của quy luật tự nhiên. Thời gian gián đoạn lao động có thể xen kẽ với thời gian lao động hoặc tách rời riêng biệt. Phụ thuộc vào quy luật khách quan chi phối từng ngành sản xuất.[3] Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian mà các yếu tố sản xuất sẵn sàng tham gia vào sản xuất. Nó đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất. Quy mô dự trữ sản xuất phụ thuộc vào: đặc iểm của ngành, tình hình thị trường và năng lực tổ chức, quản lý sản xuất…• Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm lại trong lĩnh vực lưu thông gồm: thời gian mua, thời gian bán, cả thời gian vận chuyển. Thời gian lưu thông phụ thuộc nhiều yếu tố như:Tình hình thị trường, quan hệ cung cầu, giá cả.Khoảng cách thị trườngTrình độ phát triển của giao thông vận tải…- Tốc độ chu chuyển của tư bản:+ Thời gian chu chuyển của tư bản phụ thuộc vào thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.Nếu rút ngắn thời gian sản xuất sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản. Nếu rút ngắn thời gian lưu thông, làm cho quá trình sản xuất được lặp lại nhanh hơn, tăng hiệu quả của tư bản.

+ Tốc độ chu chuyển của tư bản: Là số vòng tuần hoàn tư bản thực hiện được trong một năm.

Công thức Chu chuyển:

Trong đó:

n: Tốc độ chu chuyển của 1 loại tư bảnCH: Thời gian 1 nămCh: Thời hạn chu chuyển của 1 loại tư bản.

n 0 là tốc độ chu chuyển trung bình của mọi loại TB

- Tư bản cố định, tư bản lưu động:Cơ sở phân chia: Căn cứ vào phương thức chu chuyển về mặt giá trị của các bộ phận tư bản, tư bản sản xuất được phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động.Tư bản cố định: là bộ phận của tư bản sản xuất được sử dụng toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần vào trong giá trị sản phẩm dưới dạng khấu hao. Giá trị của tư bản cố định không ngừng giảm xuống cho tới khi nó chuyển hết giá trị vào sản phẩm. Đó là thời gian khấu hao toàn bộ giá trị của tư bản cố định. Tư bản cố định tồn tại dưới hình thái hiện vật là máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…Trong quá trình hoạt động, tư bản cố định bị hao mòn dần. Có 2 loại hao mòn:+ Hao mòn hữu hình là hao mòn do sử dụng [hoặc phá huỷ của tự nhiên gây ra] làm cho tư bản cố định bị mất giá trị và giá trị sử dụng.Muốn chống hao mòn hữu hình, trong quá trình hoạt động, tư bản cố định cần được bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa đúng chế độ kỹ thuật… Các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thay thế có thể thực hiện định kỳ hay đột xuất, được bổ sung vào tư bản hoạt động và được phân bổ theo tỷ lệ vào giá trị sản phẩm được sản xuất ra gắn với toàn bộ cuộc đời hoạt động của tư bản cố định.+ Hao mòn vô hình là hao mòn thuần tuý về giá trị do tiền bộ khoa học kỹ thuật gây ra.Tư bản cố định cũ bị giảm giá trị ngay khi giá trị sử dụng của nó còn nguyên vẹn [hoặc suy giảm một phần], do tiến bộ khoa học kỹ thuật tác động.Muốn chống hao mòn vô hình, hạn chế sự phá huỷ của tự nhiên, các nhà tư bản tìm cách kéo dài ngày lao động, tăng thời gian sử dụng máy, hoạt động tối đa công suất của máy.Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, quy mô của tư bản rất lớn. Các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế cũng rất lớn, vì vậy cần thu hồi vốn nhanh là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong cạnh tranh.Thực tế, tỷ lệ khấu hao được tính rất cao ngay từ những năm đầu hoạt động, tránh tổn thất vô hình.Tư bản lưu động: Là bộ phận của tư bản sản xuất, chúng tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất và chuyển hết một lần giá trị vào trong sản phẩm. Tư bản lưu động tồn tại dưới hình thái hiện vật là nguyên nhiên vật liệu, vật rẻ tiền mau hỏng và tiền lương.Việc phân chia tư bản thành TBCĐ và TBLĐ có ý nghĩa thực tiễn đối với sản xuất kinh doanh, cho phép các chủ thể kinh tế lựa chọn quy mô và lĩnh vực đầu tư phù hợp với năng lực kinh doanh.- Ý nghĩa nghiên cứu tăng tốc độ chu chuyển của tư bản.+ Tăng tốc độ chu chuyển tư bản cố định sẽ tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, tránh hao mòn. Có thể dùng quỹ khấu hao làm quỹ dự trữ, mở rộng sản xuất mà không cần đầu tư thêm tư bản.+ Tăng tốc độ chu chuyển tư bản lưu động sẽ tiết kiệm được tư bản ứng trước khi quy mô sản xuất có thể mở rộng mà không cần tư bản phụ thêm.+ Tăng tốc độ chu chuyển tư bản khả biến có ảnh hưởng trực tiếp đối với việc sản xuất giá trị thặng dư, theo đó là khối lượng giá trị thặng dư tăng lên.

→ Tuy nhiên, tăng tốc độ chu chuyển của tư bản, gây ra ảo tưởng rằng, lưu thông cũng tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

4.2. Tái sản xuất tư bản xã hội và điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội:
4.2.1. Một số khái niệm.Tái sản xuất tư bản xã hội là tái sản xuất tư bản cá biệt đan xen lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau, tư bản xã hội là tổng số tư bản cá biệt hoạt động đan xen lẫn nhau…Tái sản xuất tư bản xã hội có hai loại: Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.- Để phân tích tái sản xuất tư bản xã hội, Mác nêu các giả định:+ Nền sản xuất xã hội được phân chia thành 2 khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất;Khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng.+ Hàng hoá luôn được bán đúng giá trị: giá cả bằng giá trị; giá trị không thay đổi trong khi nghiên cứu. Toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí hết và chuyển dịch vào giá trị tổng sản phẩm.+ Giả sử chỉ có 2 giai cấp cơ bản và m’=100% không thay đổi.+ Cấu tạo c/v không thay đổi.

+ Không xét đến ngoại thương.

4.2.2. Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội.
4.2.2.1. Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn.
+ Sơ đồ ví dụ:

Vậy, điều kiện để thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất đơn giản là:


4.2.2.2. Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng.Mác đưa ra sơ đồ tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội:[I] 4000c + 1000v + 1000m = 6000 giả sử KV I tỷ lệ TL là 50% 1000 m = 500m TL + 500m TD .[II] 1500c + 750v + 750m = 3000Quy mô và cơ cấu tích luỹ KV I qquyết định quy mô và cơ cấu tích luỹ KV II.

Vậy, có thể đưa ra điều kiện thực hiện tổng sản phẩm như sau:

- Sự phát triển của Lênin đối với lý luận tái sản xuất tư bản xã hội của C. Mác.

4.3. Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản:- Bản chất và nguyên nhân khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản.Hình thức khủng hoảng phổ biến trong kinh tế tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất thừa.

- Chu kỳ kinh tế.

Video liên quan

Chủ Đề