Khi bạn nghèo thì giá trị của bạn trong mặt người khác còn thua cả 1 cái bình hóa tâm thường

Bạn có thực sự nghĩ rằng sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo là người nghèo xem nhiều TV hay người giàu thì tắm nhiều không? Nếu bạn bỗng nhiên tắm thường xuyên hơn hoặc xem TV ít hơn, thực tế mà nói, bạn cũng chẳng giàu lên đâu. Sự khác biệt ấy thực chất là nằm ở tâm lí và tư duy kiếm tiền.

1. THÍCH CHƠI KIỂU PHÒNG THỦ

Nếu bạn chơi một game phòng thủ với thái độ rất nghiêm túc thì cơ hội thắng trò chơi của bạn sẽ là bao nhiêu? Vô cùng thấp hoặc không, phải không? 

Rất nhiều người chơi trò kiếm tiền theo cách đó. Mục tiêu chính của họ không phải thắng cuộc hay đứng đầu bảng mà chỉ là không để bị thua. Họ chỉ muốn có đủ tiền để chi trả hóa đơn và không rơi vào cảnh nợ nần. Chiến thuật này có một vấn đề: Khi mục tiêu của bạn đơn giản chỉ là nổi trên bề mặt thì bạn cũng sẽ đạt được như vậy thôi. 

Tất nhiên, một số người có mục tiêu lớn hơn thế một chút. Họ tiết kiệm 10% thu nhập để đầu tư vào thị trường chứng khoán và hi vọng thị trường chứng khoán đó sẽ không sụp đổ; khi về già, họ vẫn có một khoản thu nhập để dựa vào. Nhưng có thể, đến thời điểm ấy, họ sẽ tự khóa mình trong vùng thoải mái với một số tiền lương nhỏ. Điều đó chẳng có gì là sai cả nhưng nếu như mục tiêu của bạn là chi trả hóa đơn hằng ngày, bạn sẽ chỉ giậm chân tại chỗ. 

Nếu muốn trở nên giàu có thực sự, hãy dừng trò chơi này lại, thay vào đó, hãy trở thành người tiến công. Một người thông thái đã từng nói: "Nếu bạn hướng tới các vì sao, dù trượt, bạn cũng sẽ chạm tới mặt trăng".

2. KHÔNG COI TRỌNG TỰ DO

Tự do chính là sống đúng cuộc đời bạn muốn chứ không phải là cuộc sống mà người khác thay bạn định đoạt. Làm điều bạn muốn, theo cách bạn muốn và ở nơi mà bạn muốn! 

Đó là lí do vì sao bạn thấy nhiều người nói: "Tiền không quan trọng! Đừng để cuộc sống phụ thuộc vào nó!" hay "Tiền bạc là mầm mống của tội ác". Bạn thấy nhiều người làm việc cả đời từ sáng đến tối chỉ vì vài đồng bạc để những người thu hóa đơn tránh xa nơi ở của họ. Họ làm những công việc mà họ ước họ có thể bỏ, vì họ không thích công việc đó và vì họ ghét sếp của họ. Nếu như có cơ hội, họ sẽ nghỉ việc. 

Đó chính xác là lời giải thích cho đồng tiền định hình tự do! Những người giàu trở nên giàu hơn vì tiền khiến họ ngày càng tự do để sống cuộc đời họ muốn.

3. CẬT LỰC KIẾM TIỀN

Nghe có vẻ hơi mâu thuẫn nhưng bạn có nghĩ mình cần phải làm việc chăm chỉ để kiếm tiền không? Những thứ mà mọi người làm khi họ muốn kiếm tiền là: Họ làm việc chăm chỉ để được thăng tiến. Và nếu như không đủ, họ sẽ nghĩ đến việc tăng ca hay kiếm một công việc làm thêm. Vấn đề xảy đến là: Cho dù họ được trả bao nhiêu đi chăng nữa, đến cuối ngày, thời gian sẽ bị giới hạn. 

Và người giàu hoàn toàn hiểu điều đó nên thay vì chăm chỉ làm việc kiếm tiền, họ để đồng tiền làm việc cho họ. Họ xem đồng tiền như một công cụ giúp họ kiếm được nhiều hơn chứ không chỉ là một mẩu giấy đơn thuần có tác dụng mua bán. 

Tất nhiên, ban đầu, mọi người chắc chắn sẽ phải làm việc chăm chỉ để kiếm tiền nhưng nó chỉ là việc tạm thời đối với người giàu còn đối với người nghèo sẽ là mãi mãi. Khi bạn kiếm đủ tiền – đủ để nó có thể làm việc cho bạn, bạn sẽ có nhiều tự do hơn.

4. TẬP TRUNG VÀO NHỮNG RÀO CẢN

Một người bạn của tôi muốn mở nhà hàng; thực tế, tôi đã nghe anh ấy kể câu chuyện này cách đây 3, 4 năm trước. Nhưng mỗi lần tôi hỏi anh ấy tại sao chưa bắt đầu, anh ấy đều trả lời rằng: "Mình không có tiền và cũng không thích nợ nần". Vấn đề nằm ở đó: người nghèo luôn nghĩ về những thứ có thể sai hướng trong quyết định. 

Trong 4 năm đó, nếu quyết tâm mãnh liệt, anh ấy đã có thể tìm một nhà đầu tư hay ít nhất là tiết kiệm đủ để bắt đầu. Anh ấy thậm chí chưa nghiên cứu thị trường, không có lấy cả một kế hoạch vạch rõ đường đi nước bước. Suy nghĩ của anh ấy chỉ quẩn quanh trong việc nếu có tiền, nhà hàng sẽ tự "sinh ra". 

Ấy thế nhưng, khó khăn này sẽ chồng khó khăn khác sau khi mở nhà hàng. Không liên quan đến việc bạn muốn kinh doanh gì, sẽ luôn có những rào cản, sẽ có hàng triệu vấn đề đi lệch hướng. Và nếu như bạn giống như bạn tôi, luôn phàn nàn về những khó khăn và chẳng chịu bắt tay vào làm, bạn chắc chắn rơi vào tình trạng kinh tế tồi tệ mà anh ấy gặp phải.

5. NHẬN LƯƠNG THEO ĐÚNG GIỜ CÔNG

Bạn có thường nghe ai đó nói rằng: "Tôi chăm chỉ hơn bất kì ai khác", "Tôi xứng đáng được trả nhiều hơn thế", "Tôi có bằng cấp từ trường danh tiếng nọ", "Tôi thông minh và tài năng hơn"… không? Thực tế, chẳng ai quan tâm đến những lời khoe khoang đó đâu! Vấn đề là: Đến cuối cùng, bạn truyền đạt được bao nhiêu giá trị?

Cũng có thể bạn chăm chỉ hơn Jeff Bezos nhưng Bezos kiếm được 4,5 triệu USD/giờ còn bạn thì không! Vì khi bạn đang phàn nàn, công ty của ông ấy đã mang đến giá trị cho hàng triệu người khắp nơi trên thế giới.

6. KHÔNG THÍCH NGƯỜI THÀNH CÔNG VÀ GIÀU CÓ HƠN MÌNH

Có thể bạn ghét người ta vì một lí do nào đó nhưng không thể phủ nhận, để có vị trí như hiện tại, người đó đã làm việc chăm chỉ suốt một thời gian dài, kể cả khi được thừa kế một số tài sản. Chắc chắn người ta cũng có tính kỉ luật hơn bạn. Vậy, thay vì ghét họ, tại sao bạn không kết bạn với họ chứ!

7. LUÔN NGHĨ MÌNH BIẾT MỌI THỨ

Đây chính là điều kì cục nhất. 

Mọi người sẽ làm gì khi họ vướng vào vấn đề tài chính? Họ phàn nàn. Có vô số thứ mà bạn có thể đổ lỗi, từ chính quyền tới sếp quản lí trực tiếp. Nhưng nếu được gợi ý hãy đọc và tìm hiểu những điều cơ bản về quản lí tiền bạc, anh ta sẽ cau có: "Đây là tiền của tôi và tôi biết cách quản lí nó!". Nếu như đã biết rõ tất cả, vậy tại sao bạn luôn rỗng túi? 

Bạn có nhận ra khi người ta rơi vào một cuộc tranh cãi, họ luôn cố gắng chứng minh họ đúng, kể cả khi họ sai thay vì cố gắng tìm hiểu và học hỏi?

8. KHÔNG KIỂM SOÁT ĐƯỢC TIỀN

Biết cách quản lí tiền nong không phải là tài năng thiên bẩm mà bạn phải học. Bạn đang kiếm tiền không có nghĩa là bạn sẽ biết cách quản lí tiền bạc hợp lí. Vấn đề đó là: Mọi người nghĩ rằng nếu họ bắt đầu quản lí tiền bạc, tự do của họ sẽ bị giới hạn. Họ không muốn bị hạn chế trong một ngân sách cố định hay cảm thấy khó khăn trước khi mua một món đồ. Cuối tháng, họ sẽ nhận lương và giờ họ muốn hưởng thụ. 

Nhưng sự thật là: Nếu bạn không quản lí tiền bạc, bạn sẽ không bao giờ có thể chủ động tài chính. Và sự thỏa mãn thiếu suy nghĩ ngắn hạn đó không phải là tự do thực sự đâu. Nếu như bạn không thể quản lí khoản lương hợp lí, làm sao bạn có thể quản lí một khoản gấp 10 hoặc gấp 100 lần như thế? 

Điều khiến người nghèo thật nghèo chính là tâm lí nghèo nàn yếu ớt. Vậy một trong những hậu quả của điều đó là bạn không có tiền. Tin tốt là bạn có thể thay đổi tâm lí đó. Điều đó không có nghĩa là ngày hôm sau bạn sẽ ngồi trên một đống tiền nhưng dần dần, bạn sẽ nhìn nhận mọi thứ theo một cách khác, bạn sẽ suy nghĩ theo một cách khác. 

Thay vì than phiền, bạn sẽ biết tận dụng những cơ hội mà bạn gặp được. Qua thời gian, bạn sẽ cải thiện được tình hình tài chính. Có câu nói: "Cách tốt nhất để giúp người nghèo là đừng trở thành một trong số họ".

Nguồn: Sách "Bí mật tư duy triệu phú" của tác giả Harv Eker

T.LN

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

5 bài học về giàu nghèo ai cũng nên tự mình nhìn thấu trước tuổi 30: Khi nghèo khó thì đừng tính toán hay ngại khổ, khi giàu có hãy sống thiện lương, trân quý hiện tại

Cuộc sống luôn có những khúc quanh bất ngờ. Những lúc nghèo khổ bần cùng, người ta khó mà chống lại sự tuyệt vọng, chán nản, suy nghĩ tầm thường. Nhưng giàu có, sung túc đôi khi lại tạo ra nhiều cạm bẫy khiến người ta quên giá trị thực sự của cuộc sống. Hãy cùng suy ngẫm về những bài học đơn giản nhưng sâu sắc về sự giàu - nghèo để có thêm sự lạc quan và động lực sống.

1. Tỷ phú giàu nhất Hong Kong Lý Gia Thành từng chia sẻ bài học thấm thía về sự giàu nghèo mà ít ai làm được: Khi bạn còn nghèo đừng chỉ ru rú ở nhà, hãy đi ra bên ngoài để gặp gỡ, tìm hiểu cơ hội cho mình. Khi giàu có rồi thì hãy làm ngược lại.

Khi bạn nghèo, hãy tiêu tiền cho người khác, đừng tính toán nhiều. Đó là số tiền bạn nên chi để "mua" được cơ hội cho bản thân. Còn khi đã giàu rồi, hãy học cách để người khác đối xử tốt với bạn. Đó là nghệ thuật sống.

Khi bạn nghèo, đừng ngại quăng mình ra ngoài để người khác tận dụng bạn. Bằng cách đó, bạn sẽ học được kinh nghiệm, biết cách tạo dựng sự nghiệp cho chính mình. Nhưng khi đã có sự nghiệp rồi, hãy bảo vệ mình, đừng để người khác lợi dụng.

2. Khi nghèo thì đừng tính toán, ganh đua với người khác. Đó gọi là "tiền nghèo nhưng chí không nghèo". Dù nghèo cũng đừng quá hà tiện, hãy hào phóng, thoải mái chia sẻ tấm lòng của mình.

Nhưng khi giàu thì bạn phải học cách nhường nhịn và buông bỏ. Đừng khoe khoang sự giàu có, sống phô trương. Hãy nhớ rằng, cuộc sống càng giản đơn, càng tĩnh tại. Đó là nghệ thuật sống tinh tường mà không phải ai cũng có thể hiểu được.

3. Tuổi trẻ là tài sản lớn nhất, phải quý trọng thời gian, đừng sợ nghèo khó, gian nan. Hãy dùng tuổi trẻ để bồi dưỡng bản thân, hiểu được cái gì là đáng quý, biết được thứ nên đầu tư, chỗ nên tiết kiệm. Đó chính là điểm mấu chốt của bài học làm giàu, chìa khóa để thay đổi cuộc đời.

4. Một người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để trải nghiệm xem cuộc sống của những người nghèo ở đây như thế nào. Người cha đưa con đến nông trại của gia đình nghèo nhất vùng với suy nghĩ: "Đây là bài học thực tế tốt để dạy cho thằng bé biết được còn rất nhiều người cơ cực hơn mình và cần phải quý trọng cuộc sống".

Sau 2 hai ở lại và tìm hiểu cuộc sống của vùng quê nghèo, họ trở về nhà. Trên đường về người cha hỏi con trai: "Chuyến đi này thế nào hả con?".

- Thật tuyệt vời bố ạ.

- Con đã thấy những người nghèo sống như thế nào rồi đó.

- Ô, vâng.

- Con rút ra bài học gì từ chuyến đi này?

- Con thấy những người ở nơi đây thật giàu có bố ạ. Chúng ta có 1 con chó, họ có 4 con. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải mua và treo đèn lồng trong vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào ban đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân, còn họ lại có cả chân trời.

Chúng ta chỉ có một mảnh đất để sinh sống còn họ lại có cả những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải mua thực phẩm, còn họ là trồng ra những thứ đó. Nhà chúng ta có những bức tường bảo vệ xung quanh còn họ lại có những người láng giềng che chở cho nhau... Bố ơi, bây giờ con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi!

Đến đây, người cha không nói gì cả, con trai ông đã học được một bài học về giá trị cuộc sống. Chính chúng ta nhiều khi cũng quên mất những gì mình đang có và luôn mơ tưởng, đòi hỏi những thứ không nằm trong tầm tay. Trong cuộc sống, có những thứ không có giá trị với người này nhưng lại là niềm mong mỏi của người khác. Sự giàu, nghèo phụ thuộc vào cách nhìn và đánh giá của mỗi người. Đừng quá lo lắng, đợi chờ vì những điều bạn chưa có mà bỏ quên hiện tại đáng trân quý, cho dù chúng rất nhỏ nhoi.

5. Một người hôm nay đi xe đạp chỉ trị giá 2 triệu, nhưng nhờ sự tiết kiệm đó, 5 năm sau họ lại có một khoản tiền trăm triệu gửi ngân hàng.

Một nhà đầu tư có thể kiếm được tiền tỷ trong chớp mắt, dư sức mua siêu xe hạng sang, nhưng có thể chỉ sau 1 đêm lại trắng tay vì cổ phiếu xuống giá, làm ăn thua lỗ. Đến lúc đó, siêu xe bán đi cũng không đủ để trả nợ.

Cuộc đời chính là như vậy. Không ai biết ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì, cũng không ai biết được vận mình sẽ như thế nào. Vì thế, dù hiện tại bạn giàu có hay vẫn nghèo, hãy cứ sống tốt mỗi ngày:

- Kiểm soát tâm trạng của bản thân: Cuộc đời của bạn, tất cả đều do bạn quyết định. Bạn không thể kiểm soát được những gì xảy ra với mình nhưng bạn có thể kiểm soát được cách mình phản ứng trong mọi tình huống. Đó mới là điều quyết định niềm vui, nỗi buồn của bạn.

- Hãy tự chăm sóc bản thân mình: Không ai có thể nâng đỡ, chăm sóc bạn suốt cuộc đời. Khi còn trẻ, hãy học cách tự chăm sóc bản thân để không gục ngã chỉ vì một cơn ốm sốt.

- Học cách buông bỏ: Đừng để những điều thuộc về quá khứ chiếm hữu hiện tại của bạn rồi khiến tương lai trở thành u ám. Mệt hay không mệt là do tâm thái của mỗi người quyết định. Được "dọn dẹp" hết những bụi bẩn, tâm trí bạn sẽ trở nên sáng hơn, đẹp hơn. Ném đi những khổ đau vô nghĩa, trái tim bạn sẽ có thêm không gian cho niềm vui đọng lại.

- Đừng coi trọng được mất: Thực ra trong cuộc đời này, ngoài sinh mệnh của bản thân ra thì không còn có gì quan trọng, đáng để bạn lạc lối cả. Được hay mất rồi cũng hóa thành hư vô khi chúng ta lìa xa thế giới mà thôi.

- Học cách chịu khổ: Nhân lúc còn trẻ, còn có thể chịu khổ thì đừng ngần ngại. Bạn càng né tránh sự khổ cực bao nhiêu thì sau này càng phải gánh chịu nó nhiều bấy nhiêu. Tuổi trẻ, đừng chọn an nhàn, hãy dấn thân nếu muốn thành công.

- Hãy sống thiện lương, bởi đó là nền tảng cốt lõi để làm người. Một người có tấm lòng nhân hậu, khoan dung luôn là một người khả ái, xinh đẹp, có thể khiến người khác cảm kích cả đời.

Theo Minh An

Thời đại/Tổng hợp

Từ khóa: bí quyết làm giàu, bài học khi nghèo khó, quản lý tài chính, bài học làm giàu, người giàu người nghèo

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề