Khi giá các yếu tố đầu vào của sản xuất tăng sẽ dẫn đến

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Hoặc sự mất giá của một đồng tiền so với loại tiền tệ khác

Một ví dụ điển hình về lạm phát đó là một ổ bánh mì bán vào năm 2000 có giá 1.500 đồng/ ổ. Vào năm 2010, giá của ổ bánh mì đấy, mặc dù chất lượng không thay đổi giá đã là 5.000 đồng/ ổ. Và đến năm 2020, giá của bánh mì đó là 25.000 đồng/ ổ.

Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng lạm phát?

Nguyên nhân mà chúng ta phải kể đến đầu tiên đó chính là do thừa tiền quá mức. Thông thường, lượng tiền sẽ được cân đối để phục vụ cho việc lưu thông hàng hóa và dịch vụ. Nhưng vì một lý do nào đó mà lượng tiền dư thừa quá mức so với hàng hóa thì sẽ tạo ra hiện tượng lạm phát.

Giả sử nền kinh tế của chúng ta chỉ sản xuất ra 3 ổ bánh mì và chính phủ in tiền vừa đủ để trao đổi 3 ổ bánh mì đó. Lúc này, cung tiền cân bằng với hàng hóa . Có thể thấy rằng 1 ổ bánh mì tương đương với 1 đơn vị tiền tệ. Nếu sau đó một thời gian, số lượng hàng hóa không đổi, nhưng cung tiền lại tăng gấp đôi, ta có thể thấy rằng: cùng với ổ bánh mì đó , nhưng bạn cần bỏ ra số lượng tiền gấp đôi để đổi lấy 1 ổ bánh mì . Hay cũng với một lượng tiền mà trước kia bạn có thể mua được 1 ổ bánh mì thì nay chỉ còn có thể đổi được một nửa ổ mà thôi.

Lạm phát do sự tăng lên về cầu [nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng] được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.

Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó mà leo thang dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Ví dụ như thường ngày bạn đi mua thịt với giá khoảng 80 ngàn/ kg nhưng đến dịp cận Tết, nhu cầu sử dụng thịt để làm bánh chưng, chả lụa, xúc xích tăng cao làm cho giá cả tăng mạnh, kéo theo đó các mặt hàng khác như là thịt gà, thịt bò, các sản phẩm về thực phẩm cũng gia tăng đẩy lạm phát tăng

Lạm phát sinh ra do tăng về chi phí sản xuất dẫn đến sự tăng giá cả sản phẩm đầu ra [chi phí đẩy].

Chi phí đầu vào của doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, máy móc, thuế và khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng lên, dẫn đến sản phẩm cũng sẽ tăng lên và một phần chi phí tăng lên sẽ được chuyển sang người tiêu dùng dẫn đến mức giá chung của toàn thể tăng lên được gọi là lạm phát do chi phí đẩy.

Chẳng hạn, như chi phí đầu vào của sản phẩm bánh mì phụ thuộc vào giá cả bột mì và giá thịt. Nếu giá thịt tăng hoặc giá bột mì tăng sẽ làm gia tăng chi phí tạo nên một chiếc bánh mì mà sau đó giá bán của bánh mì sẽ tăng lên. Một ví dụ điển hình khác về nguyên nhân lạm phát do chi phí đẩy đó chính là giá xăng dầu. Giá xăng dầu là nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp nên ảnh hưởng khá nhiều giá bán đầu ra của các sản phẩm của các doanh nghiệp đó. Vì vậy, nó sẽ tác động nhiều đến lạm phát. Mỗi khi giá xăng tăng thì giá cả các loại hình taxi, cước vận tải gia tăng, rau củ quả, thực phẩm cũng tăng. Thậm chí  giá nhà hay giá cho thuê nhà cũng sẽ tăng theo.

Vậy lạm phát được đo lường như thế nào?

Lạm phát được đo lường bằng sự thay đổi giá cả hàng hóa dịch vụ trong một nền kinh tế.

  • Lạm phát được đo lường thông qua chỉ số CPI [Consumer Price Index]
  • CPI là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian
  • Chỉ số CPI dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng

Giỏ hàng hóa được tính trong CPI bao gồm các mặt hàng hóa như sau:

  • Lương thực, thực phẩm, ăn uống và gia đình , đồ uống và thuốc lá
  • May mặc, mũ nón, giày dép
  • Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng
  • Thiết bị và đồ dùng gia đình
  • Thuốc và dịch vụ y tế
  • Giao thông
  • Bưu chính viễn thông
  • Giáo dục
  • Văn hóa, giải trí và du lịch
  • Hàng hóa và các dịch vụ khác

Tác động của lạm phát

Tùy vào giá trị của lạm phát , chúng ta chia lạm phát thành nhiều cấp độ khác nhau

  • Giảm phát: mức lạm phát

Chủ Đề