Khoa Cơ khí Chế tạo máy Cơ tất cả báo nhiêu bộ môn

I. TỔNG QUAN

Khoa Cơ khí là một trong các khoa lớn và lâu đời nhất thuộc Trung tâm Kỹ thuật Quốc gia Phú Thọ được thành lập vào năm 1957 và phát triển cùng với lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Bách khoa Tp. HCM. Khoa cơ khí là trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao ở khu vực phía Nam. Cán bộ và sinh viên Khoa Cơ khí luôn phát huy vai trò đi đầu trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và xã hội. Khoa Cơ khí cung cấp các chương trình đào tạo hiện đại và thực tế nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành những chuyên gia đầu ngành trong tương lai. Hơn nữa, Khoa còn thực hiện nhiệm vụ tiến hành các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, góp phần hiệu quả vào việc phát triển công nghệ. Các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Khoa tập trung vào các lĩnh vực như: thiết bị và máy móc công nghiệp, thiết bị chế biến thực phẩm, dệt may, nhựa, nhiệt lạnh, cơ điện tử, tự động hóa,…

Khoa đào tạo và cấp bằng kỹ sư thuộc 05 ngành: Kỹ thuật cơ khí [gồm 02 chuyên ngành: Kỹ thuật chế tạo và Máy xây dựng & nâng chuyển]; Kỹ thuật Cơ điện tử; Kỹ thuật Nhiệt [chuyên ngành Kỹ thuật Nhiệt lạnh]; Kỹ thuật Dệt may; Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp. Đào tạo và cấp bằng Thạc sĩ thuộc 05 ngành: Công nghệ Chế tạo máy; Kỹ thuật tạo phôi; Kỹ thuật máy và thiết bị xây dựng, nâng chuyển; Công nghệ Nhiệt lạnh; Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp. Đào tạo và cấp bằng Tiến sĩ thuộc 06 ngành: Công nghệ Chế tạo máy; Kỹ thuật máy công cụ; Công nghệ tạo hình vật liệu; Kỹ thuật máy nâng, máy vận chuyển liên tục; Công nghệ và thiết bị lạnh; Công nghệ và thiết bị nhiệt.  

Tổng số cán bộ giảng dạy trong Khoa là 130 bao gồm giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư. Ngoài ra, Khoa còn tiếp nhận chuyên gia trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu ngắn hạn và nghiên cứu sinh tham gia các dự án và chương trình nghiên cứu từ ngân sách nhà nước và công nghiệp.

Nhằm phục vụ mục tiêu giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, Khoa đã trang bị các phòng thí nghiệm cấp Khoa bao gồm: Phòng thí nghiệm Đo lường, Phòng thí nghiệm CAD/CAM, Xưởng Cơ khí, Phòng Máy tính, Thư viện,… và các phòng thí nghiệm cấp bộ môn gồm: Thiết kế máy, Chế tạo máy, Cơ điện tử, Dệt may, Thiết bị và Máy xây dựng    

Từ năm 2009 Khoa Cơ Khí triển khai áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO cho ngành Kỹ thuật Cơ khí và từ năm 2013 áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO cho tất cả các ngành còn lại của khoa.

Các lĩnh vực nghiên cứu tập trung:

  • Tự động hóa và Cơ điện tử.
  • Thiết kế và phát triển sản phẩm.
  • CAD/CAM/CIM.
  • Robot.
  • Công nghệ và Máy công nghiệp.

Thông tin phân ngành Khoa Cơ Khí

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA 

Giới thiệu chung

Bộ môn công nghệ chế tạo máy khoa Cơ khí Chế tạo máy có bề dày truyền thống gần 60 năm. Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, bộ môn đã từng bước phát triển vững chắc. Tập thể đội ngũ giảng viên ngày càng được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. 

Đội ngũ giảng viên hiện tại có kinh nghiệm và có học hàm, học vị cao tham gia giảng dạy và các hoạt động nghiên cứu chuyển giao. Bộ môn Chế tạo máy phụ trách đào tào chuyên ngành công nghệ chế tạo máy và t ngành kỹ thuật công nghệ cơ kỹ thuật cơ khí cho bậc học đại học và ngành kỹ thuật cơ khí cho bậc sau đại học hàng năm.

Là đơn vị đảm nhiệm vai trò định hướng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực: chế tạo, đổi mới sáng tạo với rất nhiều đề tài các cấp.

Đội ngũ giảng viên

Bộ môn Chế tạo máy hiện nay có 03 PGS .Tiến Sỹ, 04 Tiến sĩ, 11 Thạc sỹ [04 Nghiên cứu sinh trong và ngoài nước] nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Các Giảng viên Bộ môn không ngừng học tập và nghiên cứu, cập nhật kiến thức công nghệ mới đưa vào giảng dạy, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo.

Các Giảng viên thuộc Bộ môn đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, đã công bố nhiều bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế và trong nước.

Danh sách giảng viên Bộ môn Chế tạo máy

[Click vào Họ và tên để xem Lý lịch khoa học]

Danh sách Giảng viên hỗ trợ chuyên môn

[Click vào Họ và tên để xem Lý lịch khoa học]

Chức năng – Nhiệm vụ

  • Đảm nhiệm việc giảng dạy các môn học chuyên ngành Chế tạo máy và Công nghệ KT cơ khí
  • Xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo chuyên ngành Chế tạo máy và Công nghệ KT cơ khí
  • Tư vấn khóa học cho Khoa và Trường. Chương trình đào tạo được liên tục cập nhật
  • Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo.
  • Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng trong các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, đào tạo và sản xuất.

Các phòng thí nghiệm

Giảng dạy các học phần cho sinh viên ngành Công nghệ chế tạo máy và Công nghệ kỹ Thuật Cơ khí bao gồm:

–         Thực hành CNC

–         Thực hành CAD/CAM

–         Thiết kế các phần mềm 3D: Inventor, Solidworks,..

–         Thực hành In 3D

–         Giảng dạy học phần AutoCad cho các lớp đào tạo ngắn hạn

Bộ môn Chế tạo máy

Bộ môn chế tạo máy có nhiệm vụ giảng dạy các môn học cơ sở chế tạo máy cho các ngành liên quan đến kỹ thuật cơ khí, Cơ điện tử, Kỹ thuật nhiệt, Cơ khí Động lực và các môn học chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy. Bộ môn chế tạo máy là đơn vị chủ quản ngành Công nghệ chế tạo máy, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào tạo kỹ sư công nghệ chế tạo máy và tham gia đào tạo bậc sau đại học.

2. Đội ngũ giảng viên

Hiện tại bộ môn có 15 giảng viên, trong đó có 2 PGS, 4 TS và 9 Thạc sĩ. Các giảng viên trẻ đều đã tốt nghiệp cao học và nhiệt huyết cống hiến. Tất cả các môn học do bộ môn phụ trách đã có đề cương chi tiết. Sinh viên Ngành công nghệ Chế tạo máy được thực tập tại xưởng thực hành với thời lượng khá nhiều, chủng loại máy tương đối phong phú [từ những máy công cụ cơ bản đến các máy chính xác cao như CNC] vì thế khi ra trường các sinh viên tiếp cận được ngay với quá trình sản xuất cơ khí. Ngoài ra trong quá trình học sinh viên được giao nhiệm vụ thiết kế một đồ án Công nghệ chế tạo máy, khóa luận tốt nghiệp có nội dung vừa rộng và sâu bao gồm từ giai đoạn chế tạo phôi đến thiết lập quy trình công nghệ gia công cắt gọt vì thế sinh viên sẽ không bỡ ngỡ khi ra trường và tiếp cận ngay với quá trình sản xuất công nghiệp.

3. Nghiên cứu khoa học

Ngoài nhiệm vụ chính là đào tạo, tư vấn khoa học cho Khoa Cơ khí và Trường. Các giảng viên thuộc bộ môn cũng đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp: Nhà nước, Bộ và Trường. Hàng năm nhiều công trình khoa học của các giảng viên thuộc bộ môn được công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.

  1. Phát triển gia công chính xác và siêu chính xác.
  2. Nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới và vật liệu thông minh.
  3. Tối ưu hóa thông số quá trình gia công cắt gọt.
  4. Tính toán, mô phỏng quá trình cắt gọt với tốc độ cao.

Đội ngũ giảng viên Bộ môn chế tạo máy

4. Một số hình ảnh phòng thí nghiệm vật liệu bộ môn CTM

Máy cắt mẫu chính xác Precicut

Máy kéo nén UH – F500kNI

Máy kiểm tra va đập

Máy mài mẫu thử PreciPolish

 

Máy phân tích vật liệu: PDA-7000

Video liên quan

Chủ Đề