Khu du lịch hồ núi cốc những giá trị gì về mặt tự nhiên và phát triển kinh tế?

[Xây dựng] - Với quy mô hơn 1.200ha [không tính diện tích mặt nước], Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2025 Khu du lịch hồ Núi Cốc sẽ đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là Khu du lịch quốc gia. Tuy nhiên, đến nay nhiều dự án tại đây vẫn chưa thể triển khai, thậm chí còn chưa có hồ sơ đề xuất.

Dự án BT được kỳ vọng tạo bước đột phá trong phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên dự kiến hoàn thành sau 18 tháng thi công nhưng hơn 4 năm qua vẫn chưa chốt được thời điểm đưa vào sử dụng.

Chưa hiệu quả

Hồ Núi Cốc rộng 25km2 với hàng trăm đảo lớn nhỏ, xung quanh là rừng, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, không xa thành phố Thái Nguyên nên có tiềm năng du lịch sinh thái, cảnh quan và nghỉ dưỡng. Vì thế, địa điểm này đã được tỉnh Thái Nguyên đề xuất và ngày 18/11/2016 Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt quy hoạch trở thành Khu du lịch quốc gia vào năm 2025.

Tuy nhiên, đến nay hơn một nửa chặng đường đã đi qua, tại hồ Núi Cốc chưa có sản phẩm du lịch xứng tầm, cơ sở vui chơi giải trí, lưu trú mới chỉ dừng lại ở dạng bình dân, chưa hấp dẫn du khách. Trong khi đó, hầu hết các dự án đang vướng mắc hoặc nhà đầu tư không triển khai.

Để thu hút đầu tư, tạo sản phẩm du lịch, tỉnh Thái Nguyên đầu tư tuyến đường ven hồ Núi Cốc, thu hút một số dự án đầu tư ngoài ngân sách, nhưng thời gian dài qua vấp phải những vướng mắc, khó khăn khách quan và chủ quan nên dự án chậm hoặc không thể triển khai, lãng phí nguồn lực của Nhà nước và nhà đầu tư.

Bằng nguồn ngân sách, tỉnh Thái Nguyên đầu tư xây dựng tuyến đường ven hồ Núi Cốc có tổng mức vốn 123 tỷ đồng, dài gần 3km, được triển khai xây dựng từ nhiều năm qua và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào tháng 12/2020, nhưng đến nay khi chúng tôi thực hiện bài viết này, dự án vẫn chưa thể hoàn thành.

Không chỉ tuyến đường ven hồ Núi Cốc sử dụng vốn ngân sách chậm phát huy hiệu quả mà một số doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, tạo sản phẩm du lịch ở hồ Núi Cốc cũng đang gặp vướng mắc, khó khăn, gây lãng phí.

Theo kế hoạch đến năm 2020, các dự án thành phần thuộc Dự án trọng điểm Khu du lịch tâm linh hồ Núi Cốc được tỉnh Thái Nguyên giao cho một doanh nghiệp ở tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư [với vốn khoảng 15 nghìn tỷ đồng, động thổ khởi công ngày 17/2/2016 tại điểm di tích lịch sử văn hóa đền Gàn, xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ] phải đi vào hoạt động, nhưng đến nay mới chỉ có 1 dự án BT hoàn thành được 90% hợp đồng…

Từ năm 2011, Công ty TNHH MTV Khoáng sản và Bất động sản Anh Thắng [Công ty Anh Thắng] bắt đầu triển khai Dự án Khu bến tàu du lịch, neo đậu, trạm sửa chữa bảo dưỡng tàu và khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, nhà hàng trên diện tích 119ha mặt nước và 32ha đất bên hồ Núi Cốc. Những năm qua, Công ty Anh Thắng đã đầu tư khoảng 50 tỷ đồng vào dự án, nhưng với lý do còn “vướng” hơn chục hộ dân trong phạm vi bến tàu du lịch nên gần 10 năm qua, dự án vẫn không thay đổi gì nhiều.

Bến tàu du lịch trong tình trạng xây dựng dở dang nên không thể đưa vào sử dụng, hàng loạt tàu, thuyền mà Công ty Anh Thắng đã nhập về nhiều năm qua “nằm bờ”, hoen gỉ, hư hỏng, xuống cấp. Theo tiến độ trong giấy chứng nhận đầu tư, dự án sẽ hoàn thành toàn bộ và đi vào hoạt động từ quý IV/2012.

Tương tự, Công ty Cổ phần Khoáng sản và Công nghiệp Chiến Công đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào Dự án Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng quốc tế hồ Núi Cốc với nhiều hạng mục khang trang, du thuyền tráng lệ trị giá hàng chục tỷ đồng phục vụ sự kiện Festival Trà của tỉnh Thái Nguyên kỳ vọng sẽ hấp dẫn du khách, nhưng đến nay các hạng mục công trình cũng trở nên hoang phế, du thuyền “mắc cạn” vì dự án không triển khai. Trong khi đó, tiến độ dự án được ghi rõ: Hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2015, ổn định sản xuất kinh doanh trong năm 2016…

Chưa có hồ sơ đề xuất

Theo thống kê, đến nay có 13 dự án đã được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư trong Khu du lịch hồ Núi Cốc.

Trong số 13 dự án nêu trên có 11 dự án được cấp trước khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia hồ Núi Cốc [11/2016].

Tuy nhiên, theo đại diện các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa- Thể thao và Du lịch có 3 dự án cần xin ý kiến của các bộ, ngành là: Dự án Khu du lịch tâm linh hồ Núi Cốc; Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao hồ Núi Cốc tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ; Dự án Khu dân cư nông thôn mới Tân Thái, huyện Đại Từ.

Ngoài ra, trong phạm vi quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Núi Cốc còn có 12 dự án khác đã được phê duyệt quy hoạch hoặc lập đồ án quy hoạch. Hiện mới có duy nhất dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao hồ Núi Cốc tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ của Công ty Cổ phần Flamingo với quy mô gần 19ha được UBND thành phố Thái Nguyên đề xuất.

Đáng lưu ý, hiện còn đến 11 dự án chưa có hồ sơ đề xuất, nổi bật như: Dự án sân golf của Công ty Cổ phần Trường An 118,8ha; Khu đô thị, tổ hợp dịch vụ sinh thái và vui chơi giải trí cũng của Công ty Cổ phần Trường An hơn 200ha; Quy hoạch sân golf tại xã Tân Thái của Công ty Cổ phần Golf Tân Thái; Khu dân cư nông thôn mới Tân Thái - Khu dân cư Hồ Thổ Hồng; Khu đô thị sinh thái Núi Cốc Escape do Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG tài trợ kinh phí lập quy hoạch; Khu đô thị sinh thái phía Tây Nam xã Phúc Xuân…

Đánh giá chung cho thấy: Các dự án đã được lựa chọn chủ đầu tư theo quy định của pháp luật và các quy định khác có liên quan, phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, trước thực tế nhiều dự án chậm tiến độ cùng các dự án chưa thể triển khai, thậm chí nhiều dự án còn chưa có hồ sơ đề xuất thì mục tiêu xây dựng và phát triển Khu du lịch hồ Núi Cốc đáp ứng các tiêu chí công nhận là Khu du lịch quốc gia trước năm 2025, hướng tới trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lớn của quốc gia năm 2030 theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ sẽ rất khó thực hiện bởi nay đã là nửa cuối năm 2022. Điều đó cần những nhà lãnh đạo địa phương cũng như các doanh nghiệp cùng “xắn tay”, quyết liệt thực hiện.

Link gốc:

Mới đây, Thủ tưởng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Có được niềm vui này là quyết tâm chính trị của tập thể lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên khóa XIX, là sự cố gắng nỗ lực của cả hệ thống chính trị với mong muốn và khát vọng đưa Thái Nguyên lên tầm cao mới.

Được ví như một nàng tiên xinh đẹp được thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất, con người Thái Nguyên, món quà vô giá của tạo hóa mà không phải địa phương nào cũng có được, song những giá trị thắng cảnh, không gian thơ mộng thần thoại của Hồ Núi Cốc từ nhiều năm nay mới chỉ dừng lại ở tiềm năng. Vì vậy, việc đánh thức tiềm năng này chính là tâm huyết, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và của mỗi người dân Thái Nguyên.

Một góc Khu Du lịch Hồ Núi Cốc. Ảnh: Thu Hương

Với quan điểm đổi mới phương thức lãnh đạo, phương pháp điều hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên khóa XIX đã phát huy sức mạnh đoàn kết, tập trung trí tuệ tập thể, cho ý kiến và quyết định nhiều chủ trương quan trọng bám sát với tình hình thực tiễn để lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó có việc thực hiện các dự án lớn như Khu Du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc; Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ sông Cầu, kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, T.P Thái Nguyên. Đây là 2 dự án được xác định thực hiện xuyên suốt trong nhiều nhiệm kỳ.

Việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc là cần thiết, kịp thời và thể hiện tầm nhìn chiến lược trong việc phát triển kinh tế - xã hội của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Bởi đây là một trong những dự án có vai trò hết sức quan trọng không chỉ có ý nghĩa trong việc khai thác phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch mà còn có ý nghĩa rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như khu vực Trung du miền núi phía Bắc, phù hợp với quy hoạch chung cũng như quy hoạch phát triển Khu Du lịch Hồ Núi Cốc trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Mục tiêu đầu tư của Dự án là nhằm kết nối Khu Du lịch Hồ Núi Cốc với các Khu di tích ATK Định Hóa, Di tích lịch sử Tân Trào [tỉnh Tuyên Quang], Khu du lịch hồ Ba Bể [tỉnh Bắc Kạn] tạo thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh, lịch sử với khu vực thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, tạo thành quần thể khu du lịch mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Dự án này khi được chấp thuận đầu tư và triển khai không chỉ góp phần bảo vệ, cải tạo cảnh quan môi trường, quảng bá giới thiệu đặc trưng du lịch và các sản phẩm đặc sắc của địa phương; giải quyết nhu cầu tâm linh, gìn giữa bản sắc văn hóa dân tộc mà còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm tăng thu nhập cho hàng chục nghìn lao động, tăng thu ngân sách địa phương hàng năm từ 100 đến 300 tỷ đồng.

Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến là 15.000 tỷ đồng được thực hiện trong giai đoạn từ 2016 đến 2025. Với kinh nghiệm là đơn vị đã đầu tư xây dựng các dự án văn hóa tâm linh nổi tiếng trên cả nước như khu du lịch Tràng An - Chùa Bái Đính tỉnh Ninh Bình, hệ thống 9 chùa trên Quần đảo Trường Sa, Khu du lịch Tam Chúc tỉnh Hà Nam, lãnh đạo Doanh nghiệp Xuân Trường khẳng định đảm bảo về năng lực tài chính trong suốt quá trình triển khai dự án cũng như cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về đầu tư đảm bảo đưa Khu du lịch Hồ Núi Cốc xứng tầm quốc gia và quốc tế.

Thiết kế công trình chùa Tháp thuộc Khu du lịch Hồ Núi Cốc

Để thể hiện quyết tâm chính trị của tỉnh Thái Nguyên cũng như cam kết mạnh mẽ của chủ đầu tư với khát vọng đưa Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia, nhiều tháng qua, cả hệ thống chính trị của tỉnh Thái Nguyên đã vào cuộc mạnh mẽ bằng những việc làm cụ thể chuẩn bị cho Lễ công bố quyết định quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc của Thủ tướng Chính phủ sẽ được diễn ra vào ngày 25/12 tới đây.

Với quan điểm biến chủ trương bằng quyết tâm chính trị và hành động cụ thể, chỉ gần 1 năm sau khi có chủ trương Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chính quyền và các sở, ngành, lãnh đạo các địa phương đã nỗ lực vào cuộc để triển khai các công việc của dự án hiệu quả, chất lượng. Sự kiện động thổ Khu du lịch Hồ Núi Cốc đã được diễn ra tại khu di tích lịch sử đền Gàn, xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, trở thành điểm nhấn mở đầu cho hành trình đưa Hồ Núi Cốc từ tiềm năng từng bước trở thành hiện. UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo, các tiểu ban triển khai thực hiện dự án đầu tư Khu du lịch trọng điểm quốc gia Hồ Núi Cốc, thường xuyên tổ chức các cuộc họp nhằm kịp thời nhằm kiểm điểm, đánh giá tiến độ thực hiện dự án, tiến hành lập kế hoạch triển khai các bước quy trình đầu tư xây dựng các dự án thành phần thuộc dự án Khu du lịch Hồ Núi Cốc…Đặc biệt, với dự án đường Bắc Sơn kéo dài có điểm đầu giao với đường Lương Ngọc Quyến điểm cuối là xóm Cao Trãng, xã Phúc Xuân, TP Thái Nguyên với chiều dài toàn tuyến là 9,5 km [Dự kiến đặt tên là đường Hồ Núi Cốc]. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 2.500 tỷ đồng.

Lễ động thổ Khu du lịch Hồ Núi Cốc được tổ chức ngày 17/2/2016. Ảnh: Lăng Khoa

Xác định đây là dự án thành phần trọng điểm có ý nghĩa quan trọng trong tổng thể quy hoạch và có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của thành phố nói riêng, ngoài các quy định chung hiện hành, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng [GPMB] thành phố Thái Nguyên đã vận dụng triển khai và thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi cho các hộ dân chịu ảnh hưởng phải di dời nhà cửa, đất sản xuất GPMB cho thực hiện Dự án...Chính vì vậy hơn 220 hộ gia đình bị ảnh hưởng đều đồng thuận nhất trí cao với chủ trương của tỉnh và thành phố, đồng thời nhanh chóng thực hiện các bước sớm bàn giao mặt bằng cho dự án.

Cùng với dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ sông Cầu, kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, T.P Thái Nguyên, dự án Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc đã thể hiện sự bứt phá của Thái Nguyên trong cải cách hành chính, thu hút đầu tư, thể hiện tầm nhìn của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên về chiến lược và sứ mạng của tỉnh trong tương lai. Bởi vậy, những ngày qua các đồng chí lãnh đạo tỉnh thường xuyên dành thời gian đến kiểm tra, nắm bắt tình hình, chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nảy sinh, đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên. Đến nay mọi công tác chuẩn bị cho lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã cơ bản hoàn tất.

Việc xây dựng Hồ Núi Cốc trở thành Khu du lịch trọng điểm quốc gia theo quy hoạch Thủ tướng phê duyệt là sự thống nhất quyết tâm của cả hệ thống chính trị, và sự quyết tâm ấy được xuất phát từ tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo và khát vọng đưa Thái Nguyên lên 1 vị thế mới của tập thể lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên khóa XIX. Cùng với thời cơ và động lực mới, đó sẽ là những yếu tố tiên quyết để Thái Nguyên vươn lên một tầm cao mới - tầm cao của 1 đô thị trung tâm vùng đã và đang ngày càng khẳng định vị thế quan trọng trong Vùng thủ đô và cả nước.

Video liên quan

Chủ Đề