Kim ngạch xuất khẩu của Samsung Việt Nam 2022

Vượt qua những khó khăn do dịch Covid-19, năm 2021, Samsung Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng về doanh thu và xuất khẩu so với năm 2020. Cụ thể, doanh thu đạt 74,2 tỷ USD, tăng 14% so với với năm 2020; kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD, tăng 16%.

Các sản phẩm di động thông minh được sản xuất tại các nhà máy Samsung tại Việt Nam đang được xuất khẩu đi 128 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ảnh: Samsung Việt Nam

Cụ thể, doanh thu của Samsung Việt Nam đạt 74,2 tỷ USD, tăng 14% so với với năm 2020; kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020.

Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2021 đến tháng 6/2021, do các nhà máy của Samsung Việt Nam và các nhà cung ứng đặt tại các địa phương có sự bùng phát dịch mạnh mẽ, phải thực hiện một số biện pháp phòng dịch quyết liệt nên Samsung đã gặp một số khó khăn trong việc cung cấp linh, phụ kiện khiến sản xuất bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ toàn diện của Chính phủ Việt Nam và chính quyền các địa phương nơi Samsung và các nhà cung cấp đặt nhà máy, những khó khăn này đã nhanh chóng được giải quyết để đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn.

Đáng chú ý, để đảm bảo việc cung cấp linh kiện không bị gián đoạn, ban lãnh đạo Samsung đã coi việc hỗ trợ các nhà cung cấp phòng dịch, duy trì ổn định sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm và thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tích cực.

Samsung Việt Nam cũng phối hợp chặt chẽ với các chính quyền địa phương nơi có nhiều nhà cung cấp như Bắc Giang, Vĩnh Phúc để giải quyết và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa, di chuyển của nhân lực.

Ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam cho biết: “Đáp lại sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam, chúng tôi không thay đổi chiến lược kinh doanh tại Việt Nam do đại dịch Covid-19. Ngoài việc giải ngân toàn bộ vốn đầu tư đã được phê duyệt, hàng năm chúng tôi vẫn duy trì đầu tư bổ sung hàng trăm triệu USD nhằm mục tiêu ổn định vận hành nhà máy, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm”.

Tính đến hết năm 2021, tổng vốn đầu tư lũy kế của Samsung Việt Nam là 18 tỷ USD, đạt 102% so với vốn đầu tư được phê duyệt vào năm 2020 là 17,7 tỷ USD.

Samsung Việt Nam hiện tại đang vận hành 6 nhà máy sản xuất tại các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên và TPHCM; 1 trung tâm nghiên cứu phát triển R&D tại Hà Nội và 1 pháp nhân bán hàng.

Hiện, Samsung đang xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển mới tại Hà Nội, với quy mô đầu tư lên tới 220 triệu USD nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển trung và dài hạn. Trung tâm dự kiến khánh thành vào cuối năm 2022, sẽ tập trung nghiên cứu những xu hướng công nghệ mới của thế giới như AI, Big Data, IoT...

Năm 2021, Samsung đã cho ra mắt các sản phẩm gây tiếng vang lớn trên thị trường toàn cầu. Các dòng điện thoại chiến lược được sản xuất tại Việt Nam của Samsung như Galaxy Z Fold 3 và Galazy Z Flip 3 góp phần chủ lực trong doanh thu của Samsung Việt Nam năm 2021. Hiện tại, hơn 50% sản lượng điện thoại Samsung toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam.

Samsung Việt Nam vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2021. Cụ thể, doanh thu của Samsung Việt Nam đạt 74,2 tỷ USD tăng 14% so với với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD tăng 16% so với năm 2020.

Một trong 6 nhà máy sản xuất điện thoại và linh kiện điện tử của Samsung đặt tại Việt Nam. Ảnh: SSVN.

Trong năm 2021, các mẫu điện thoại gập của Samsung đã bán được trên 4 triệu sản phẩm trên toàn thế giới, tăng 4 lần so với năm 2020. Theo công ty chuyên điều tra thị trường Counterpoint research, trong tổng số thị phần của điện thoại Samsung tại Mỹ, lượng bán ra của các dòng điện thoại gập đã tăng từ 0,6% trong năm 2020 lên đến 12% trong năm 2021.

Hiện tại hơn 50% sản lượng điện thoại Samsung toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam. Các sản phẩm di động thông minh được sản xuất tại các nhà máy Samsung tại Việt Nam đang được xuất khẩu đi 128 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tính theo tỷ giá quy đổi hiện nay, Samsung Việt Nam đạt mức doanh thu gần 1,7 triệu tỷ đồng và gần 1,5 triệu tỷ đồng kim ngạch xuất khẩu trong năm vừa qua.

Tính đến hết năm 2021, tổng vốn đầu tư lũy kế của Samsung Việt Nam là 18 tỷ USD, đạt 102% so với vốn đầu tư được phê duyệt vào năm 2020 là 17,7 tỷ USD.

Samsung Việt Nam hiện tại đang vận hành 6 nhà máy sản xuất tại các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM, một trung tâm nghiên cứu phát triển R&D tại Hà Nội và một pháp nhân bán hàng. Các nhà máy này là nơi sản xuất và cung ứng hơn 50% sản lượng điện thoại Samsung tiêu thụ trên toàn cầu.

Trong kế hoạch phát triển của Samsung, Việt Nam đang vượt qua vai trò là cứ điểm sản xuất trọng điểm toàn cầu và sẽ trở thành trung tâm chiến lược về R&D. 

Hiện nay, Samsung đang xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển mới tại Hà Nội, với quy mô đầu tư lên tới 220 triệu USD, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển trung và dài hạn. Hiện trung tâm R&D mới dự kiến sẽ khánh thành vào cuối năm 2022 và sẽ tập trung nghiên cứu những xu hướng công nghệ mới của thế giới như AI, Big Data, IoT...

P.V [VGP]

Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2021, Năm 2021, số lượng điện thoại sản xuất trong nước đạt 233,7 triệu chiếc, tăng 7,6%; trị giá sản xuất linh kiện điện thoại đạt 580,8 nghìn tỷ đồng, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó, số liệu thống kê do hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research công bố cho thấy, tiêu thụ điện thoại thông minh trên toàn cầu đã tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 1,39 tỷ chiếc vào năm 2021. Như vậy, điện thoại di động Made-in-Vietnam chiếm tới gần 17% sản lượng tiêu thụ toàn cầu.

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của nước ta đạt 57,5 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2020 và chiếm trên 17,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của khối doanh nghiệp FDI đạt trên 56,9 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2020 và chiếm gần 99,0% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của cả nước. 

Xuất khẩu nhóm hàng tăng ở nửa đầu năm nhưng tốc độ tăng giảm dần ở 6 tháng cuối năm do tác động tiêu cực của đợt dịch thứ 4 trong quý III làm ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu: giảm mạnh ở tháng 6 [giảm 9,6%] và tăng trưởng thấp ở mức 3-4% ở các tháng tiếp theo, đến tháng 11 đã có sự phục hồi xuất khẩu với mức tăng trưởng trên 21,5%. 

Xuất khẩu điện thoại di động nguyên chiếc đạt kim ngạch trên 33,1 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020, chiếm 57,6% kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng. Xuất khẩu linh kiện, phụ kiện điện thoại đạt trên 24,4 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2020, chiếm 42,4%.

Thị trường chính xuất khẩu điện thoại và linh kiện gồm: Hoa Kỳ, khối EU, Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc, UAE. Tỷ trọng xuất khẩu sang 5 thị trường chính này đã chiếm khoảng 71% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.

Các thị trường xuất khẩu tăng mạnh là: Hong Kong [tăng 35,0%], UAE [tăng 26,8%], Trung Quốc đại lục [tăng 23,0%]. Một số thị trường nhỏ nhưng tăng trưởng mạnh như Peru [tăng 137,6%], Pakistan [tăng 120,3%], Sri Lanka [tăng 109,3%]. 

Xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng mạnh sang Trung Quốc chủ yếu ở mảng linh kiện điện thoại. Xuất khẩu linh kiện điện điện thoại sang Trung Quốc đạt 13,5 tỷ USD, chiếm 89,1% giá trị xuất khẩu nhóm hàng.

Theo đánh giá của Bộ Công thương, điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong năm 2021, xuất khẩu điện thoại và linh kiện cũng có những thuận lợi nhất định. 

Giống như nhóm hàng công nghiệp chủ lực như linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện vẫn tăng do nhu cầu tiêu dùng gia tăng vì đây là nhóm mặt hàng phục vụ thông tin liên lạc cũng như phương tiện làm việc khi các nước thực hiện chính sách giãn cách xã hội và người lao động bắt buộc phải làm việc tại nhà do dịch Covid-19. 

Theo báo cáo, hiện nay, Việt Nam đã trở thành nơi sản xuất điện thoại lớn nhất của Samsung, chiếm tới 60% tổng lượng điện thoại bán ra của Tập đoàn này trên toàn cầu. Bên cạnh đó, xuất khẩu điện thoại và linh kiện gặp một số khó khăn do vấn đề về chuỗi cung ứng, đặc biệt là tình trạng thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu bởi tác động tiêu cực của dịch bệnh đã ảnh hưởng đến sản xuất nhóm hàng điện thoại nói chung và các mặt hàng có sử dụng chip nói riêng.

[Theo Nhịp Sống Kinh Tế]

Việt Nam đã trở thành địa chỉ sản xuất điện thoại lớn nhất của Samsung, chiếm 60% tổng lượng điện thoại mà hãng này bán ra trên toàn cầu.

Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Công thương tại Báo cáo Xuất nhập khẩu 2021 cho biết, năm 2021, số lượng điện thoại sản xuất trong nước đạt 233,7 triệu chiếc, tăng 7,6%; trị giá sản xuất linh kiện điện thoại đạt 580.000 tỷ đồng, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 trong quý 3/2021 nhưng Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của nước ta vẫn tăng mạnh 12,4% so với năm 2020, đạt 57,5 tỷ USD và chiếm trên 17,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của khối doanh nghiệp FDI đạt trên 56,9 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2020 và chiếm gần 99,0% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của cả nước.

Xuất khẩu nhóm hàng tăng ở nửa đầu năm nhưng tốc độ tăng giảm dần ở 6 tháng cuối năm do tác động tiêu cực của đợt dịch thứ 4 trong quý III làm ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu: giảm mạnh ở tháng 6 [giảm 9,6%] và tăng trưởng thấp ở mức 3-4% ở các tháng tiếp theo, đến tháng 11 đã có sự phục hồi xuất khẩu với mức tăng trưởng trên 21,5%.

Xuất khẩu điện thoại di động nguyên chiếc đạt kim ngạch trên 33,1 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020, chiếm 57,6% kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng, trong khi xuất khẩu linh kiện, phụ kiện điện thoại đạt trên 24,4 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2020, chiếm 42,4%.

5 thị trường chính xuất khẩu điện thoại và linh kiện là Mỹ, khối EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, UAE. Tỷ trọng xuất khẩu sang 5 thị trường chính này đã chiếm khoảng 71% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Dẫn đầu là Trung Quốc với 15,2 tỷ USD, tăng 23%, Mỹ 9,7 tỷ USD, tăng 10,26%, Hàn Quốc gần 4,8 tỷ USD, tăng 4,78% so với 2020...

Thị trường xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện năm 2021

Thị trường

Năm 2021

[Triệu USD]

Tăng/giảm so với năm 2020 [%]

Tỷ trọng 2021 [%]

Tổng xuất khẩu

57.537,69

12,41


Sang một số thị trường FTA




FTA CPTTP-10 thị trường

4.701,43

16,60

8,17

FTA Liên minh kinh tế Á - Âu [EAEU]

1.059,38

-2,88

1,84

EVFTA [thị trường EU]

7.709,13

-9,53

13,40

ATIGA [thị trường ASEAN]

1.973,38

33,58

3,43

Một số thị trường khác




Trung Quốc

15.182,61

23,01

26,39

Hoa Kỳ

9.692,94

10,26

16,58

Hàn Quốc

4.796,41

4,78

8,34

UAE

3.205,32

26,75

5,57

Hồng Kông [Trung Quốc]

2.333,89

34,97

4,06

Các thị trường xuất khẩu tăng mạnh là: Hồng Kông [tăng 35,0%], UAE [tăng 26,8%], Trung Quốc [tăng 23,0%]. Một số thị trường nhỏ nhưng tăng trưởng mạnh như Peru [tăng 137,6%], Pakistan [tăng 120,3%], Sri Lanka [tăng 109,3%].

Báo cáo cho hay, xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng mạnh sang Trung Quốc chủ yếu ở mảng linh kiện điện thoại. Xuất khẩu linh kiện điện điện thoại sang Trung Quốc đạt 13,5 tỷ USD, chiếm 89,1% giá trị xuất khẩu nhóm hàng.

Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện từ năm 2010 mới chỉ đạt 2,3 tỷ USD, nhưng sau 5 năm đến 2015 giá trị xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 30,2 tỷ USD.

Từ năm 2016 đến năm 2019 giá trị xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt lần lượt là 34,5 tỷ USD, 45,6 tỷ USD, 49,1 tỷ USD, 51,4 tỷ USD, với mức tăng trưởng lần lượt là 14,2%, 32,1%, 8,4%, 3,8%.

Đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu trên 12% với 57,5 tỷ USD, theo đánh giá của Bộ Công thương, năm qua, xuất khẩu điện thoại và linh kiện cũng có những thuận lợi nhất định.

Bởi, giống như nhóm hàng công nghiệp chủ lực như linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu dùng với nhóm hàng này gia tăng, nhằm phục vụ thông tin liên lạc cũng như phương tiện làm việc khi các nước thực hiện chính sách giãn cách xã hội và người lao động bắt buộc phải làm việc tại nhà do dịch Covid-19.

Khó khăn với các nhà sản xuất, xuất khẩu điện thoại, linh kiện trong năm qua do vấn đề về chuỗi cung ứng, đặc biệt là tình trạng thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu bởi tác động tiêu cực của dịch bệnh đã ảnh hưởng đến sản xuất nhóm hàng điện thoại nói chung và các mặt hàng có sử dụng chip nói riêng.

Thế Hoàng
baodautu.vn

Video liên quan

Chủ Đề