Ký sinh trùng toxocara canis là gì

Bệnh giun đũa chó mèo gặp ở những người nhiễm phải trứng giun đũa chó hoặc ăn thịt của vật chủ có chứa ấu trùng. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ và nông dân. Đặc biệt là trẻ nhỏ có thói quen cầm nắm đồ ăn ở nền đất đưa vào miệng. Đồ ăn này có thể ở mặt đất bị ô nhiễm bởi phân của chó, mèo hoặc động vật khác mang ký sinh trùng.

Nguyên nhân gây bệnh giun đũa chó mèo là gì ?

Toxocariasis là bệnh ký sinh trùng gây ra bởi ấu trùng của hai loài Toxocara giun tròn: Toxocara canis từ chó và ít phổ biến hơn là Toxocara cati từ mèo, hay ổ chứa trứng giun trưởng thành trong đất và gây bệnh cho một số loài động vật, nước nhiễm phân chó mèo.
Con người có thể vô tình ăn phải trứng giun do ăn đồ sống được trồng  lấy từ đất bị ô nhiễm bởi phân động vật nhiễm bệnh hoặc có thể ăn các động vật bị nhiễm chưa nấu chín. Trứng giun nở trong ruột người, ấu trùng xâm nhập vào thành ruột và có thể di chuyển qua gan, phổi, thần kinh trung ương, mắt, hoặc các mô khác gây ra biểu hiện lâm sàng.

Hầu hết những người bị nhiễm Toxocara không có bất kỳ triệu chứng nào nên dễ bị bỏ qua. Một số bệnh nhân có biểu hiện sẩn ngứa ngoài da nên dễ nhầm lẫn với bệnh lý các chuyên khoa khác.
Có hai thể bệnh: Bệnh giun đũa chó mèo nội tạng, hay còn được gọi là thể ấu trùng di chuyển nội tạng [VLM – visceral larva migrans] và bệnh giun đũa chó mèo ở mắt, còn được gọi là thể ấu trùng di chuyển ở mắt [OLM – ocular larva migrans].

Việc chẩn đoán bệnh Toxocariasis cần dựa vào sự kết hợp giữa dịch tễ, biểu hiện lâm sàng và huyết thanh học:

Công thức máu: Tăng bạch cầu ái toan thường được ghi nhận ở những người bệnh nhiễm giun đũa chó mèo thể ấu trùng ký sinh nội tạng.

Xét nghiệm phát hiện nhiễm giun đũa chó mèo [ELISA] được dùng để chẩn đoán xác định. Tuy nhiên ở người nhiễm giun đũa chó mèo thể ấu trùng ký sinh ở mắt hiệu giá kháng thể trong huyết thanh có thể thấp hoặc không phát hiện được.

CT hoặc MRI giúp phát hiện tổn thương tại các cơ quan như gan, phổi hay não.

Người bệnh không có triệu chứng và có các triệu chứng nhẹ chỉ cần điều trị bằng thuốc điều trị đặc hiệu.

Đối với người bệnh có triệu chứng từ vừa đến nặng thì cần kết hợp điều trị- Điều trị đặc hiệu: Albendazole hoặc mebendazole.

Điều trị triệu chứng: đặc hiệu và các thuốc kháng histamine,Corticoid.

Để phòng ngừa bệnh Toxocariasis, mọi người cần:

  • Tẩy giun đều đặn cho chó và mèo.
  • Tránh tiếp xúc với đất cát bẩn bị nhiễm phân động vật.
  • Xử lý phân vật nuôi đúng cách.
  • Vệ sinh môi trường sống, khu vui chơi của trẻ em, đặc biệt là khu vực có phân chó mèo.

Hình thành thói quen sinh hoạt tốt: Rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi hoặc các khu vực có nguy cơ ô nhiễm đất cao như đất cát; rửa tay trước khi ăn; chỉ ăn thịt động vật đã được nấu chính

BS. Thanh Hương – Khoa Bệnh nhiệt đới

Nguồn bài viết :

Bệnh Toxocariasis – Phiên bản dành cho chuyên gia

//vi.wikipedia.org/wiki/Toxocariasis

Giun Đũa Chó Nguyên Nhân Triệu Chứng Điều Trị Giun Đũa Chó

Nội dung bài viết

• Thông tin chung về bệnh giun đũa chó

• Chu kỳ phát triển giun đũa chó

• Yếu tố nguy cơ

• Dấu hiệu nhận biết

• Khi nào nên thăm khám bệnh giun đũa chó?

• Các hội chứng và phương pháp điều trị

Tác giả: BS: Nguyễn Ngọc Ánh - Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng Ánh Nga, TP. HCM

Thông tin chung về bệnh giun đũa chó Toxocara

Giun đũa chó Toxocara là loại giun tròn lây nhiễm cho người từ chó và mèo. Người bị nhiễm bệnh do nuốt phải trứng chứa ấu trùng Toxocara có trong thực phẩm và nguồn nước,... những người nuôi chó, mèo có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn người không nuôi chó mèo. Phần lớn do lây nhiễm từ chó nên mọi người thường gọi là bệnh sán chó Toxocara.

Bệnh giun đũa chó mèo hay "ấu trùng di chuyển trong nội tạng" gây ra do sự di chuyển ở giai đoạn ấu trùng của giun đũa chó Toxocara canis tại nhiều cơ quan khác nhau. Những nghiên cứu gần đây cho thấy với phương pháp xét nghiệm ELISA đã cho biết tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng này trong cộng đồng dân cư là khá cao.

Chu kỳ phát triển của bệnh giun đũa chó diễn ra như thế nào?

Quá trình nhiễm bệnh giun đũa chó Toxocar ở người

Người nuốt phải trứng chứa ấu trùng, ấu trùng nở trong ruột non và xuyên qua thành ruột rồi theo dòng máu có thể di chuyển đến các cơ quan nội tạng gây nên các bệnh lý ở mắt, tim, gan, phổi, mắt và não.

Trong cơ thể người, ấu trùng lang thang hàng tuần hay hàng tháng hoặc nằm im thành những vật lạ rồi gây viêm, độc tố của chúng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh chất đối kháng nhằm chống lại ký sinh trùng, gây nên phản ứng dị ứng mẩn ngứa giống như bệnh da liễu.

Khái niệm “ấu trùng di chuyển nội tạng” là chỉ sự di chuyển trong cơ thể con người của ấu trùng giun đũa chó Toxocara một loài thường sống trong cơ thể chó và mèo, trong đó Toxocara canis ở chó chiếm đa số, tiếp theo là Toxocara cati ở mèo, Ascaris suum ở heo và Toxocara vitulorum ở trâu bò. Gây nên các triệu chứng toàn thân đa dạng và giống với các bệnh lý khác nên dễ bỏ sót bệnh dẫn đến chữa trị không triệt để.

Mặc dù bệnh giun đũa chó được Beaver phát hiện từ năm 1952 nhưng cho đến nay với nhiều người còn thấy lạ lẫm không để ý tới. Chính vì không biết cho nên nhiều người phải chịu đựng mẩn ngứa hoặc mệt mỏi kéo dài dù đã khám, chữa nhiều nơi.

Những ai có thể nhiễm bệnh giun đũa chó?

Ở trẻ em, các hành vi nguy cơ có thể nuốt phải trứng có ấu trùng của Toxocara canis bao gồm: Trẻ nhỏ [tuổi nhà trẻ, mẫu giáo]: Trẻ hay nghịch đất, ăn đất, ngậm liếm đồ chơi, mút tay, 30% trẻ em ở lứa tuổi này thường xuyên đưa tay vào miệng.

Trẻ em tuổi cấp I: Nghịch đất, chơi những trò chơi tiếp xúc với đất như : bắn bi, bán đồ hàng, bồng bế chó mèo.

Trẻ em tuổi cấp II: Không nghịch đất nhiều như hai nhóm trên, nhưng thường hay chơi những trò chơi tiếp xúc với đất như bắn bi, bán đồ hàng, nhảy lò cò, đá banh, bồng bế chó mèo, một số trẻ ở lứa tuổi này hay ăn hàng rong, tiếp xúc với chó mèo.

Trẻ ở nông thôn nhiễm nhiều hơn trẻ ở thành thị do điều kiện chăm sóc thiếu thốn cũng như thói quen đi chân trần thường xuyên tiếp xúc với đất, cát

Trẻ xuất thân từ gia đình khá giả, thường nuôi chó mèo nhiều, chó mèo được xem là con vật cưng, trẻ thường xuyên bồng bế, ngủ chung với chó mèo.

Ở người lớn, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là độ tuổi cao, tỷ lệ bệnh ở nam và nữ gần bằng nhau, bệnh gặp ở những người sống ở nông thôn nhiều hơn ở thành thị, nhiều người có trình độ học vấn thấp, tình trạng kinh tế nghèo, có những hành vi nguy cơ như tiếp xúc đất, vệ sinh cá nhân kém, tiếp xúc thường xuyên với chó mèo, nuôi chó mèo như những con vật cưng, ăn rau sống không rửa kỹ…

Quá trình nghiên cứu tại Hà Tiên, Kiên Giang gồm các xã thị trấn như: Thạnh Động, Pháo Đài, Tô Châu và Ở Tịnh Biên, An Giang chúng tôi thấy tại đây nuôi chó mèo thả rong nhiều, đất dễ ô nhiễm phân chó mèo và tỷ lệ xét nghiệm cho kết quả dương tính với ấu trùng giun đũa chó Toxocara là khá cao.

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó?

Hình ảnh mẩn ngứa da ở bệnh nhân nhiễm giun đũa chó

Liệt kê những dấu hiệu, triệu chứng gặp ở bệnh giun đũa chó, tuy nhiên không phải ai nhiễm bệnh giun đũa chó cũng có triệu chứng hoặc xuất hiện đầy đủ các triệu chứng dưới đây. Thực tế cho thấy phần lớn vẫn là triệu chứng bị mẩn ngứa kéo dài rồi đi khám, xét nghiệm mới phát hiện ra bệnh.

Ở trẻ em bệnh biểu hiện hai hội chứng

Hội chứng chương trình di chuyển nội tạng và hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt.

Chu trình phát triển của Toxocara canis và những biến chứng nguy hiểm

Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng bao gồm những biểu hiện lâm sàng sau: Trẻ đi khám bệnh vì những biểu hiện:

Thần kinh như: Đau đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt.

Ở da như: ngứa da, dị ứng, nổi mề đay, nổi cục u ở da, sung phù một vùng da. Đôi khi có xuất huyết, các biểu hiện mẩn ngứa giống như bệnh da liễu

Về hô hấp như: ho kéo dài, điều trị theo phác đồ thông thường không thuyên giảm, thường kèm công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao.

Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hay đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, kèm gan lá lách to, công thức máu thường có bạch cầu ái toan tăng cao.

Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, tất cả các xét nghiệm thông thường đều âm tính, kèm công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao.

Đau khớp, sốt, ói, kèm bạch cầu ái toan tăng cao.

Gầy ốm, xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, kém tập trung.

Ở thận: hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp.

Một số trường hợp bệnh biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau, dễ nhầm lẫn với những bệnh nội khoa khác.

Thường đa số bệnh nhân có công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao và kéo dài nên nghĩ đến nhiễm Ký sinh trùng gây bệnh nội tạng, thường gặp nhất là Toxocara spp.

Hội chứng ấu trùng di chuyển đến mắt

Thể bệnh này ít gặp nhưng khá nguy hiểm. Bệnh nhân thường than phiền là mờ mắt, khi khám thường gặp là :

Hình ảnh ấu trùng giun đũa chó Toxocara di chuyển đến mắt

Viêm màng bồ đào, bệnh thường biểu hiện trên lâm sàng với 3 hình ảnh: viêm mủ nội nhãn nội sinh, u hạt cực sau vùng hoàng điểm hoặc giữa gai thị - hoàng điểm và u hạt ở võng mạc chu biên. Phải nghĩ đến bệnh ngay ở một trẻ viêm màng bồ đào một mắt, với hình ảnh đáy mắt có ổ tổn thương ở hoàng điểm hoặc ở võng mạc chu biên.

Triệu chứng chính là mờ mắt, không đau, không viêm đỏ, nên khó phát hiện sớm. Chẩn đoán phân biệt đáng ngại nhất trên lâm sàng của bệnh này là u nguyên bào võng mạc, cần xác định sớm nhờ hình ảnh siêu âm và Doppler hoặc CT - Scan để có hướng điều trị thích hợp.

Viêm kết mạc: Kết mạc viêm sung huyết đỏ thường kèm ngứa, thường được bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán là viêm kết mạc dị ứng.

Ở người lớn chủ yếu là hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng, bệnh ở mắt rất hiếm.

Các thể lâm sàng ở người lớn được chia theo cơ quan bị tổn thương, bao gồm các thể: Thần kinh - cơ, thể ngoài ra, tiêu hóa, hô hấp, thể thông thường là ấu trùng di chuyển trong máu nhưng không gây u cục, không gây viêm nội tạng.

Nhiễm giun đũa chó thể giả hệ thống: người bệnh thường mệt mỏi kéo dài và mất ngủ, giống bệnh toàn thân, khi thăm khám thì xét nghiệm có thể phát hiện tổn thương ở nhiều cơ quan, 

Nhiễm giun đũa chó thể khác: Bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu, xanh xao, mệt, gầy ốm, công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao, huyết thanh chẩn đoán [+] với Toxocara. Trong các thể bệnh, thể thần kinh - cơ chiếm đa số.

Dấu hiệu lâm sàng bệnh giun đũa chó

Thể thần kinh - cơ [theo thứ tự tỷ lệ giảm dần]: Nhức đầu, sưng đau cơ, yếu nửa người, liệt, co giật, chóng mặt, động kinh, viêm não - màng não.

Thể ngoài da: Nổi cục u dưới da, nổi mề đay, sưng phù một vùng da.

Thể tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa dễ nhầm với viêm đại tràng mạn.

Thể hô hấp: Tràn dịch màng phổi, ho kéo dài.

Trong thể thần kinh - cơ, bạch cầu ái toan trong 1/3 các trường hợp; trong khi các thể không phổ biến, bạch cầu ái toan là một triệu chứng gợi ý để cho y lệnh huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng nội tạng trong đó có huyết thanh chẩn đoán Toxocara.

Ấu trùng giun đũa chó di chuyển đến não hiếm gặp nhưng lại là thể bệnh nguy hiểm nhất

Chẩn đoán bệnh giun đũa chó

Dựa vào thăm khám lâm sàng và xét nghiệm máu bằng phương pháp miễn dịch Ký sinh trùng,...

Điều trị bệnh giun đũa chó

Bệnh giun đũa chó có thể không xuất hiện triệu chứng hoặc xuất hiện các triệu chứng nhưng rất mơ hồ và khó chẩn phân biệt với bệnh lý khác. Chính vì vậy, tỷ lệ bệnh nhân đến khám và điều trị tại phòng khám Ký sinh trùng Ánh Nga thường là bị ngứa kéo dài và đã chữa trị da liễu chỉ bớt chứa không dứt hẳn.

Mục đích của điều trị bệnh giun đũa chó là loại bỏ ấu trùng ra khỏi cơ thể và loại bỏ các triệu chứng nếu có. Điều trị bệnh giun đũa chó cần lưu ý là sẽ kéo dài hơn so với bệnh giun sán trong ruột, do đó không thể trị khỏi bệnh giun đũa chó nếu sử dụng một hoặc hai ngày thuốc. 

Sau khi điều trị bệnh giun đũa chó có bị tái lại không? Sau khi điều trị bệnh giun đũa chó đúng đủ thuốc thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn, tuy nhiên người bệnh có thể bị lại do tiếp tục nuốt phải ấu trùng do quá trình ăn uống không đảm bảo vệ sinh hoặc có thể nhiễm bệnh qua da trầy xước, qua niêm mạc khi tiếp xúc với môi trường đất, cát nhiễm ấu trùng.

Khi nào nên khám bác sĩ giun sán?

Chỉ thăm khám bác sĩ giun sán khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên kéo dài trên 6 tuần, đặc biệt là những người có ảnh hưởng tới giấc ngủ vì mệt mỏi, mẩn ngứa lâu ngày. Những người xuất hiện các triệu chứng nêu trên dưới 6 tuần, thì cân nhắc nên thăm khám bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ nội khoa khác trước khi nghĩ tới việc xét nghiệm giun sán.

Nếu bị nhiễm giun đũa chó thì cũng không nên lo lắng quá vì tỷ lệ tử vong là thấp. Hãy luôn lạc quan và chỉ cần dùng thuốc đúng đủ liệu trình là nhanh chóng khỏi bệnh.

Các biện pháp dự phòng bệnh giun đũa chó

Dự phòng bệnh giun đũa chó đối với trẻ em: Không cho trẻ nghịch đất, ăn đất, mút tay. Nếu không thể, chỉ nên cho trẻ chơi ở những nơi không có chó mèo lui tới. Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay trước khi ăn.

Dự phòng bệnh giun đũa chó đối với người lớn

Sau khi tiếp xúc đất, cát nên rửa tay thật kỹ.

Rửa rau hay trái cây thật kỹ trước khi ăn.

Không nên ăn sống hay tái các món lòng heo, gà, thỏ, cừu…

Thông báo:

Từ ngày 01/10/2021, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh giun sán của người dân sau thời gian thực hiện giãn cách. Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga mở của trở lại để phục vụ bà con. Ưu tiên hỗ trợ tối đa những trường hợp như mẩn ngứa da, nổi mề đay, dị ứng kéo dài có ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc đau đầu, phòng khám triển khai lấy mẫu xét nghiệm giun sán và trả kết quả nhanh và không khuyến khích bệnh nhân lưu lại phòng khám quá lâu. Quí bệnh nhân vui lòng kê khai y tế theo hướng dẫn của nhân viên y tế trước khi thực hiện các dịch vụ tại phòng khám.

Những trường hợp do điều kiện khó khăn không tới được phòng khám có thể gửi tin nhắn qua số Zalo 0912171177 để được bác sĩ tư vấn chữa trị tại nhà.

Chân thành cảm ơn.

LIÊN HỆ KHÁM BỆNH

Đờm là một loại chất nhầy được tạo ra ở phổi và đường hô hấp nhằm bảo vệ những khu vực này không bị khô, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệ...

Xem: 4932Cập nhật: 05.03.2022

Bệnh đau mắt đỏ xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi đối...

Xem: 3149Cập nhật: 03.03.2022

Viêm họng hạt là một thể bệnh của Viêm họng mạn tính một bệnh lý đường hô hấp trên rất phổ biến.Bệnh tiến triển nhanh, tỷ lệ tái phát cao khiến người...

Xem: 3811Cập nhật: 01.03.2022

Bộ Y tế hướng dẫn đối tượng sử dụng thuôc molnupiravir cho F0 nhẹ trong vòng 5 ngày tính từ thời điểm có triệu chứng, không khuyến cáo với phụ nữ mang thai,...

Xem: 4068Cập nhật: 27.02.2022

Video liên quan

Chủ Đề