Kỵ thần là gì

Trước tiên tôi xin nói qua các nguyên tắc cơ bản để các bạn có thể áp dụng được cho bản thân mà không cần nghiên cứu quá nhiều về tứ trụ.

Đầu tiên phải lập được lá số tứ trụ đúng. Mặc dù đều dùng Bát tự là 4 tổ hợp can chi đại diện cho tứ trụ là năm sinh, tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh nhưng lá số tứ trụ khác biệt hoàn toàn với lá số tử vi bởi căn cứ để lập lá số tứ trụ là dựa vào lịch tiết khí [lịch âm dương cổ đại] còn tử vi dựa vào lịch âm đang dùng hiện nay.

Ví dụ 1: Nam sinh lúc 8h ngày 3/2/1984 thì lá số tử vi là : Năm Giáp Tý, Tháng Bính Dần, Ngày Đinh Mão, Giờ Giáp Thìn, có bản mệnh là Hải Trung Kim Vàng Trong biển nhưng theo Tứ trụ thì lá số khác hẳn: Năm Quý Hợi, Tháng Ất Sửu, Ngày Đinh Mão, Giờ Giáp Thìn và có bản mệnh là Đại Hải Thủy Nước biển lớn.

Giới tínhNăm sinhTháng sinhNgày sinhGiờ sinhBản mệnh
Nam1984238h00Đại Hải Thủy
Nhật chủ: HỏaQuý HợiẤt SửuĐinh MãoGiáp ThìnNước đại dương
Thân vượngKimThủyMộcHỏaThổ
217.8360963028.8
57.9%1.4%27.5%44.1%13.8%13.2%

Ví dụ 2: Nam sinh lúc 14h ngày 12/11/1982 thì lá số tử vi có tháng là Canh Tuất trong khi lá số tứ trụ thì tháng là Tân Hợi.
Giới tínhNăm sinhTháng sinhNgày sinhGiờ sinhBản mệnh
Nam1982111214h00Đại Hải Thủy
Nhật chủ: ThổNhâm TuấtTân HợiKỷ HợiTân MùiNước đại dương
Thân nhượcKimThủyMộcHỏaThổ
230.47564.8219.660
30.2%32.6%28.1%9.1%4.2%26.0%

Để xác định độ vượng ngũ hành của bản thân, các bạn kích vào đây rồi nhập ngày tháng năm sinh dương lịch để hệ thống tính toán.

Tứ trụ học lấy can ngày làm nhật chủ [còn gọi là thân] và xét sự sinh khắc giữa các ngũ hành khác với ngũ hành của nhật chủ từ đó phân ra thành 10 thần, các bạn có thể xem giới thiệu chi tiết về 10 thần tại đây. Tôi chỉ xin nói sơ qua như sau: ngũ hành cùng loại với nhật chủ gọi là Tỷ, Kiếp; ngũ hành sinh cho nhật chủ gọi là Ấn, Kiêu; ngũ hành được nhật chủ sinh gọi là Thực, Thương; ngũ hành khắc nhật chủ gọi là Quan, Sát; ngũ hành bị nhật chủ khắc gọi là Thiên, Tài. Một người được gọi là thân vượng khi có tổng ngũ hành cùng loại và sinh cho nhật chủ 40% tổng ngũ hành của tứ trụ.

Ở ví dụ 1 can ngày là Đinh có ngũ hành là Hỏa, trong tứ trụ có tổng ngũ hành Hỏa và Mộc [sinh cho Hỏa] là 13.8% + 44.1% = 57.9% 40% nên trường hợp này là thân vượng.

Ở ví dụ 2 can ngày là Kỷ có ngũ hành là Thổ, trong tứ trụ có tổng ngũ hành Thổ và Hỏa [sinh cho Thổ] là 4.2% + 26% = 30.2% < 40% nên trường hợp này là thân nhược.
Tất cả mọi sự trên đời đều coi trạng thái cân bằng là tốt nhất, hoàn mỹ nhất. Ví dụ khi môi trường bị tàn phá gây mất cân bằng sinh thái thì các thiên tai sẽ ập xuống. Vì vậy nếu trong tứ trụ có âm dương ngũ hành không cân bằng, ví như có người thân nhược mà không được phù trợ là bất cập, thân vượng mà không có áp chế là thái quá. Hai dạng bất cập hoặc thái quá đều là bệnh, Cái trị được bất cập hay thái quá ấy là thuốc, thuốc đó trong tứ trụ gọi là dụng thần. Chức năng của nó là hạn chế cái mạnh, phù trợ cái yếu, khiến cho ngũ hành quá vượng được áp chế, xì hơi, hao tán, ngũ hành yếu được sinh phù, làm cho sự mạnh yếu, vượng suy, hàn ôn của ngũ hành hướng tới trung hòa, cân bằng. Dụng thần đối với một người mà nói là vô cùng quan trọng vì nếu chọn đúng thì không những chế ngự được cái xấu, trợ giúp cái tốt, đề phòng được tai vạ mà còn khiến cho cuộc đời thuận lợi, từng bước tiến lên. Như vậy bạn nên chọn phương vị, nghề nghiệp, màu sắc, vật dụngtheo ngũ hành của dụng thần.

Hỷ thần là cái sinh trợ cho dụng thần hoặc cứu ứng cho dụng thần [những cái hình, xung, hóa, khắc, hại để hóa mất hay hợp mất hung thần]. Áp dụng với ngũ hành thì bạn có thể hiểu đơn giản là cái sinh trợ cho dụng thần. Ví dụ: dụng thần là Thổ thì hỷ thần là Hỏa vì Hỏa sinh Thổ. Có thể dùng Hỷ thần để bổ cứu hoặc chọn phương vị, nghề nghiệp... nhưng tác dụng sẽ kém hơn dụng thần nhiều.

Kỵ thần: một thần nào đó là kỵ thần nếu nó hình, xung, khắc, hại hoặc hợp mất dụng thần hoặc làm tổn hại hỷ thần. Áp dụng với ngũ hành thì bạn có thể hiểu đơn giản là cái khắc dụng thần hoặc hỷ thần. Ví dụ: dụng thần là Thổ, hỷ thần là Hỏa thì kỵ thần là Mộc, Thủy. Tuyệt đối không dùng kỵ thần để bổ cứu hoặc chọn phương vị, nghề nghiệp

Ở ví dụ 1: Thân Hỏa vượng, lại nhiều Mộc, Thổ và Thủy tương đương, Kim ít nhất, dụng thần nên chọn Kim là tốt nhất nhằm cân bằng lại ngũ hành vì Kim khắc Mộc làm giảm bớt Mộc, Kim bị Hỏa khắc nên Hỏa cũng bị giảm bớt nên làm cho thân đỡ vượng. Kim với Kim cùng loại nên sẽ tăng Kim. Trong trường hợp không dùng Kim bạn có thể dùng Hỷ thần là Thổ bởi Hỏa sinh Thổ, đồng thời Mộc khắc Thổ cũng bị giảm bớt nên làm cho thân đỡ vượng. Mặt khác, Thổ sinh Kim cũng làm Kim tăng lên.

Ở ví dụ 2: Thân Thổ nhược, lại nhiều Kim, Thủy tương đối, ít nhất là Hỏa, dụng thần nên chọn Hỏa là tốt nhất để cân bằng lại vì Hỏa sinh Thổ sẽ làm thân đỡ nhược. Hỏa khắc Kim nên Kim sẽ giảm bớt đồng thời Hỏa với Hỏa cùng loại nên sẽ tăng lên. Trong trường hợp dùng kỵ thần Kim sẽ làm cho Thổ sinh Kim khiến Thổ càng ít, thân càng nhược, Kim khắc Hỏa khiến Hỏa đã ít lại càng ít, Kim với Kim cùng loại nên Kim càng nhiều. Như vậy nếu dùng Kim thì càng gây thiên lệch không tốt.

Như vậy các bạn có thể thấy cùng bản mệnh là Đại Hải Thủy nhưng dùng ngũ hành Kim thì có trường hợp là tốt, có trường hợp xấu tùy thuộc vào tứ trụ của người đó, cần phải tìm hiểu rõ để chọn sao cho đúng.

Video liên quan

Chủ Đề