Vì sao Singapore phản đối Đông Timor gia nhập ASEAN

Mục lục

  • 1 Nỗ lực gia nhập
  • 2 Khó khăn
  • 3 Triển vọng
  • 4 Nhận định
    • 4.1 Đông Timor
    • 4.2 ASEAN
    • 4.3 Thành viên khác
    • 4.4 Bên ngoài
  • 5 Tham khảo

Nỗ lực gia nhập

Đông Timor độc lập khỏi Indonesia vào năm 2002. Tháng 3 năm 2011, Đông Timor nộp đơn xin gia nhập ASEAN.

Năm 2015 tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, Đông Timor được trao quy chế quan sát viên ASEAN. Đông Timor là quốc gia thứ hai được nhận quy chế này sau Papua New Guinea. Trong khi vị thế quan sát viên rất gần với thành viên đầy đủ, Đông Timor bắt đầu đến các thách thức sẽ phải đối mặt khi gia nhập ASEAN.[3] Đông Timor đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường năng lực thể chế và nguồn nhân lực để tham gia vào các hoạt động của ASEAN, bao gồm: việc thành lập Tổng cục ASEAN và bổ nhiệm một Tổng thư ký của Nhà nước về các vấn đề ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao và Hợp tác.

Cho đến nay, đơn xin gia nhập của Đông Timor này vẫn đang được xem xét bởi một nhóm công tác đặc biệt nhằm tìm kiếm những thành tựu và nỗ lực trong tiến trình tham gia ASEAN song đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà lãnh đạo khu vực.

Nước này đã hoàn thành một số yêu cầu cơ bản để trở thành thành viên ASEAN như: thành lập 22 đại sứ quán tại các nước thành viên ASEAN, Châu Âu, Châu Phi, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh.[4]

Trong lĩnh vực thể thao, Đông Timor cũng đã là thành viên Liên đoàn bóng đá ASEAN [AFF] và tham dự Đại hội thể thao Đông Nam Á [SEA Games] thường xuyên từ năm 2003.

Bắt tay vào cải cách hành chính để đảm bảo phân phối hiệu quả hơn các dịch vụ cho người dân. Đông Timor cũng đã tích cực mở rộng quan hệ hợp tác song phương và tiếp cận cộng đồng trong khu vực và xa hơn nữa, dựa trên các nguyên tắc nhân quyền, dân chủ, quản trị tốt, công lý và uy quyền của luật pháp quốc tế.

[Tổ Quốc]-Trải qua 20 năm độc lập, nước Đông Nam Á này vẫn vấp phải nhiều khó khăn và chưa được ASEAN chào đón.

Ngày 30/8/2019, Đông Timor kỷ niệm 20 năm ngày người dân bỏ phiếu tách khỏi Indonesia để trở thành một quốc gia độc lập. Năm 2011, quốc gia Đông Nam Á non trẻ đệ đơn gia nhập ASEAN. Ngày 4-6/9 vừa rồi, ASEAN cử một phái đoàn quan chức cao cấp tới khảo sát năng lực của Đông Timor trở thành thành viên của ASEAN.

Đông Timor không phải là quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á. Với diện tích 14.847 km2, dân số 1,167.242 người, nước này vẫn lớn hơn Brunei [72,11 km2, 411.900 người]. Nhưng về tiềm lực kinh tế, vẫn là nước một nghèo hai khó nhất Đông Nam Á.

Ở thời điểm này, Đông Timor đang trải qua bế tắc chính trị, khi Tổng thống Francisco Guterres không chấp nhận 9 bộ trưởng đang bị điều tra tội danh tham nhũng, thành ra khó khăn trong thực thi ngân sách năm 2019 và trình duyệt ngân sách năm 2020.

Mắc kẹt tiền bạc Bắc Kinh

Tại lễ kỷ niệm sự kiện trưng cầu dân ý năm 1999, quan khách nước ngoài nổi bật nhất là Thủ tướng Úc Scott Morrison. Úc - nước láng giềng cách bờ biện Đông Timor 500 km, tìm cách tranh thủ nhưng tỏ ra khó địch lại ảnh hưởng Trung Quốc với các chương trình Vành đai và Con đường [BRI] xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như các khoản vay tín dụng cho các dự án khai thác dầu khí và viện trợ ngân sách. Tiền bạc Trung Quốc đã kéo Đông Timor gần hơn bao giờ hết vào quỹ đạo của Bắc Kinh, nhưng lại đẩy quốc gia này ngày càng xa tư cách thành viên ASEAN.

Người dân Đông Timor kiếm sống tại phiên chợ nhỏ.

Giới lãnh đạo Đông Timor bác bỏ ý kiến cho rằng nước này chịu ảnh hưởng tiền bạc của Trung Quốc, nhưng cũng khó che dấu được hai khoản vay khổng lồ: 16 tỷ USD cho Công ty dầu khí quốc gia Đông Timor vay để phát triển các dự án dầu khí ngoài khơi và 50 tỷ USD để phát triển mỏ dầu khí Greater Sunrise nằm trên Biển Timor cách nước này 150 km, cách Darwin 450 km.

Hiệp ước phân định lãnh hải giữa Đông Timor và Úc được ký kết tháng 3/2018 đã tạo điều kiện Đông Timor làm chủ hoàn toàn tài nguyên Biển Timor. Hiệp ước quy định việc phân chia sản phẩm tại Greater Sunrise theo tỷ lệ 80/20 nếu khí đốt khai thác chuyển về Úc hoặc 70/30 nếu chuyển về Đông Timor. Cho đến nay các tập đoàn dầu khí Royal Duch Shell và ConocoPhilips đã rút khỏi đấu thầu vì các nhà thầu Trung Quốc không thể không "nuốt" các dự án nằm ở vị trí địa chiến lược quan trọng tại biển Nam Thái Bình Dương.

Ngay từ những ngày đầu nước Đông Nam Á này độc lập, Trung Quốc đã "xây tặng" dinh tổng thống, trụ sở quốc hội, bộ quốc phòng… Tiền bạc Trung Quốc có thể giữ cho Đông Timor tồn tại ngoài ASEAN.

ASEAN không thống nhất việc kết nạp Đông Timor

Kết nạp một thành viên mới phải được tất cả thành viên ASEAN tán thành theo nguyên tắc đồng thuận.

Năm 2002, Đông Timor được chấp nhận làm quan sát viên ASEAN và tham gia diễn đàn khu vực ASEAN [ARF]. Cùng năm, Indonesia ủng hộ Đông Timor gia nhập ASEAN. Tháng 12/2007, Tổng thống José Ramos-Horta tuyên bố, gia nhập ASEAN là ưu tiên hàng đầu của Đông Timor, hy vọng được kết nạp năm 2012. Năm 2009, Thủ tướng Thái Lan tuyên bố ủng hộ Đông Timor gia nhập ASEAN vào năm 2012. Tổng thống Philippines ủng hộ gia nhập vào tháng 6/2013. Năm 2015, Đông Timor đã đáp ứng điều kiện có cơ quan đại diện tại thủ đô 10 nước thành viên ASEAN. Năm 2017, Philippines – đồng minh gần gũi của Đông Timor – làm Chủ tịch ASEAN, có điều kiện để thúc đẩy việc kết nạp Đông Timor, nhưng Singapore nêu rõ nước ấy thiếu nguồn nhân lực. Trong khi Indonesia, Thái Lan, Campuchia, cùng với Philippines, ủng hộ kết nạp Đông Timor, 6 nước thành viên khác không tán thành. Năm 2019, khi Thái Lan làm chủ tịch ASEAN, một cơ hội nữa bị bỏ lỡ.

Trong khi chuyến thăm của phái đoàn khảo sát ASEAN tại Đông Timor là một động thái quan trọng, kết quả cũng chưa có gì chắc chắn. Đa số các nước thành viên chưa tán thành đều cho rằng Đông Timor chưa đủ năng lực để tham gia ASEAN. ASEAN 2020 khác với ASEAN 1995, khi Việt Nam gia nhập tổ chức này.

TNS Úc Rex Patric tham quan một điểm tập kết các phương tiện cơ giới Trung Quốc sẵn sàng nuốt chửng các dự án cơ sở hạ tầng của nước Đông Timor nhỏ bé.

Mặc dù bày tỏ thiết tha gia nhập ASEAN, sự trì hoãn hết lần này đến lần khác cũng làm cho Đông Timor thất vọng. Ngoại trưởng nước này Soares gần đây nói với truyền thông rằng, nếu ASEAN tiếp tục trì hoãn, tiếp tục khước từ, "Đông Timor có thể sẽ xem xét lại chủ trương xin gia nhập ASEAN".

Dường như Đông Timor càng xích lại gần Trung Quốc, ASEAN càng xa rời Đông Timor. Vào lúc các quan hệ nước lớn liên quan ASEAN có nhiều bất trắc, tạo ra nhiều điều không chắc chắn, tổ chức khu vực này chưa muốn có thêm một nhân tố không chắc chắn tác động vào nội bộ của mình./.


Người bình luận

Vì sao Indonesia nhiệt tình ủng hộ Đông Timor gia nhập ASEAN?

  • Brian Padden

Tổng thống Ðông Timor Xanana Gusmao [trái] và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono

Sự ủng hộ nhiệt tình của Indonesia dành cho Đông Timor trong nỗ lực trở thành thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á càng thúc đẩy mối quan hệ đang ngày càng phát triển giữa hai nước, vốn từng là hai phe đối lập trong công cuộc giành độc lập cách đây hơn một thập niên. Theo tường trình của thông tín viên VOA Brian Padden từ Jakarta, lợi ích kinh tế, sự phát triển dân chủ và thực tế về địa chính trị đã giúp hai nước vượt qua quá khứ.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Indonesia Michael Tene dùng từ “láng giềng” để nhấn mạnh đến vị thế bình đẳng và quan hệ thân thiết trong khi mô tả sự ủng hộ của nước ông đối với việc Đông Timor trở thành thành viên của ASEAN.

Ông Tene nói: “Đông Timor là nước láng giềng và chúng ta cũng đã cùng hợp tác với nhau như những nước láng giềng tốt. Có rất nhiều dịp mà cả Indonesia lẫn Đông Timor đều cùng có chung mối quan tâm.”

Nhưng chỉ mới trong vòng thập niên qua mối quan hệ đó mới trở nên tích cực. Trước đó, Đông Timor không phải là một nước mà là một tỉnh của Indonesia. Vào năm 1975, dưới sự cai trị của nhà độc tài quân phiệt là Tổng thống Suharto, quân đội Indonesia đã kiểm soát cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha này và đã chiếm đóng nước này trong suốt 24 năm. Năm 1999, sau khi ông Suharto bị lật đổ, Indonesia đã cho phép người dân Đông Timor được bỏ phiếu để quyết định nền độc lập. Cuộc trưng cầu dân ý với sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc đã được thông qua với số phiếu áp đảo, tuy nhiên các nhóm du kích do Indonesia hậu thuẫn đã cướp phá Đông Timor và giết hại khoảng 1.400 người.

Cũng trong năm 1999, Dewi Fortuna Anwar là người phát ngôn cho tổng thống Indonesia khi đó là bà B.J. Habibie, người đã ủng hộ nền độc lập của Đông Timor. Hiện nay, bà là giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Cố vấn Habibie. Bà nói rằng Đông Timor khi đó đang chuyển tiếp sang một đất nước độc lập còn Indonesia đang chuyển sang thể chế dân chủ và tới năm 2002, quan hệ giữa hai nước đã được hàn gắn.

Ông Anwar nói: “Ngay sau khi quyền lực được chuyển giao từ Liên Hiệp Quốc sang Đông Timor, tổng thống Indonesia Megawati đã dự buổi lễ ở Đông Timor và quá trình hàn gắn thật sự bắt đầu từ giai đoạn đầu vào năm 2002. Từ đó về sau, cả Jakarta và Dili đã rất cố gắng hết sức để bỏ lại đằng sau quá khứ.”

Bà nói rằng việc Đông Timor không phải là thuộc địa của Hà Lan giống như Indonesia là một sự khác biệt quan trọng trong tư tưởng của phần lớn người dân Indonesia và đó là lý do để chấp nhận sự độc lập của Đông Timor. Bà nói rằng các tỉnh khác của Indonesia được nhìn nhận cách khác, bởi những tỉnh đó là một phần của Indonesia kể từ khi nước họ giành độc lập.

Đất nước Đông Timor mới giành độc lập khi đó là một nước nghèo khó với dân số khoảng gần 1 triệu người đã chấp nhận sự hỗ trợ của Indonesia. Tuy nhiên, họ đã không quên quá khứ. Bà Lan Shaow Tai, chuyên trách về các vấn đề quản lý của Đông Timor tại tổ chức nhân quyền và phát triển Access to Justice Asia, nói rằng mối quan hệ kinh tế phát triển giữa hai nước vẫn chưa ngăn được Đông Timor trong việc đòi lại công lý cho quá khứ.

Bà Tai cho biết: “Đó không phải là nỗ lực để làm giảm nhẹ những tội ác trong thời gian Indonesia chiếm đóng Đông Timor. Mà là vì Đông Timor hiểu rằng sẽ vô nghĩa nếu mối quan hệ giữa nước họ với Indonesia vẫn trì trệ vì trước đây họ từng bị đàn áp hay trở thành nạn nhân và sẽ là phản tác dụng nếu từ chối hợp tác.”

Hai nước tham gia vào một Ủy ban Sự thực và Hữu nghị có trách nhiệm điều tra về những vụ giết người trong quá khứ, mặc dù một số tổ chức nhân quyền nói rằng quyền lực điều tra và truy tố của ủy ban này quá hạn chế.

Một số nước như Singapore cho rằng sự kém phát triển của Đông Timor là một nguyên nhân khiến họ bị từ chối không được gia nhập ASEAN. Tuy nhiên, Indonesia lại nhận thấy qui chế thành viên ASEAN sẽ giúp Đông Timor phát triển. Động cơ của sự ủng hộ này một phần là do những cơ hội đầu tư vào trữ lượng dầu khí dồi dào của Đông Timor, tuy nhiên bà Anwar nói rằng việc giúp nước láng giềng thành công cũng là lợi ích an ninh của Indonesia.

Ông Anwar nói: “Indonesia không muốn thấy Đông Timor tiếp tục tụt hậu, bởi một nước Đông Timor yếu kém sẽ tiếp tục là một điểm yếu cho an ninh tổng thể của Indonesia. Vì vậy điều có lợi nhất cho Indonesia là thấy Đông Timor trở thành một nước mới và trở thành trung tâm của sự thịnh vượng để khi giao tiếp với thế giới bên ngoài họ sẽ không gây thiệt hại cho nước láng giềng lớn hơn.”

Hơn nữa, Indonesia cũng hiểu rằng nếu ASEAN không tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế với Đông Timor thì Trung Quốc và Ấn Độ sẽ làm như vậy.

Timor Leste bác tin vay 16 tỷ USD từ TQ cho dự án khí đốt

Công ty khí đốt thuộc sở hữu nhà nước của Timor Leste phủ nhận thông tin sẽ vay 16 tỷ USD từ ngân hàng Exim của Trung Quốc để tài trợ cho dự án Greater Sunrise.

17:38 26/6/2019

Thua đậm Malaysia, HLV Timor Leste tố cáo cầu thủ uống rượu và bỏ tập

Sau thảm bại 1-7 trước Malaysia, HLV trưởng Tsukitate lý giải về việc gạt bỏ hàng loạt công thần của bóng đá Timor Leste để đặt niềm tin vào những cầu thủ trẻ.

10:27 10/6/2019

Video liên quan

Chủ Đề