Lá cây có màu tím đỏ không phải màu xanh có thể thực hiện được quá trình quang hợp không tại sao

Ảnh do độc giả cung cấp

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Lá cây có màu gì tùy thuộc vào sắc tố cây sinh ra,cây bạn màu đỏ vì cây sinh ra sắc tố carotenoid[sắc tố tạo màu đỏ] nhiều,lá cây vẫn có diệp lục nhưng ít và tất nhiên vẫn quang hợp nhưng ít hơn lá cây xanh thẫm,do đặc diểm của cây chứ không phải quang hợp ít thì cây kém phát triển hơn quang hợp nhiều.ở đây cây của bạn phân bố sắc tố đỏ và xanh rất đẹp.Thân! - [HUUNGHIA TRINH]

Được chứ. Lá cây của đa số thực vật có màu xanh, những chiếc lá màu xanh này được gọi là "nhà máy màu xanh". Vậy thực vật màu đỏ có thể quang hợp được không?Trên thực tế, trong lá cây màu đỏ cũng có chất diệp lục. Lá màu đỏ là vì chứa hoa thanh tố màu đỏ, màu sắc rất đẹp che lấp chất diệp lục màu xanh, khiến cho mọi người nghĩ rằng lá màu đỏ không có chất diệp lục.Muốn chứng minh lá màu đỏ cũng chứa chất diệp lục, các bạn phải làm một thí nghiệm nhỏ: đun một chiếc lá trong nước sôi thì sẽ rõ. Vì hoa thanh tố rất dễ phân giải trong nước, còn chất diệp lục thì ngược lại. Trong nước sôi, hoa thanh tố rất dễ bị phân giải còn chất diệp lục vẫn được giữ lại trong lá, lá đã được luộc từ đỏ thành xanh, điều này chứng minh trong lá đỏ có chất diệp lục - đồng thời cũng chứng minh lá màu đỏ cũng có khả năng quang hợp.Nguồn tin: Bách khoa tri thức thiếu nhi - [Phạm Văn Việt]

Các hạ nghĩ chỉ có những người có răng mới ăn được thịt gà hay sao ? - [Anh Tẹo]

Cây màu đỏ vẫn có chất diệp lục. Và theo nghĩ thì cây có lá màu đỏ vốn rất lâu là những cây sống ở tần thấp nhất ánh sáng không có thể tới nhiều được nên phía dưới lá có màu xẩm để không cho ánh sáng xuyên qua tiếp . Nó tận dụng tối đá lượng ánh sáng ít ỏi để có thể quang hợp. - [cuong Le]

lá màu đỏ không có nghĩa là lá không có diệp lục tố. Chẳng qua chất khác nhiều lấn át màu xanh được tạo bởi diệp lục đi. Cây vẫn quang hợp theo lối thông thường. - [tinhcau80]

Lá cây màu đỏ vẫn có khả năng quang hợp được. Vì trong lá cây chứa 2 nhóm sắc tố chính là diệp lục và carotenoit. Lá màu đỏ vì nhóm sắc tố phụ carotenoit lấn nhóm sắc tố chính là diệp lục. Bạn muốn xác định chính xác trong lá cây có diệp lục quang hợp được không,bạn làm thí nghiệm sau : lấy lá cây đó, đem cắt nhuyễn rồi giã, thêm cồn khuấy đều rồi đem đi lọc. Lấy dung dịch đã lọc thêm vào benzen thì sẽ tách được 2 nhóm sắc tố ra rõ. Lớp trên là diệp lục tan trong dung môi hữu cơ, lớp dưới là carotenoit tan trong benzen. Tuỳ theo loại lá cây mà phân lớp nhiều ít khác nhau. Thân ! - [mai]

Thì nó qung hợp như cây cây có lá màu xanh thôi vì cây vẫn mang diệp lục tố. Màu đỏ là do trog lá có chứa các hạt mang màu. - [MrMèo]

theo mình học thì thành phần chính tạo ra sự quang hợp trong cây là diệp lục tố [chlorophyll a] hấp thụ năng lượng từ photon ánh sáng đỏ và lam, phản xạ lại ánh sáng xanh lá. Tuy nhiên, không phải lúc nào ánh sáng cũng cung cấp đủ loại ánh sáng đỏ, lam, nên có những loại cây sẽ cần thêm nhiều loại chlorophyll b, c và những pigment hỗ trợ khác như carotenoids, xanthophylls và phycobiloproteins... những pigment hỗ trợ sẽ giúp hấp thụ những loại photon ánh sáng màu khác, sau đó truyền năng lượng photon lại cho trung tâm phản ứng là chlorophyll a, giúp tiếp tục quá trình quang hợp trong nhiều điều kiện ánh sáng. Những cây có màu khác xanh lá là do số lượng pigment hỗ trợ quá nhiều che lấp màu phản xạ của chlorophyll. - [An Nguyễn]

lá màu đỏ nhưng trong lá cây vẫn có diệp lục vì vậy nó cũng quang hợp bình thường. - [Hà Thị Thu Hằng]

xen lấn màu đỏ là màu xanh mà bạn... =]] - [ConHeo]

trong lá cây xanh có các sắc tố khác nhau: diệp hoàng tố [màu vàng], diệp tử tố [máu tím], diệp lục tố [màu xanh]! trong đó diệp lúc tố chính là tên của lục lạp nhà máy quang hợp của lá cây. vì thế cây có nhiều màu lá khác nhau do những diệp tố khác nhau hòa lẫn mà tạo thành. Cây màu tím do sắc tố tím lấn át màu xanh thôi còn vẫn có lục lạp xen kẽ dể cây quang hợp bình thường thui :] - [Đặng Minh Hoàng]

boi vi trong la van co chat diep luc nhung bi cac hat carotenoit lan chiem mat .Vi vay ko anh huong gi toi qua trinh quang hop neu muon kiem tra ban chi can dun mot chiec la da doi mau thoi - [thieu thi nhu tam]

lá cây có màu đỏ là do đặc điểm trong lá nhưng trong đó vẵn có chứa diệp lục => cây có lá màu đỏ vẫn có thể QH - [Nguyễn Khánh Huyền]

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sinh Học Lớp 11
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 11
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11 Nâng Cao

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 7: Quang hợp [Nâng Cao] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 7 trang 31: Dựa vào các kiến thức đã học ở lớp 6 và lớp 10, hãy cho biết: Quang hợp là gì?

Lời giải:

Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 7 trang 32 Hình thái, cấu trúc của lá liên quan đến chức năng quan hợp. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 và lớp 10, hãy giải thích điều này.:

Lời giải:

– Diện tích bề mặt lớn → nhận nhiều ánh sáng

– Phiến lá mỏng → thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.

– Mô dậu dày chứa nhiều lục lạp nằm sát ngay trên mặt lá dưới lớp biểu bì, các mô giậu xếp sít nhau theo từng lớp → hấp thu nhiều ánh sáng!

– Có lớp mô xốp có các khoảng trống gian bào lớn → chứa CO2 → cung cấp cho quá trình quang hợp.

– Có các mạng lưới mạch dày đặc làm nhiệm vụ dẫn nước, muối khoáng và các sản phẩm đến các cơ quan trong quá trình quang hợp.

– Hệ thống dày đặc các khí khổng ở trên và mặt dưới lá → CO2, O2 và H20 dễ đi ra vào lá!

Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 7 trang 33: Hãy quan sát và phân tích hinh 7.3 để giải thích tại sao lá cây có màu xanh lục.

Lời giải:

Vì lá cây không hấp thụ ánh sáng lục nên khi nhìn vào lá cây ánh sáng lục phản lại mắt ta làm lá óc màu xanh.

Bài 1 trang 34 sgk Sinh học 11 nâng cao Nêu vai trò của quá trình quang hợp.:

Lời giải:

– Tạo chất hữu cơ

– Tích lũy năng lượng

– Quang hợp giữ sạch bầu khí quyển

Bài 2 trang 34 sgk Sinh học 11 nâng cao : Nêu các đặc điểm về hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp.

Lời giải:

a. Hình thái:

– Diện tích bề mặt lớn: hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời.

– Phiến lá mỏng: thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.

– Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

b. Giải phẫu:

– Tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá để trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên trên mặt lá.

– Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu nằm ngay ở mặt dưới của phiến lá. Trong mô xốp có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí CO2 đễ dàng khuếch tán đến các TB chứa sắc tố quang hợp.

– Hệ gân lá phát triển đến tận từng tế bào nhu mô lá, chứa các mạch gỗ và mạch rây.

– Trong phiến lá có nhiều tế bào chứa lục lạp là bào quan quang hợp.

Bài 3 trang 34 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu đặc điểm cấu trúc của hạt, chất nền trong lục lạp liên quan đến việc thực hiện pha sáng, pha tối của quang hợp.

Lời giải:

– Hạt [grana] gồm các tilacoit nằm xếp chồng lên nhau như những đồng xu, chứa hệ sắc tố, các chát chuyền điện tử và các trung tâm phản ứng.

– Chất nền của luc lạp ở thể keo, trong suốt và chứa nhiều enzim cacboxi hóa, pha tối của quang hợp được thưc hiện ở chất nền của lục lạp, các enzim cacboxi hóa tham gia vào quá trình khử CO2.

Bài 4 trang 34 sgk Sinh học 11 nâng cao: Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?

Lời giải:

Những lá cây màu đỏ vẫn có nhóm sắc tố màu lục nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào là carotenoit. Vì vậy những cây này vẫn tiến hành quang hợp bình thường nhưng cường độ không cao.

Bài 5 trang 34 sgk Sinh học 11 nâng cao: Hãy tính lượng C02 hấp thụ và lượng 02 giải phóng của 1 ha rừng với năng suất 15 tấn sinh khối⁄năm.

Lời giải:

Dựa vào phương trình quang hợp: 6CO2 + 12H2O →C6H12O6 + 6O2 + 6H2O

Thực tế cứ 1 ha rừng cho năng suất 15 tấn sinh khối⁄năm:

⇒ Số mol CO2 hấp thụ: 0.5 mol

⇒ Số mol O2 giải phóng: 0.5 mol

→Lượng CO2 hấp thụ và O2 giải phóng là:

m CO2= 0,5.44= 22 [tấn⁄ha⁄năm]

m O2= 0,5.32=16 [tấn ⁄ha⁄năm]

Bài 6 trang 34 sgk Sinh học 11 nâng cao: Ý nào sau đây không đúng với tính chất của chất diệp lục?

Lời giải:

A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy.

B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác.

C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang.

D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp.

Đáp án: D

Video liên quan

Chủ Đề