Làm cách gì để hết buồn ngủ

Mới là giữa ngày thôi nhưng bạn đã hoàn toàn kiệt sức. Bạn đang gặp khó khăn để có thể tỉnh táo và chẳng biết làm thế nào để có thể tỉnh táo trong khi cơn buồn ngủ và mệt mỏi đến sai thời điểm. Hãy cùng Đông Thái tìm hiểu một vài thủ thuật giúp bạn luôn tỉnh táo và có nhiều năng lượng hơn nhé:

1. Kích thích các giác quan

Cách dễ nhất để tỉnh táo và đỡ buồn ngủ là kích thích các giác quan của bạn, khiến cho tai, mắt và thậm chí mũi của bạn tỉnh táo và năng động hơn.

- Bật càng nhiều đèn sáng càng tốt. Và ngồi gần với nguồn ánh sáng sáng nhất.

- Ngậm một viên kẹo bạc hà hoặc nhai kẹo cao su để miệng bạn có cái gì đấy hoạt động

- Dùng dầu gió, dầu bạc hà để đánh thức khứu giác

- Nếu đang ở nơi được phép nghe nhạc, hãy nghe jazz, hip-hop, rock hoặc bất cứ loại nhạc nào giúp bạn tỉnh táo

- Nếu cảm thấy mắt bị mỏi hoặc tổn thương, hãy nghỉ ngơi hoặc nhìn vào một bức tường, hoặc nhìn ra cửa sổ.

2. Kích thích sự hoạt động của cơ thể

Đây là cách làm tỉnh ngủ ngay lập tức bằng cách tác động vào sự hoạt động của cơ thể, tránh ngồi im để tạo tín hiệu nghỉ ngơi, khiến cơ thể nhanh chóng đưa bạn chìm vào giấc ngủ. Để làm tỉnh táo đầu óc, bạn hãy đứng dậy vươn vai, đi lại vài vòng, duỗi chân tay, lắc đầu,... Khi thực hiện các hoạt động này, não bộ sẽ nhận biết rằng bạn đang hoạt động thể chất và chưa đủ điều kiện để thực hiện việc nghỉ ngơi. Sau khi đã nhận biết, não sẽ tự động gửi tín hiệu đến các cơ quan khác để tăng khả năng tỉnh táo, giúp cơn buồn ngủ qua đi.

3. Ăn vặt để tăng năng lượng

Những món ăn vặt có đường sẽ giúp bạn tăng cường năng lượng vì mức đường hạ thấp sẽ khiến bạn uể oải và mệt mỏi dẫn đến cảm giác buồn ngủ.

Khi áp dụng cách hết buồn ngủ với thức ăn vặt giúp tăng cường năng lượng, bạn có thể chọn các món lành mạnh như trái cây, sữa chua, các loại hạt…c

4. Uống một cốc nước lạnh

Sau khi ăn trưa xong, nhiều người thường cảm thấy buồn ngủ và không còn đủ tỉnh táo để bước vào làm việc buổi chiều. Lúc này, bạn hãy uống một cốc nước lạnh để đẩy lùi cơn buồn ngủ và mệt mỏi đó.

5. Giải câu đố

Nếu bạn mệt đến mức chẳng buồn đứng dậy đi đâu cả, điều tối thiểu bạn có thể làm để tỉnh ngủ là tìm và giải một số câu đố hay ho. Nếu không thể kích thích cơ thể mình, hãy kích thích bộ não. Bạn có thể chơi ô chữ, sudoku, đố vui… bất cứ thứ gì buộc não bạn phải làm việc hết công lực để tìm lời giải đáp.

Bạn có biết nhiều ứng dụng báo thức trên điện thoại được lập trình để chỉ ngừng reng khi người dùng giải xong một bài toán không?

6. Cho mình quyền được chợp mắt

Nếu đang ở nơi làm việc và cực kỳ buồn ngủ [khi tất cả cách trên đều không hữu hiệu] bạn có thể nhảy vào toilet và chợp mắt khoảng 5-10 phút. Tất nhiên là trong toilet phải sạch sẽ một tí, tin mình đi cách này hiệu quả cực. Và khi dậy hãy rửa mặt, ra ngoài hít một hơi thật sâu và uống một ly nước hoặc trà, cà phê để lấy lại năng lượng nhé.

=> Kết luận:

Những cách trên là những biện pháp đối phó với cơn buồn ngủ đang kéo đến. Nhưng cách tốt nhất để tránh cơn buồn ngủ một cách lâu dài là bạn có một cách sống khoa học, điều độ, có một sức khỏe tốt. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích:

– Bạn nên ngủ đủ giấc vào ban đêm, một giấc ngủ từ 7 đến 8 tiếng/đêm là hoàn toàn tốt cho sức khoẻ của bạn.

– Ăn nhiều rau quả đảm bảo cho lượng đường trong cơ thể ổn định suốt cả ngày. Đường giúp bạn có thêm nhiều năng lượng và tỉnh táo hơn khi làm việc. Khi lượng đường trong máu vừa đủ, bạn sẽ không cảm thấy hoa mặt chóng mày, làm giảm thiểu nguy cơ buồn ngủ khi làm việc.

– Thay vì ăn quá nhiều vào bữa trưa, hãy ăn những bữa ăn nhanh trong ngày, và có một bữa trưa nhỏ vào khoảng 2 giờ chiều. Bạn có thể ăn hoa quả như táo, lê hay cà rốt vào những bữa ăn nhanh này.

– Uống nước lọc thay vì nước hoa quả có đường hoặc nước sô đa, hạn chế dùng đồ uống có chứa cafein.

Còn nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề về mất ngủ, thì hãy sử dụng thực phẩm chức năng bổ não MegaBrain giúp tăng cường tuần hoàn não, phòng ngừa và giảm triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não, giảm stress sẽ giúp bạn có những giấc ngủ thật ngon.

Chúc bạn luôn tỉnh táo và làm việc hiệu quả!

Page 2

Hiện nay tỷ lệ người dân bị suy giảm thị lực và mắc các bệnh về mắt đang có chiều hướng tăng rõ rệt trong giới trẻ học đường và giới công chức văn phòng.Khi mà các thiết bị công nghệ hiện đại và tiên tiến càng phát triển thì các bệnh về mắt có nguy cơ tăng ở mức đáng báo động. Trong bài viết ngày hôm nay, Hotchland Nutrition sẽ cùng mọi người đi tìm hiểu các nguyên nhân gây mờ mắt suy giảm thị lực.

Suy giảm thị lực là gì?

Suy giảm thị lực là tình trạng giảm khả năng nhìn ở một mức độ nào đó, gây ra những vấn đề không thể khắc phục được bằng đeo kính hoặc ở những người có khả năng nhìn kém khi không đeo kính hoặc kính áp tròng, phổ biến nhất là tật khúc xạ. Suy giảm thị lực có triệu chứng điển hình đầu tiên có thể kể tới là mắt bị mờ, khả năng nhìn bị suy giảm không rõ ràng hay không thể tập nhìn tập trung vào một điểm. Có thể nói đây chính là hệ quả không tốt do một tổn thương hay nhiều tổn thương hoặc bệnh lý nào đó ở mắt diễn ra trong một thời gian tương đối dài. 

Nguyên nhân gây suy giảm thị lực

Tư thế ngồi học hay ngồi đọc sách sai cách cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới mờ mắt suy giảm thị lực. Ngồi sai tư thế sẽ khiến cho khoảng cách từ mắt tới sách vở cũng không đúng, mắt có thể xa hơn hoặc quá gần với sách vở gây tức mắt, nhức mắt và dễ bị cận. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu giải thích cho tình trạng học sinh hiện nay bị cận rất nhiều. Đặc biệt khi ngồi sai tư thế không chỉ khiến suy giảm thị lực mà còn ảnh hưởng tới xương, cong vẹo cột sống

Các thiết bị điện tử ngày nay khi sử dụng nhiều khiến cho đôi mắt phải hoạt động quá tải vì không chỉ tiếp xúc với máy tính làm việc tối thiểu 8 tiếng mỗi ngày, mà còn xem ti vi, sử dụng điện thoại. Tình trạng tiếp xúc với các thiết bị này lâu dần sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về mắt như: Bị choáng váng, hoa mắt, mỏi mắt, mắt bị mờ..

Sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài khiến mắt bị mờ

Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân có thể nói là hàng đầu dẫn tới gây mắt bị mờ. Có thể nói, tỷ lệ các bạn trẻ đang ở lứa tuổi học sinh rất dễ bị tật khúc xạ như cận thị, loạn thị là tương đối là cao. Khi bị các tật khúc xạ trong thời gian dài sẽ dẫn tới nguy cơ cao mắt bị mắc một số bệnh lý khác thậm chí là mù lòa.

Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng của bệnh tiểu đường, gây ra bởi lượng đường trong máu cao, gây tổn hại võng mạc mắt. Các triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường bao gồm mờ mắt, gặp vấn đề khi nhìn vào ban đêm và các điểm tối trong tầm nhìn trung tâm. Có thể mất vài năm mới suy giảm thị lực nghiêm trọng, theo Reader’s Digest.

Các hệ lụy của bệnh tiểu đường là nguyên nhân khiến mắt bị mờ

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây khiếm thị phổ biến nhất trên thế giới, chiếm 51%. Đục thủy tinh thể thường xảy ra ở người cao tuổi từ 65 tuổi là từ 50 - 70% và được mô tả là nhìn mờ, màu sắc mờ dần, nhìn 1 hóa 2. Sự hình thành của đục thủy tinh thể là từ từ và nếu không được điều trị có thể gây giảm thị lực và mất thị lực hoàn toàn.

Các giải pháp giúp bạn ngăn suy giảm thị lực

  • Thực hiện massage mắt thường xuyên sẽ giúp làm chậm tiến triển của những căn bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị. Làm giảm nguy cơ bị tăng độ cận nếu kiên trì massage đều đặn mỗi ngày.

  • Tạo thói quen chớp mắt đều đặn: Việc thường xuyên chớp mắt cũng giúp đôi mắt được nghỉ ngơi. Cách thức tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Một người bình thường trung bình chớp mắt khoảng 15 - 20 lần mỗi phút.

  • Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều vitamin, kẽm, lutein, zeaxanthin và các khoáng chất cần thiết cho mắt: cà rốt, rau xanh, cá, trứng, đu đủ, gấc, bí đỏ, khoai lang nghệ, ớt vàng…

  • Chườm mắt bằng khăn ấm: Chườm khăn ấm lên mắt là 1 biện pháp thư giãn mắt được áp dụng từ thời xa xưa. Hơi ấm từ khăn sẽ giúp các cơ mắt được thư giãn, thúc đẩy sự hình thành nước mắt và giảm bớt sự khó chịu

  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử: Phần lớn các thiết bị điện tử đều có ánh sáng xanh gây ảnh hưởng đến mắt. Vì vậy cần hạn chế, giữ khoảng cách đến màn hình để bảo vệ đôi mắt

Massage mắt giúp mắt khỏe mạnh và ngăn ngừa suy giảm thị lực

Chăm sóc mắt là phải chăm sóc toàn diện, từ chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đến điều trị triệt để những bệnh mắc phải. Để giảm nguy suy giảm thị lực, cần phải làm sao để tránh tình trạng mắt phải điều tiết quá mức, tức là giảm thời gian và cường độ làm việc của mắt. Khi có biểu hiện mắt bị mờ, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám tìm nguyên nhân và điều trị. Thường xuyên khám mắt định kỳ để phát hiện kịp thời các bệnh lý về mắt, tránh tình trạng mắt mờ dần đi và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể gây mất thị lực hoàn toàn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe

Page 3

Teo cơ là bệnh gì?

Bệnh teo cơ còn được gọi với tên gọi khác là suy nhược cơ bắp. Xảy ra trong trường hợp bị mất cân bằng giữa thoái hóa và tổng hợp protein trong cơ thể. Đây là tình trạng giảm khối lượng cơ, đồng đều hoặc không đồng đều giữa 2 bên cơ thể. Teo cơ thường do vùng cơ bị ảnh hưởng thiếu vận động trầm trọng. Nguyên nhân thiếu vận động có thể là do bệnh lý hoặc chấn thương. Một khi bị teo cơ thì nhóm cơ đó sẽ bị yếu đi.

Có hai dạng teo cơ chủ yếu là:

Đây là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến các dây thần kinh của cánh tay. Bệnh rất dễ nhận biết với những dấu hiệu rõ rệt trên bàn tay, bắp tay hoặc cả cánh tay; đi kèm với tình trạng yếu cơ gốc chi, gây giảm mạnh lực cơ và sự linh hoạt của tay. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng teo có thể xảy ra ở toàn bộ cơ vùng cánh tay, teo một hoặc cả hai bên tay.

Bệnh teo cơ chân là tình trạng phần cơ ở chân bị yếu đi hay khối lượng cơ ở vùng chân bị giảm sút. Dấu hiệu thường thấy là một bên chân sẽ nhỏ hơn so với bên còn lại. Cơ chế dẫn đến bệnh teo cơ chân là do sự mất cân đối giữa quá trình tạo cơ và hủy cơ. Khi mà quá trình hủy cơ xảy ra mạnh mẽ hoặc quá trình tạo cơ bị ức chế, sẽ dẫn đến khối lượng cơ bị giảm không được bù lấp và kết quả là cơ chân bị teo.

Teo cơ chân khiến chân bị yếu và đi lại khó khăn

Nguyên nhân teo cơ

Một số bệnh lý toàn thân có thể gây ra bệnh suy nhược cơ bắp như: teo cơ một bên ảnh hưởng đến tế bào thần kinh chi phối vận động cơ, viêm da cơ gây yếu cơ và ban da, đa xơ cứng, loại sản cơ là bệnh do di truyền gây yếu cơ

Một số bệnh về thần kinh, thoái hóa khớp, gây hạn chế vận động khớp, bệnh bại liệt, viêm đa tủy, viêm khớp dạng thấp, bệnh cột sống... cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu cơ

Khi càng lớn tuổi, cơ thể sẽ sản xuất ít protein để thúc đẩy cơ bắp phát triển. Điều này sẽ khiến các tế bào co lại, gây ra tình trạng thiểu cơ. Theo các chuyên gia, hơn 1/3 những người trên 60 tuổi đều mắc chứng bệnh teo cơ này.

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính gây teo cơ

Tổn thương các tế bào thần kinh trung ương trong não hoặc tủy sống có thể dẫn đến bệnh suy nhược cơ bắp. Tình trạng này có thể là giảm cơ cục bộ, tương tự như liệt ở người bị đột quỵ hoặc chấn thương tủy sống. Ngoài ra các tổn thương nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như chấn thương sọ não hoặc bệnh bại não có thể dẫn đến tê liệt và teo cơ toàn thân.

Dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra các khối cơ. Nếu bạn ăn ít protein không mỡ, trái cây, và rau củ quả sẽ khiến lượng cơ sinh ra bị suy giảm gây tình trạng suy nhược cơ bắp

Ăn uống thiếu chất cũng làm gia tăng nguy cơ gây suy giảm cơ bắp

Một số bệnh lý di truyền, chẳng hạn như rối loạn di truyền có thể gây mất các tế bào thần kinh vận động và dẫn đến teo cơ.

Loạn dưỡng cơ là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một nhóm các tình trạng tiến triển gây mất khối lượng cơ và suy nhược. Chứng loạn dưỡng cơ là một tình trạng di truyền liên quan đến các gen sản xuất protein bị đột biến. Loạn dưỡng cơ là một tình trạng có thể dẫn đến bệnh teo cơ.

Phòng ngừa bệnh teo cơ

  • Dinh dưỡngDinh dưỡng là bước điều trị thiết yếu bất kể nguyên nhân nào gây ra teo cơ. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung các thức ăn có nhiều đạm, protein, vitamin B. 

  • Tập thể dục: Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày giúp cơ bắp linh hoạt, giảm thiểu tình trạng teo cơ chân. Ngoài ra chúng còn giúp cơ thể trở nên dẻo dai, tăng cường sức khỏe.

  • Tạo cho mình một cơ thể khỏe mạnh, nhất là tim với các bài tập có lợi như đi dạo, leo cầu thang, làm việc nhà, khiêu vũ.

  • Ngủ đủ giấc và tránh lạm dụng các loại thức ăn có cồn, để giữ cho trí não luôn vận động.

  • Tránh các thức uống chứa chất caffeine hoặc cồn; bởi nó khiến bệnh teo cơ tiến triển nặng hơn.

  • Tích cực xoa bóp cơ chân, cơ tay sẽ tăng cường sự tuần hoàn máu đến các cơ bắp. Điều này còn giúp cho các mạch máu giãn nở một cách tối đa. Hỗ trợ làm mềm các khối cơ bắp. Kết hợp với phương pháp bấm huyệt của Đông y sẽ là liệu pháp rất tốt đối với người bệnh.

Thường xuyên vận động giúp bạn đẩy lùi nguy cơ gây bệnh teo cơ

Kết luận

Trên đây là một số nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh teo cơ. Hy vọng đã mang lại cho bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích. Nếu như nhận thấy những dấu hiệu cho thấy nguy cơ bị bệnh thì bạn nên đến bệnh viện để điều trị tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe. 

Video liên quan

Chủ Đề