Làm thế nào để chống bão hiệu quả

Đối với các quốc gia có nhiều sông ngòi và vị trí địa lý gần biển như Việt Nam thì biện pháp phòng chống các thiên tai như bão, lũ lụt để giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h tìm hiểu xem hiện nay, Nhà nước ta đã triển khai các biện pháp phòng chống bão lụt như thế nào?
 


 

Việc phòng chống bão lụt không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước mà còn là của người dân. Vậy nên, các biện pháp được đặt ra phải có sự phối hợp thực hiện giữa Nhà nước và Nhân dân để mang lại hiệu quả cao. Theo đó sẽ có những biện pháp riêng để phòng tránh bão và lũ lụt.

Các biện pháp phòng chống bão

Mỗi năm, Việt Nam phải hứng chịu rất nhiều cơn bão hình thành từ Biển Đông và từ từ tiến vào bờ. Có rất nhiều nguyên nhân hình thành bão ở Việt Nam và phần lớn đều do tự nhiên. Vậy nên, chúng ta không thể ngăn chặn được sự xảy ra của các cơn bão mà chỉ có thể đề ra các biện pháp phòng tránh để giảm thiểu tối đa thiệt hại. Theo đó, chính quyền các cấp cũng như người dân cần phải phối hợp với nhau để thực hiện hiệu quả các biện pháp này. Cụ thể:

1. Đối với chính quyền các cấp

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để kịp thời thông báo tới Nhân dân.

- Ban hành các chỉ đạo phòng tránh bão đối với địa phương, ngư dân, người dân sinh sống trên đất liền.

- Triển khai gia cố các hệ thống đê điều phòng xảy ra sạt lở, lũ quét.

- Cắt tỉa cây cối trong khu vực có dân cư.

- Thống kê đầy đủ số lượng tàu thuyền trong khu vực ảnh hưởng của bão.

- Tổ chức nơi cư trú an toàn cho người dân ở vùng cần sơ tán.

- Tăng cường biện pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức phòng chống bão với dân.

- Giáo dục, nâng cao năng lực cứu hộ cho lực lượng chuyên trách và nhân dân.
 


 

2. Đối với ngư dân đang hoạt động trên biển

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật tin tức về bão.

- Không cho tàu thuyền ra khơi.

- Tìm nơi trú ẩn an toàn.

- Giữ liên lạc với đất liền.

- Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Nhà nước.

- Thông báo với các cơ quan chức năng về số lượng ngư dân trên tàu, tình hình của tàu, thuyền.
 


 

3. Đối với người dân trên đất liền, hải đảo

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật tin tức về bão.

- Triển khai gia cố, chằng chống nhà cửa chắc chắn.

- Lắp đặt hệ thống chống rò điện; Đảm bảo các thiết bị điện không gặp sự cố; Đặt ổ điện trên cao, cách xa mặt đất, nơi ẩm ướt; Nắm rõ quy tắc cứu người bị điện giật.

- Thu hoạch hoa màu, thủy hải sản và lưu trữ ở nơi an toàn trước khi bão đổ bộ.

- Sơ tán đến nơi an toàn theo chỉ thị của Nhà nước [nếu có].

- Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Nhà nước.

Các biện pháp phòng chống lũ lụt

Sau khi các cơn bão đổ bộ vào bờ, với lượng mưa lớn có thể gây ra những trận lũ lụt. Vậy nên, bên cạnh những biện pháp phòng chống bão thì giải pháp phòng chống lụt cũng phải được đề ra và triển khai thực hiện khi cần. Theo đó:

1.  Đối với chính quyền các cấp

- Theo dõi sát diễn biến mưa lũ, tình hình đê điều, hệ thống ngăn lũ.

- Thường xuyên kiểm tra và thực hiện các biện pháp gia cố, tu sửa [nếu cần thiết] hệ thống đê, đường thoát nước, các công trình chống lũ lụt.

- Tăng cường biện pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức về phòng chống lũ, lụt với dân.

- Giáo dục, nâng cao năng lực cứu hộ cho lực lượng chuyên trách và dân.

- Tổ chức địa điểm sơ tán an toàn cho người dân.
 


 

2. Đối với cộng đồng

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật tin tức lũ lụt.

- Thực hiện tuần tra, canh gác hệ thống chống lũ theo phân công của địa phương; Báo cáo tình hình hệ thống đê, sông ngòi, hệ thống chống lũ lụt cho địa phương nếu thấy bị hỏng.

- Tuân thủ theo chỉ thị của Nhà nước về việc đảm bảo an toàn trong mùa lũ, lụt; Ngưng các hoạt động trên sông khi thấy không an toàn.

- Thu hoạch hoa màu, thủy hải sản và có kế hoạch dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm trước khi lũ đến.

- Kiểm tra thiết bị điện trong nhà; Đặt ổ điện và các loại hóa chất ra khỏi nơi có nguy cơ bị ngập.

- Sơ tán theo chỉ thị của địa phương và chủ động sơ tán nếu nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở.

Trên đây là các biện pháp phòng tránh bão lụt mà đội ngũ biên tập chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc phòng chống bão lụt và chủ động ứng phó khi cần góp phần hỗ trợ giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra.

Tham khảo thêm: Bão có những cấp độ nào? Cấp bão nào mạnh nhất?

Những cách chống bão cho mái tôn không chỉ là vấn đề quan tâm của người dân vùng ven biển. Tại bất kỳ đâu trên đất nước Việt Nam cũng đều có thể đối bặt với những hiện tượng thiên nhiên bất thường như gió, bão, mưa dông, ... 

Nhà lợp mái tôn là hình thức mái nhà phổ biến hiện nay. Nhiều người vẫn nghĩ rằng nhà mái tôn là không an toàn tại những địa phương hay xảy ra bão lớn, dễ tốc mái, hư hại do gió lớn. Nhưng thực tế là loại mái nhà nào thì cũng đều có nguy cơ lật, tốc, bay hỏng nếu không được áp dụng những phương pháp chống báo mái nhà hiệu quả.

Nhà mái tôn cách nhiệt nếu được thi công và bảo vệ đúng cách vẫn có thể bền vững sau những cơn bão mạnh trên cấp 12

Sau đây là những cách chống bão cho mái tôn được khuyên thực hiện bởi những người dân các tỉnh ven biển giúp mọi người biết cách tự giữ an toàn cho ngôi nhà, cho tài sản và cho con người tại bất cứ đâu mỗi khi đối mặt với những diễn biến thời tiết xấu như mưa, gió, bão.

1. Chặt tỉa cành cây, phát quang cây cối chống bão cho nhà mái tôn

Việc chặt tỉa cành cây và phát quang cây cối từ lâu đã được khuyến cáo là biện pháp phòng chống và giảm thiểu thiệt hại từ gió bão vô cùng cần thiết tại bất kỳ vùng miền nào.

Riêng đối với những ngôi nhà mái tôn, việc này lại càng quan trọng. Bởi những cành cây hay thân cây có khả năng gãy, đổ chính là mối nguy hiểm lớn nhất cho mái nhà của bạn.

Ngay khi được dự báo sắp có gió to và bão lớn đổ bộ, bạn nên tiến hành chặt, tỉa cành, nhánh của các cây cao, cây bị mục rỗng, những cây lớn gần nhà ở, gần đường dây điện,

Chặt tỉa cành cây là một trong những cách phòng chống giảm thiểu thiệt hại từ bão lũ

2. Neo giữ chắc chắn các đường dây điện, cáp viễn thông xung quanh khu vực nhà ở

Các đường dây điện và cáp viễn thông, trạm biến áp xung quanh khu vực nhà ở luôn là mối nguy hiểm cận kề mỗi khi xảy ra những diễn biến thời tiết xấu.

Vì vậy, để thực hiện phòng chống bão và thiệt hại do bão, bạn cần kiểm tra, sửa chữa, gia cố và neo giữ những nguồn điện này cẩn thận, tránh xa khu vực nhà ở, đặc biệt là nhà mái tôn.

Dọn dẹp tu sửa các đường dây điện để tránh những trường hợp xấu nhất xảy ra do bão lũ

Mái nhà kim loại hay mái tôn là loại vật liệu có thể dẫn điện, vì vậy khi xảy ra mưa bão, bạn không nên di chuyển hay tiếp xúc với mái tôn để tránh những trường hợp xấu nhất xảy ra, giữ an toàn cho chính bạn và gia đình.

3. Thiết kế và thi công hệ thống khung kèo mái tôn chắc chắn

Ngay khi thiết kế, thi công xây dựng nhà, bạn nên tính đến những phương án thời tiết xấu nhất, đặc biệt tại những nơi thường xuyên xảy ra bão.

Hệ thống khung kèo rất quan trọng bởi nó là mỗi liên kết giữa mái tôn và kết cấu ngôi nhà.

Hãy gia cố hệ thống khung kèo nếu không muốn mái nhà "đi du lịch" như thế này

Nhiều ngôi nhà mái tôn từng bị “bay mất nóc” vì hệ thống khung kèo lỏng lẻo, thi công không đúng kỹ thuật.

Ngay bây giờ bạn hãy kiểm tra hệ thống khung kèo mái tôn của mình có đủ khả năng chống lại những cơn bão lớn hay không, hãy gia cố thêm bằng cách bổ sung thêm số lượng xà gồ, hàn chặt các mối liên kết.

Đối với những công trình mái tôn xây mới, bạn cần tính toán chi tiết số lượng xà gồ và kích thước xà gồ phù hợp với số lượng và độ mạnh của các cơn bão thường xuyên đổ bộ vào khu vực đó.

>> Xem ngay: Các mẫu tôn lợp mái, tôn cách nhiệt Olympic để lựa chọn loại tôn lợp mái phù hợp nhất với công trình của mình

4. Sử dụng tôn chính hãng, mua vật liệu xây dựng đúng tiêu chuẩn

Để tăng sức chịu đựng của mái tôn đối với gió bão, bạn nên chọn mua tôn có độ dày lớn [từ 0,45 mm đến 0.5 mm]

Đặc biệt nên mua tôn chính hãng để tránh trường hợp các đại lý tôn không trung thực, gian dối độ dày và tỷ trọng lớp mạ nhôm kẽm trong tôn.

Đối với những loại tôn mỏng, khả năng chịu lực bị hạn chế đáng kể. Bạn sẽ dễ thấy những trường hợp rách mái tôn, thủng mái tôn dễ dàng khi bị vật cứng tác động, tốc mái tôn do gió lớn vì sử dụng loại tôn mỏng hoặc tôn bị “làm giả độ dày” này.

Sử dụng tôn chính hãng, phù hợp tiêu chuẩn nếu không muốn mái nhà của bạn nhanh chóng "thành phế thải" như thế này

Đối với các loại vật liệu xây dựng khác như xà gồ, xi măng, gạch, bạn cũng nên mua hàng tại những nơi uy tín, sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng rõ ràng, bởi nó sẽ quyết đinh đến độ bền, độ vững chắc cho ngôi nhà của bạn.

5. Sử dụng ke [nẹp] chống bão mái tôn

Ke chống bão mái tôn là phụ kiện bổ sung để gia cố và tăng khả năng liên kết của tấm lợp tôn với khung kèo mái.

Nẹp chống bão mái tôn có thể giúp mái tôn của bạn chống chịu được sức gió cấp 10 đến cấp 12. Hình thức nẹp có nhiều loại phụ thuộc vào hình dạng loại sóng của tôn.

Ke chống bão mái tôn rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã

Cách lắp đặt, sử dụng nẹp chống bão mái tôn như sau:

  • Bắn ke trùm lên phần sóng dương của tôn, sử dụng loại vít dài [tốt nhất là chất liệu inox SUS 304] để bắn cố định ke – tấm lợp tôn – xà gồ
  • Bắn chặt tay nhưng không được làm méo, biến dạng sóng tôn
  • Mật độ và khoảng cách ke bắn tùy thuộc vào mức độ chắc chắn mong muốn và ngân sách gia cố mái tôn của chủ nhà

Ke chống bão mái tôn

Góc mái nhà và viền mép của các tấm lợp tôn là vị trí rất dễ bị gió lùa khiến tốc mái tôn nếu không được gia cố chặt chẽ. Bạn nên  tăng cường số lượng vít và ke bắn tại các vị trí này trên mái nhà.

Sử dụng ke chống bão mái tôn cho các công trình có diện tích mái rộng

6. Sử dụng bao cát, bao gạch chống bão cho mái tôn

Cách sử dụng bao cát, bao gạch để cố định mái nhà trước những cơn bão lớn là phương pháp truyền thống và tương đối dễ thực hiện. Tuy nhiên để tối đa hóa khả năng chống bão cho mái tôn bằng cách này bạn cũng cần thực hiện đúng cách và phù hợp với công trình mái tôn của mình.

Sử dụng bao cát chống bão cho nhà mái tôn cũng cần thi công đúng cách

Các bao cát, bao gạch sẽ vô tình ngăn khả năng thoát nước của mái tôn, vì vậy bạn không nên xếp bao cát quá gần nhau, nên để kẽ hở để mái tôn kịp thoát nước.

Tùy theo độ dốc của mái tôn và độ rộng của mái nhà mà bố trí số lượng bao cát cho hợp lý, nên tập trung đặt tại các góc mái nhà hoặc mép các tấm lợp tôn.

Bạn nên liên kết những bao cát với nhau bằng dây vắt qua đỉnh mái nhà để tránh trôi trượt.

Chú ý khi thực hiện xếp bao cát để chống bão cho mái tôn, bạn sẽ phải di chuyển nhiều trên mái tôn, hãy bước đi trên những vị trí có xà gồ bên dưới để đảm bảo độ bền của mái tôn và giữ an toàn cho bản thân.

7. Hãy chắc chắn rằng ngôi nhà của bạn kiên cố và kín gió

Việc để gió lùa vào nhà khi bão to gió lớn là việc cực kỳ nguy hiểm, nhiều trường hợp tốc mái nhà do không đóng kín cửa khi có bão.

Vì vậy, trước khi bão đến, bạn nên kiểm tra ngôi nhà của bạn thêm một lần, bịt kín các khe hở và lỗ thông gió, gia cố lại những vị trí có nhiều khả năng sẽ bị gió tạt hay những vị trí đã bị xuống cấp trong ngôi nhà.

Một ngôi nhà kiên cố sẽ bảo vệ tài sản và tính mạng của chính bạn và gia đình trước bất kỳ cơn bão lớn nào

Khi bão đến, bạn tuyệt đối không nên ra ngoài, hãy đóng chặt các cửa nhà để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà và cả gia đình của bạn.

>> Bạn nên xem ngay 24 mẫu nhà ống cấp 4 mái tôn đẹp ngất ngây giá xây chỉ từ 200 - 500 triệu sau đây để tìm được mẫu nhà phù hợp với nhu cầu và ngân sách hạn chế của mình

Cho dù ngôi nhà của bạn là nhà mái tôn hay mái ngói thì bạn cũng nên biết những cách chống bão mái tôn được nêu trên đây để có thể tự bảo vệ cho ngôi nhà của bạn trước những tác động xấu của thời tiết.

Người ta vẫn nói “Phòng còn hơn chống” bạn nên có sự tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng về việc phòng chống bão cho mái nhà của bạn ngay từ khi lập dự toán, làm móng xây nhà cho đến khi lợp mái tôn cách nhiệt.

Hãy chọn mua tôn lợp mái, tôn cách nhiệt chính hãng, chất lượng được kiểm chứng, có cam kết bảo hành để giúp bạn che chở và bảo vệ cho những người thân trong gia đình!

Video liên quan

Chủ Đề