Làm thế nào để việc hợp tác giữa các bạn học sinh trong học tập để cùng nhau tiến bộ

I. Tình huống - vấn đề - Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
Bài khác

Câu 1

Thảo luận vấn đề hợp tác của học sinh trong học tập : bạn A cho rằng học tập là việc của từng người, bản thân phải cố gắng, suy nghĩ độc lập, tự lực làm bài, cần hợp tác trong học tập ; bạn B cho rằng hợp tác mới thể hiện tình bạn, biết gì thì cùng trao đổi với bạn ; bạn C cho rằng phải suy nghĩ, tự học cho tốt rồi mới có vốn để hợp tác, trao đổi với bạn.

Em nghĩ gì về vấn đề hợp tác của học sinh trong học tập. Hợp tác có lợi gì ? Có hại gì ? Làm thế nào để hợp tác với nhau trong học tập nhằm đạt kết quả tốt nhất ?

Lời giải chi tiết:

Hợp tác trong học tập là một cách học tập tốt tuy nhiên phải biết hợp tác một cách đúng đắn.

- Hợp tác mang lại hiệu quả học tập cao hơn cho cả hai, tuy nhiên cũng có hại khi hợp tác không đúng người và khi hợp tác không dựa trên cơ sở bình đẳng.

- Để hợp tác trong học tập đạt kết quả cao nhất thì mooic người trong nhóm hợp tác phải có kiến thức nền tảng vũng riêng, sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ nhau trong mọi hoàn cảnh và cùng học tập tiến bộ.

Câu 2

Hợp tác cùng phát triển giữa nước ta với các nước cũng như giữa các nước với nhau là điều tất yếu vì có những vấn đề có tính chất toàn cầu mà riêng lẻ một nước hoặc vài nước [nếu có hợp tác với nhau] không thể giải quyết nổi.

Phương pháp giải:

- Nêu vài việc chung toàn cầu liên quan đến cuộc sống của nhân loại trên hành tinh chúng ta.

Phân tích tại sao phải hợp tác với nhau thì mới giải quyết nổi vấn đề đó ?

Lời giải chi tiết:

Việc chung toàn cầu liên quan đến cuộc sống của nhân loại trên hành tinh ta là vấn đề bảo vệ môi trường, thay đổi khí hậu toàn cầu.

- Quan đến toàn thể vũ trụ nên bất kì nước nào cũng phải bảo vệ môi trường. Nếu như một vài nước chú trọng giải quyết mà có những nước thờ ơ vẫn phá hoại môi trường thì môi trường vẫn sẽ trong tình trạng ô nhiễm.

Câu 3

Hợp tác cùng phát triển giũa nước ta và 38 nước thành viên khác trong Diễn đàn ASEM 5 [Asia-Europa-Meeting 5] họp ở Hà Nội [10 - 2004] có nội dung : "Tiến tới quan hệ đối tác Á - Âu sống động và thực chất hơn, các đại biểu tập trung thảo luận một số lĩnh vực như : Tăng cường phát triển khu vực, tương lai của ASEM ; tăng cường phát triển quan hệ đối tác kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và phát triển công nghệ thông tin. Ngoài ra, cặc vấn đề liên quan đến tình hình không ổn định ở Irak, Su-dan, Af-ga-ni-stan, chống khủng bố, nhập cư, hợp tác chống các bệnh lây truyền SARS, AIDS, an ninh an toàn năng lượng, thay đổi khí hậu toàn cầu, môi trường, cải cách của Liên hợp quốc... được thảo luận...".

[Lời ông Cor-na-rô, Trưởng phái đoàn Uỷ ban châu Âu tại Việt Nam.

Báo Lao Động ngày 13-9-2004]

Phương pháp giải:

Em thử phần tích tầm quan trọng của Hội nghị ASEM 5 theo nội dung phát biểu của ông Cor-na-rô.

Lời giải chi tiết:

Đó đều là những vẫn đề cấp thiết và cần giải quyết ngay tức khắc, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có biện pháp tạo nên hiệu quả cao. Chính vì thế hội nghị ASEM diễn ra nhằm khuyến khích, đềnghị sự góp sức của các nước thành viên đồng lòng đẩy lùi những hạn chế còn tồn đọng cùng nhau đưa các nước nói riêng và toàn cầu nói chung phát triển mạnh mẽ hơn.

Câu 4

Trong 8 năm từ 1996 đến 2004, Việt Nam đã đóng góp nhiều sáng kiến trong ASEM. Tại ASEM 2 ở Lonđon, sáng kiến chung giữa Việt Nam và Pháp về bảo tồn và phát huy di sản văn hoá trong các nước ASEM đã được ghi nhận. Ngoài ra, Việt Nam có sáng kiến kết hợp dược học cổ truyền với y dược học hiện đại trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Tại ASEM 4 ở Cô-pen-ha-gen Đan Mạch, có 4 sáng kiến của Việt Nam được ghi nhận trong tuyên bố cuối cùng của hội nghị : tăng cường hợp tác du lịch ASEM để xoá đói giảm nghèo ; hợp tác về đào tạo và trợ giúp kĩ thuật ngành ngân hàng ; tăng cường trao đổi kinh nghiệm về hoạch định chính sách tài khoá giữa bộ Tài chính các nước ASEM và trao đổi về xây dựng thể chế thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế. Tại ASEM 5, Việt Nam sẽ đưa ra 3 sáng kiến : ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển nguồn nhân lực ; thiết lập mạng lưới kiểm dịch Á - Âu ; kiểm soát HIV/AIDS trong cộng động [Sáng kiến chung với Thuỵ Điển và Hà Lan][1].

[Lời ông Nguyễn Tiến Minh, Phó Ban thứ kí ASEM cùa Việt Nam.

Báo Lao Động ngày 13-9-2004]

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ gì về nội dung lời nói của ông Nguyễn Tiến Minh trên đây ?

[Những sáng kiến của Việt Nam trong hợp tác cùng phát triển với các nước Á - Âu có giá trị như thế nào về mặt nguyên tắc cũng như thực tiễn đối với cộng đồng các nước Á-Âu ?].

[1]Theo kết luận cùa ASEM 5, các sáng kiến này đã được chấp nhận, đổng thuận.

Lời giải chi tiết:

Những đóng góp của Việt Nam trong hợp tác cùng phát triển có ý nghĩa thực tiễn lớn đối với các nước thành viên: đẩy mạnh phát triển kinh tế trong khu vực, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau. Nâng cao như cầu cũng như mức sinh hoạt của người dân.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • II. Hành động - Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Giải GDCD 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 6: Hợp tác cùng phát triển - trang 20 GDCD lớp 9. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được tóm tắt ngắn gọn, dễ học. Tất cả hệ thống bài tập đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt GDCD 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển nhé.

Câu trả lời:


Nội dung bài gồm:

  • I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC
  • II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
  • Câu 1: Em hãy nêu ví dụ về sự hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường,....
  • Câu 2:Em đã hợp tác với bạn bè trong công việc chung như thế nào...
  • Câu 3: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu những tấm gương hợp tác tốt....
  • Câu 4:Hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong tổ , trong lớp về một....
Back to top

I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC

Khái niệm:

  • Hợp tác là chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

Nguyên tắc:

  • Dựa trên cơ sở tự do bình đẳng, hai bên cùng có lợi không hại đến lợi ích của người khác.

Ý nghĩa:

  • Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu
  • Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển
  • Để đạt được mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại.

Trách nhiệm học sinh:

  • Rèn luyện và học tập tốt, rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và những người xung quanh
  • Quan tâm đến tình hình Việt Nam và thế giới
  • Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị với những người nước ngoài.
  • Tham gia các hoạt động học tập, lao động và các hoạt động tinh thần khác…
Back to top

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Back to top

Câu 1: Em hãy nêu ví dụ về sự hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường,....

Em hãy nêu ví dụ về sự hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường,chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố?

Trả lời:

  • Hợp tác về môi trường: Nhằm giúp Việt Nam cải thiện môi trường, hình thành ngành công nghiệp môi trường và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản [JETRO] đã phối hợp với Hội Môi trường Đô thị Việt Nam [VUREA] thực hiện “Chương trình hợp tác, đề cử chuyên gia kĩ thuật sang hướng dẫn, đào tạo cho các công ti thành viên của Hội, thu gom, vận chuyển, quản lí và xử lí chất thải”.
  • Hợp tác xóa đói giảm nghèo: Ngày 25/3/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Bộ trưởng Cao Đức Phát và Bộ trưởng Phát triển nông thôn và Xoá đói giảm nghèo Lào, ngài Onneưa Phommachan đã có buổi hội đàm nhằm thúc đẩy các chương trình hợp tác trong công tác xoá đói giảm nghèo của hai nước.
  • Hợp tác chống HIV/AIDS: Ngày 7/6/2006 tại Hà Nội, Đại sứ quán Mĩ và Bộ Y tế Việt Nam đã công bố Kế hoạch hoạt động quốc gia 2006 của Mĩ nhằm trợ giúp Việt Nam trong công tác phòng ngừa HIV/AIDS, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV.
Back to top

Câu 2:Em đã hợp tác với bạn bè trong công việc chung như thế nào...

Em đã hợp tác với bạn bè trong công việc chung như thế nàoSự hợp tác đã mang lại kết quả gì? Em dự kiến sẽ làm gì để hợp tác với bạn bè và mọi người được tốt hơn?

Trả lời:

  • Em đã hợp tác với bạn bè trong công việc chung thông qua:
    • Quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như sinh hoạt
    • Tôn trọng và học hỏi những điều tốt lẫn nhau.
    • Trao đổi phương pháp học tập
    • Không ghen ghét, đố kị lẫn nhau.
  • Sự hợp tác đó đã giúp cho tình bạn thêm ngày càng gắn bó thân thiết hơn, học tập ngày càng tiến bộ hơn.
  • Dự kiến, để hợp tác bới bạn bè và mọi người được tốt hơn, em sẽ cố gắng mở lòng mình để mọi người đểu cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc, tìm hiểu tính cách của mỗi người để có thể hợp tác tốt hơn…
Back to top

Câu 3: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu những tấm gương hợp tác tốt....

Em hãy tìm hiểu và giới thiệu những tấm gương hợp tác tốtcủa các bạn trong trường, trong lớp ở địa phương em?

Trả lời:

Gợi ý: các bạn có thể lấy tấm gương về một cô giáo, một bạn cán bộ lớp, một bí thư đoàn hay đơn giản là một bạn học sinh gương mẫu trong tổ của em.

Ví dụ: Cô Huệ là bí thư đoàn trường. Cô luôn là người đầu tiên xung phong tham gia các hoạt động đoàn trường. Ngoài việc thực hiện tốt các công tác đoàn ở trường, cô còn chủ động liên hệ với đoàn xã địa phương, bí thư các trường khác để tổ chức các hoạt động lành mạnh, bổ ích cho thanh niên. Trong lần tổng kết sinh hoạt công tác đoàn năm 2016, cô được tuyên dương và tặng bằng khen khi đạt thành tích trong phòng trào đoàn.

Back to top

Câu 4:Hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong tổ , trong lớp về một....

Hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong tổ , trong lớp về mộtcông trình hợp tác quốc tế ở địa phương em hoặc của nước ta?

Trả lời:

Dự án hầm Hải Vân - bước ngoặt quan trọng trong hợp tác Việt - Nhật: Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên - Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam.

Dự án xây dựng Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được Thủ tướng phê duyệt đầu tư tại Quyết định sô' 905/QĐ-TTg ngày 30/9/1998, được khởi công ngày 27/8/2000 và chính thức bước vào xây dựng tháng 10/2000. Dự án được chia làm 10 gói thầu: 1 gói thầu tư vấn, 5 gói thầu xây dựng và 4 gói thầu cung cấp lắp đặt thiết bị phục vụ vận hành và khai thác đường hầm. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản [JBIC] và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam do Ban Quản lí dự án 85 thuộc Bộ Giao thông Vận tải làm đại diện chủ đầu tư.

Back to top

Em đã hợp tác với bạn bè trong công việc chung như thế nào? Sự hợp tác đã mang lại kết quả gì? Em dự kiến sẽ làm gì để hợp tác với bạn bè và mọi người được tốt hơn?

Kỹ năng hợp tác là gì?

Kỹ năng hợp tác là gì?

Khái niệm

Kỹ năng hợp tác là sự kết nối giữa các cá nhân. Đó là khi mọi người cùng đóng góp công sức vào một công việc chung, hướng đến mục tiêu chung. Trong quá trình đó, mỗi cá nhân đều tham gia vào công việc. Hợp tác là sự tương tác dựa trên việc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

Một quá trình được coi là sự hợp tác khi nó đáp ứng đủ 2 nguyên tắc cơ bản

  • Được xây dựng trên sự bình đẳng giữa các bên tham gia [bao gồm cá nhân, tổ chức]
  • Các cá nhân hợp tác đều đạt được lợi ích riêng. Không gây ảnh hưởng hay phụ thuộc vào lợi ích của người khác.

Sự hợp tác giúp các cá nhân, tổ chức đoàn kết, thắt chặt mối quan hệ với nhau. Và bên cạnh những lợi ích của kế hoạch, những người tham gia có cơ hội được tiếp thu, học hỏi những kiến thức mới, hoàn thiện hơn bản thân trong tương lai.

Kỹ năng hợp tác còn bao gồm những kỹ năng khác như sự quan tâm, chăm sóc, sự tinh tế giữa các thành viên cùng tham gia…

>>> Có thể phụ huynh chưa biết: Đồ Chơi LEGO Là Bộ Đồ Chơi Thần Thánh Như Thế Nào ?

Phương pháp rèn luyện kỹ năng hợp tác

Phương pháp rèn luyện kỹ năng hợp tác

Đặt mục tiêu chung

Để quá trình hợp tác diễn ra thành công, cần xác định mục tiêu chung của cả nhóm. Đó là cái đích mà mọi người cùng hướng tới. Mục tiêu chung sẽ giúp các thành viên nhận thức rõ ràng hơn về công việc. Từ đó có tinh thần trách nhiệm và tinh thần hơn. Tránh việc quá đề cao cái tôi mà quên đi ý thức cộng đồng

Lắng nghe

Lắng nghe ý kiến, quan điểm của các thành viên khác trong nhóm để hiểu nhau hơn. Có thể, những ý kiến đó chưa thực sự chính xác. Tuy nhiên, việc lắng nghe có thể giúp bạn nhận ra những lỗi sai, góp ý cho đối phương. Thậm chí, từ những sai sót đó, bạn có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong những trường hợp kế tiếp.

Ngoài ra, việc lắng nghe còn giúp các thành viên tin tưởng và gắn bó với nhau hơn. Đó là biểu hiện cơ bản nhất để thể hiện sự tôn trọng đối phương.

Giúp đỡ lẫn nhau

Hợp tác là vì lợi ích chung của tập thể, sự đóng góp của mỗi thành viên đều ảnh hưởng đến kết quả. Vậy nên, sự tương trợ lẫn nhau trong hợp tác là vô cùng quan trọng. Các thành viên hỗ trợ và chia sẻ công việc cho nhau nếu trong quá trình thực hiện gặp khó khăn. Điều này không chỉ nâng cao tinh thần đồng đội. Nó còn thúc đẩy kết quả chung của công việc, sớm thu nhận được thành quả hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: 4 Kỹ năng mềm quan trọng trẻ được học tại Trại Hè Công Nghệ

Nâng cao trách nhiệm trong công việc

Khi hợp tác làm việc, kết quả công việc của mọi người bị phụ thuộc vào nhau. Vì vậy, nếu kết quả của bạn không như mong đợi hoặc bạn chậm deadline, cả quá trình hợp tác sẽ phải dừng lại để xem xét và chữa chữa. Như vậy, kết quả của tập thể sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, để tôn trọng công sức của cả nhóm. Bạn cần duy trì tinh thần trách nhiệm, cố gắng hoàn thành công việc.

Kiềm chế cảm xúc và tiếp thu ý kiến của người khác

Khi làm việc trong cùng một nhóm lợi ích, tranh cãi là vấn đề không thể tránh khỏi. Trong những trường hợp như vậy, cãi nhau và làm căng thẳng vấn đề không phải một ý kiến hay. Thay vào đó, bạn nên học cách kiềm chế cảm xúc. Giữ bình tĩnh và lắng nghe. Sau đó suy xét mọi việc theo nhiều khía cạnh khác nhau. Không nên lập tức phản bác, bảo vệ quan điểm của mình. Thay vào đó, giảm thiểu xung đột và dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ. Có thể từ những tranh luận ban đầu, bạn sẽ tìm được những điều thiếu sót của bản thân.

Kiềm chế tốt cảm xúc của chính mình và không ngừng học hỏi, tiếp thu ý kiến của người khác sẽ khiến bạn nâng cao năng suất công việc. Trân trọng và tiếp thu những đóng góp, ý kiến của người khác sẽ khiến bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.

Video liên quan

Chủ Đề