Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi C (IV) và S (II)

LẬP CTHH KHI BIẾT HÓA TRỊ

*-* Lập CTHHB1: Viết CTHH chung B2: Theo quy tắc hóa trị:  ax = by => = [phân số tối giản]

Chọn x = b’; y = a’, suy ra CTHH đúng. Chú ý: Nếu một nhóm nguyên tử thì xem như một nguyên tố và lập CTHH như một nguyên tố khác. Khi viết hóa trị phải viết số La Mã, còn chỉ số phải là số tự nhiên. Yêu cầu: Để lập được CTHH của hợp chất bắt buộc nắm chắc kí hiệu hóa học [KHHH] và hóa trị của các nguyên tố tạo nên hợp chất. * Hoặc nhớ mẹo hóa trị một số nguyên tố thường gặp: Hóa trị I: K Na Ag H Br Cl Khi ng Ăn Hắn BChạy Hóa trị II: O Ba Ca Mg Zn Fe Cu Ông Ba Cần May Zap Sắt Đồng  Hóa trị III: Al Fe Anh Fap Đối với nguyên tố có nhiều hóa trị thì đề sẽ cho hóa trị.

Ví dụLập CTHH của hợp chất: a] Nhôm oxit được tạo nên tử 2 nguyên tố nhôm và oxi.

Xem thêm: Tranh Tô Màu Bánh Sinh Nhật Cho Bé Trai Và Bé Gái Tập Tô, Tuyển Tập Tranh Tô Màu Bánh Sinh Nhật Cho Bé

Giải

Theo quy tắc hóa trị:

x . III = y . II 

=> x = 2; y = 3 Vậy CTHH: Al2­O3b] Cacbon đioxit gồm C[IV] và O

Giải

Theo quy tắc hóa trị:

x . IV = y . II => x = 1; y = 2

Vậy CTHH: CO2b] Natri photphat gồm Na và PO4[III]

Giải

Theo quy tắc hóa trị:

 x . I = y . III => x = 3; y = 1

Vậy CTHH : Na3PO4*-* Viết CTHH hoặc lập nhanh CTHH: không cần làm theo từng bước như trên, mà chỉ cần nắm rõ quy tắc chéo: hóa trị của nguyên tố này sẽ là chỉ số của nguyên tố kia và ngược lại [với điều kiện các tỉ số phải tối giản trước].

Xem thêm: Giải Bài Tập Hóa 12 Este – Lý Thuyết&Cách Giải Hoá 12 Theo Chuyên Đề Và Dạng

Chú ý: Nếu hai nguyên tố cùng hóa trị thì không cần ghi chỉ số

Ví dụ 1] Viết CTHH của hợp chất tạo bởi S [VI] và O.

=> CTHH SO3 [Do VI / II = 3/1 nên chéo xuống chỉ số của S là 1 còn O là 3]. 2] Viết công thức của Fe[III] và SO4 hóa trị [II]

CTHH: Fe2[SO4]3[Giải thích: Tỉ lệ hóa trị III và II không cần tối giản, hóa trị III của Fe trở thành chỉ số 3 của SO4, và như vậy phải đóng ngoặc nhóm SO4, hiểu là có 3 nhóm SO4. Còn hóa trị II của SO4 trở thành chỉ số 2 của Fe.] Chú ý: khi đã thành thạo, chúng ta có thể không cần viết hóa trị lên trên đỉnh nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử. 

Bài tập vận dụng Bài 1Lập CTHH của các hợp chất với hidro của các nguyên tố sau đây: a] N [III] b] C [IV] c] S [II] d] Cl Chú ý: a, b viết H đứng sau nguyên tố N và C. c, d viết H đứng trước nguyên tố và S và Cl. Bài 2Lập CTHH cho các hợp chất: a. Cu[II] và Cl b. Al và NO3 c. Ca và PO4d. NH4 [I] và SO4 e. Mg và O g. Fe[ III ] và SO4Bài 3Lập CTHH của các hợp chất: 1. Al và PO4 2. Na và SO4 3. Fe [II] và Cl  4. K và SO3 5. Na và Cl 6. Na và PO4 7. Mg và CO3 8. Hg [II] và NO3 9. Zn và Br  10.Ba và HCO3[I] 11.K và H2PO4[I] 12.Na và HSO4[I] Bài 4

Lập CTHH hợp chất. 1/Lập CTHH hợp chất tạo bởi nguyên tố Al và nhóm NO3. Cho biết ý nghĩa CTHH trên. 2/ Lập CTHH hợp chất có phân tử gồm:Ba và SO4. Cho biết ý nghĩa CTHH trên. 3/Lập CTHH hợp chất có phân tử gồm Mg và OH. Cho biết ý nghĩa CTHH trên. Bài 5Viết CTHH của các hợp chất với lưu huỳnh [II] của các nguyên tố sau đây: a] K [I] b] Hg [II] c] Al [III] d] Fe [II] Bài 6Viết CTHH và tính phân tử khối của các hợp chất sau: a] Điphotpho pentaoxit gồm P[V] và O. b] Canxi photphat gồm Ca và PO4. c] Axit sunfuric gồm H và SO4. d] Bari cacbonat gồm Ba và CO3. Bài 7[*]Cho CTHH XH và YO. Lập CTHH của X và Y. Bài 8 [*]Xét các CTHH: X2SO4; H2Y; Z[NO3]3; [NH4]3T. Biết hóa trị của SO4 là II, NO3[I], NH4 [I]. Viết CTHH của hợp chất gồm: a] X và H b] Z và SO4 c] T và H d] X và Y e] X và T f] Y và Z g] Z và T. Bài 9 [*]

Cho 2 chất có CTHH là A2S và B2O3. CTHH của hợp chất tạo bởi A và B là gì? Hướng dẫn Bài 1ĐS: a] NH3 b] CH4 c] H2S d] HCl Bài 2ĐS: a] CuCl2 b] Al[NO3]3 c] Ca3[PO4]2  d] [NH4]2SO4e] MgO f] Fe2[SO4]3Bài 3ĐS: 1. AlPO4 2. Na2SO4 3. FeCl24. K2SO3 5. NaCl 6. Na3PO47. MgCO3 8. Hg[NO3]2 9. ZnBr210. Ba[HCO3]2 11. KH2PO4 12. NaHSO4 Bài 4 ĐS: 1/ Al[NO3]3 – Tạo bởi 3 nguyên tố Al, N, O. – Gồm 1Al, 3N, 9O. – PTK = 27 + 3 . 14 + 9 . 16 = 213. 2/ BaSO4 – Tạo bởi 3 nguyên tố Ba, S và O. – Gồm 1 Ba, 1S, 4O. – PTK = 137 + 32 + 4 . 16 = 233. 3/ Mg[OH]2 – Tạo bởi 3 nguyên tố Mg, O, H. – Gồm 1Mg, 2O, 2H.| – PTK = 24 + 2 . 16 + 2 . 1 = 58.

Bài 5ĐS: a] K2S b] HgS c] Al2S3 d] FeS. Bài 6ĐS: a] P2O5 = 142. b] Ca3[PO4]2 = 310. c] H2SO4 = 98. d] BaCO3 = 197. Bài 7 [*][Giải thích: Muốn lập CTHH của hợp chất gồm X và Y, ta phải biết hóa trị của X và Y. Đề không cho trực tiếp hóa trị, nhưng lại cho CTHH của các hợp chất khác. Như vậy ta phải tìm hóa trị của X và Y gián tiếp thông qua CTHH của các hợp chất có sẵn.Ở bước này, không cần ghi ra cách tính, chúng ta tính hóa trị bằng cách tính nhẩm].  Giải XH => X có hóa trị I YO => Y có hóa trị II => x = 2; y = 1 Vậy CTHH là X2Y Bài 8 [*]ĐS: a] XH3 b] Z2[SO4]3 c] TH3 d] XY e] X3T2 f] Y3Z2 g] XT Bài 9 [*]ĐS: A3B

Tải về

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 8 – Xem ngay

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Công thức

READ:  Công Thức Giải Hệ Phương Trình, Giải Hệ Phương Trình

CHUYÊN ĐỀ: LẬP CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA CHẤTGiáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ YẾNChức vụ: Giáo viênĐơn vị công tác: Trường THCS Liên ChâuTên chuyên đề: Lập công thức hóa học của chât.Đối tượng học sinh: HS yếu, kém lớp 8----------------------------------------I/ Thực trạng chất lượng giáo dục bộ môn Hóa học 8 trường THCS Liên Châunăm học 2018 – 20191/ Giáo viên.a. Thuận lợi- Là giáo viên có chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ.- Nhà trường trang bị phòng học bộ môn rộng rãi.- Đồ dùng, hóa chất phục vụ dạy và học đầy đủ.- Có đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nâng cao và các tài liệu phục vụ côngtác giảng dạy và nghiên cứu.- Phòng học bộ môn tương đối hiện đại, có đủ các thiết bị dạy học cần thiết phục vụcho việc dạy và học của học sinh.b. Khó khăn- Môn hóa học là môn mới và tương đối khó nghiên cứu.- Hóa chất, dụng cụ kém chất lượng nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiến hành thínghiệm, dẫn đến sai hiện tượng, cản trở cho việc tiếp cận kiến thức khoa học.- Không có giáo viên là phụ tá phòng thí nghiệm nên việc chuẩn bị đồ dùng thínghiệm trước tiết học rất vất vả, không đủ thời gian =>Ảnh hưởng đến sức khỏe vàchất lượng giờ dạy.2/ Học sinha. Thuận lợi:- Đa số các em ngoan, chịu khó và say sưa học tập.- Các em đều dược gia đình quan tâm trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập, vởghi phục vụ công tác học tập.b. Khó khăn- Một số học sinh còn lười học, mải chơi chưa chú tâm học tập.- Một số em gia đình còn đi làm ăn xa, nên chưa có sự quan tâm kịp thời đúng mựctới con em mình. Việc đôn đốc nhắc nhở các em học bài ở nhà chưa chu đáo.- Việc tiếp cận với kiến thức mới đôi khi rất hạn chế do đây là môn mới, các em chưathật sự nhận thức được tầm quan trọng của môn học.3/ Chất lượng bộ môn năm học 2018 - 2019:120/120 em đạt điểm từ trung bình trở lên, trong đó 35 em đạt điểm từ 8,0 trở lên.Tuy nhiên, một sô học sinh ở lớp A3 còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận kiến thức,phần vì các em hạn chế về nhận thức, phần vì mải chơi.Với đơn vị kiến thức lập công thức hóa học của chất, do được học ngay ởnhững tiết đầu trong học kì I của lớp 8, khi mà việc sẵn sàng đón nhận một môn họcmới còn rất nhiều bỡ ngỡ. Do đó với những em học lực yếu thì việc nhớ quy tắc hóatrị, nhớ quy tắc để viết đúng công thức hóa học của đơn chất, hợp chất là tương đốikhó.Trong chuyên đề này, tôi mạnh dạn giới thiệu hai phương pháp đơn giản, dễthực hiện để giúp học sinh tiếp cận, viết đúng công thức hóa học của chất, bởi chỉ khiviết đúng công thức hóa học của chất thì học sinh mới có thể tiếp cận tiếp các phầnhọc như lập phương trình hóa học, tính toán hóa học…II/ Đối tượng – dự kiến thời lượng thực hiện- Đối tượng: Học sinh có lực học trung bình và yếu của lớp 8.- Số tiết thực hiện: 02 buổi [06 tiết] => Học sinh biết cách viết đúng công thức hóahọc của đơn chất. Tìm hiểu 02 phương pháp đơn giản để lập đúng công thức hóa họccủa hợp chất.+ Buổi 01: Dạng bài tập số 1.+ Buổi 02: Dạng bài tập số 2III/ Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề+ Dạng 1. Lập công thức hóa học của chất khi biết số nguyên tử mỗi nguyên tố cấutạo nên chất.+ Dạng 2. Tìm công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị của thành phần cấu tạohợp chất.+ Dạng 3. Tìm công thức hóa học dựa vào cấu tạo nguyên tử của nguyên tố.+ Dạng4. Tìm công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố vàbiết khối lượng mol phân tử của hợp chất.+Dạng 5. Tìm công thức hóa học của hợp chất khi chỉ biết thành phần của cácnguyên tố tạo hơp chất.+ Dạng 6. Tìm công thức hóa học dựa vào phương trình phản ứng hóa học.+Dạng 7. Dựa vào biện luận để tìm công thức hóa học.Trong chuyên đề này tôi chỉ tập trung giới thiệu và hướng dẫn phương phápthực hiện 02 dạng là dạng 1 và dạng 2.IV/ Phương pháp thực hiện các dạng bài tập và ví dụ minh họa1/ Dạng 1: Lập công thức hóa học của chất khi biết số nguyên tử mỗi nguyên tốtạo nên chất.*Phương pháp thực hiện:a. Quy ước viết công thức hóa học của đơn chất- Với các đơn chất kim loại và một số đơn chất phi kim như Cacsbon, Photpho, Lưuhuỳnh, Silic, Bo… thì kí hiệu hóa học cũng chính là công thức hóa học của đơn chấtđó.- Với các đơn chất phi kim còn lại thì công thức hóa học của đơn chất bao gồm kíhiệu hóa học và kèm theo chỉ số là 2 [viết nhỏ góc trái của kí hiệu].Riêng đơn chất ozon thì CTHH là O3.VD: Sắt  Công thức là Fe [vì là đơn chất kim loại]Khí Oxi  Công thức là O2 [vì là đơn chất phi kim]Các bon  Công thức là C [vì thuộc trường hợp đơn chất phi kim có chỉ số =1].Lưu huỳnh  Công thức là S [vì thuộc trường hợp đơn chất phi kim có chỉ số = 1].b. Công thức của hợp chất- Với các hợp chất: căn cứ vào số nguyên tử mỗi nguyên tố tạo nên chất là bao nhiêuthì đó cũng chính là chỉ số của các nguyên tố đó.+ Với các hợp chất vô cơ: cần phải rút gọn phần chỉ số của các nguyên tố tạo nênchất.VD: Hợp chất muối Nhôm clorua có chứa 2Al, 6Cl [2 nguyên tử Al, 6 nguyên tử Cl]thì đây là chỉ 2 phân tử muối nhôm => Công thức hóa học là AlCl 3 [vì 2 và 6 có cùngước chung là 2 => Rút gọn cho 2 ta được chỉ số là 1 và 3].+ Với các hợp chất hữu cơ thì không cần phải rút gọn chỉ số.VD: Hợp chất khí Etilen trong phân tử có 2C và 4H [2 nguyên tử C và 4 nguyên tửH] thì công thức hóa học được viết là C2H4.Sau khi viết đúng CTHH của chất, yêu cầu HS tính phân tử khối của chất.* Ví dụ minh họa:Bài 1: Viết CTHH của các hợp chất sau. Tính phân tử khối của các hợp chất đó.a] Axit nitric [gồm 1H; 1N; 3O]b] Khí gas [gồm 3C; 8H]c] Đá vôi [gồm 1Ca; 1C; 3O]Hướng dẫna, Công thức hóa học của Axit nitric là: HNO3  Có MHNO3 = 1 + 14 + 48 = 63 đvc.b, Công thức hóa học của khí gas là: C3H8  MC3H8 = 3.12 + 8.1 = 44 đvc.c, Công thức hóa học của đá vôi là CaCO3  MCaCO3 = 40 + 12 + 16.3 = 100 đvc.Bài 2: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau. Đồng thời cho biết chất nào là đơnchất, hợp chất.a] Khí etan, biết trong phân tử có 2C, 6H.b] Nhôm oxit, biết trong phân tử có 2Al và 3O.c] Kalid] Natri hidroxit [gồm 1Na, 1O, 1H]e] Khí clof] Khí ozon, biết trong phân tử có 3 nguyên tử O]g] Axit sunfuric [gồm 2H, 1S, 4O]h] Silici] Saccarozo [gồm 12C, 22 H, 11 O]j] Khí nitơk] Than [chứa cacbon]Hướng dẫna, Là hợp chất vì có 2 nguyên tố tạo thành, CTHH là C2H6, phân tử khối là 30 đvcb, Là hợp chất vì có 2 nguyên tố tạo thành, CTHH là Al2O3, PTK là 102đvc.c, Là đơn chất kim loại, CTHH là K, PTK là 39đvcd, Là hợp chất vì có 3 nguyên tố tạo thành, CTHH là NaOH, PTK là 40 đvc.e, Là đơn chất phi kim, CTHH là Cl2, PTK là 71 đvc.f, Là đơn chất phi kim, CTHH là O3, PTK là 48 đvc.g, Là hợp chất vì có 3 nguyên tố tạo thành, CTHH là H2SO4, PTK là 98 đvc.h, Là đơn chất phi kim, CTHH là Si, PTK là 28 đvc.i, Là hợp chất vì có 3 nguyên tố tạo thành, CTHH là C12H22O11, PTK là 342 đvc.J, Là đơn chất phi kim, CTHH là N2, PTK là 28 đvc.k, Là đơn chất phi kim, CTHH là C, PTK là 12 đvc.Bài 3: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau:a] Giấm ăn [2C, 4H, 2O].b] Đường saccarozo [12C, 22H, 11O].c] Phân ure [1C, 4H, 1O, 2N].d] Cát [1Si, 2O].Hướng dẫna, Giấm ăn: C2H4O2, PTK là 60 đvcb, Đường CTHH là C12H22O11, PTK là 342 đvc.c, Phân ure: CH4ON2 hay thực chất là CO[NH2]2, PTK là 60 đvc.2/ Dạng 2: Tìm công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị của thành phầncấu tạo hợp chất.- Đặc điểm của dạng bài tập+ Biết thành phần cấu tạo hợp chất và hóa trị của thành phần cấu tạo hợp chất.+ Yêu cầu :Tìm công thức hóa học của hợp chất* Phương pháp thực hiện:- Áp dụng quy tắc hóa trị để lập.abAxByTrong đó: A,B là kí hiệu nguyên tố hóa họcx,y lần lượt là chỉ số nguyên tử của A,Ba,b lần lượt là hóa trị của A,BTheo quy tắc hóa trị ta có x.a =y.b suy ra x= b , y= a*Chú ý: - Trong hợp chất oxi O [II] và H[I]- Nếu tỷ lệ hóa trị a: b chưa tối giản ta cần giản ước trước a: b = a’ : b’sau đó mới áp dụng quy tắc hóa trị để lập.- Coi nhóm nguyên tử như một nguyên tố và lập bình thường.a’ b’AxBy Theo quy tắc hóa trị ta có x. a’ =y. b’ suy ra x= b’ , y= a’* Một số ví dụ minh họaVD1. Lập công thức hóa học của những hợp chất có hai nguyên tố sau:a/ P[III] và Hb/ C[IV] và S [II]c/ Fe [III] và OGiảia – Gọi công thức của hợp chất có thành phần P[III] và H là PxHyTheo quy tắc hóa trị ta cóIIIIPxHyx. III = I.y → x= 1 , y=3Công thức của hợp chất cần tìm là PH3b- Gọi công thức của hợp chất có thành phần C[IV] và S [II] là CxSyTheo quy tắc hóa trịIVIICxSy ta có x.IV = y. II → x : y = II : IV → x : y = I : II → x=1 , y=2Công thức của hợp chất cần tìm là CS2c- Gọi công thức của hợp chất có thành phần Fe[III] và O là FexOyTheo quy tắc hóa trị ta cóIIIIIFexOy x.III = y. II → x : y = II : III → x=2 , y=3Công thức của hợp chất cần tìm là Fe2O3VD2. Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhómnguyên tử sau :a/ Na [I] và [OH] [I]b/ Cu [II] và SO4 [II ]c/ Ca [II] và NO3 [I]d/ Al[III] và PO4 [III]GiảiChú ý : lập công thức hóa học của hợp chất ta coi nhóm nguyên tử như một nguyên tốbình thường để làm giống như ví dụ 1a – Gọi công thức của hợp chất có thành phần Na [I] và [OH] [I] là Nax[OH]yTheo quy tắc hóa trị ta cóIINax[OH]y x. I = y.I → x : y = I : I→ x= 1 ; y=1Công thức của hợp chất cần tìm là NaOHb- Gọi công thức của hợp chất có thành phần Cu [II] và SO4 [II ] là Cux[SO4]yTheo quy tắc hóa trị ta cóIIIICux[SO4]y x. II = y.II →x : y = II : II → x : y = I: I → x=1 ; y=1Công thức của hợp chất cần tìm là CuSO4c- Gọi công thức của hợp chất có thành phần Ca [II] và NO3[I] là Cax[NO3]yTheo quy tắc hóa trị ta cóIIICax[NO3]y → x. II= y. I → x=1 ; y=2.Công thức của hợp chất cần tìm là Ca[NO3]2d- Gọi công thức hóa học của hợp chất cần lập là : Alx[PO4]yIIIIIIAlx[PO4]y theo quy tắc hóa trị ta có: x. III = y.III → x. I= y. I → x=1 ; y= 1.Vậy công thức cần lập là AlPO43/ Một số bài tập tự luyệnBài 1Lập CTHH của các hợp chất với hidro của các nguyên tố sau đây:a] N [III]b] C [IV]c] S [II]d] ClChú ý: a, b viết H đứng sau nguyên tố N và C.c, d viết H đứng trước nguyên tố và S và Cl.Bài 2Lập CTHH cho các hợp chất:a. Cu[II] và Clb. Al và NO3c. Ca và PO4d. NH4 [I] và SO4e. Mg và Og. Fe[ III ] và SO4Bài 3Lập CTHH của các hợp chất tạo bởi:1. Al và [PO4] [III]2. Na và [SO4]3. Fe [II] và Cl4. K và [SO3]5. Na và Cl6. Na và PO47. Mg và [CO3]8. Hg [II] và NO39. Zn và Br10.Ba và HCO3[I]11.K và H2PO4[I]12.Na và HSO4[I]Bài 4Lập CTHH của các hợp chất.1/ Tạo bởi nguyên tố Al và nhóm NO3. Cho biết ý nghĩa CTHH trên.2/ Có phân tử gồm:Ba và SO4. Cho biết ý nghĩa CTHH trên.3/ Có phân tử gồm Mg và OH. Cho biết ý nghĩa CTHH trên.Hướng dẫn1, Ta đã biết trong hợp chất Al hóa trị III, nhóm [NO3] hóa trị I nên CTHH làAl[NO3]3Ý nghĩa: Hợp chất này tạo bởi 3 nguyên tố hóa học là Al, N và O; với số nguyên tửmỗi nguyên tố: 1 nguyên tử Al, 3 nguyên tử N và 9 nguyên tử O.2, Trong hợp chất Ba hóa trị II, nhóm SO4 hóa trị II nên CTHH là BaSO4…..Bài 5Viết CTHH của các hợp chất với lưu huỳnh [II] của các nguyên tố sau đây:a] K [I]b] Hg [II]c] Al [III]d] Fe [II]HD: a – K2S;b – HgS ;c – Al2S3;d – FeS.Bài 6Viết CTHH và tính phân tử khối của các hợp chất sau:a] Điphotpho pentaoxit gồm P[V] và O.b] Canxi photphat gồm Ca và PO4.c] Axit sunfuric gồm H và SO4.d] Bari cacbonat gồm Ba và CO3.Bài 7Cho CTHH của X với H là XH và Y với O là YO. Lập CTHH của X và Y.Bài 8Xét các CTHH: X2SO4; H2Y; Z[NO3]3; [NH4]3T. Biết hóa trị của [SO4] là II, NO3[I],NH4 [I]. Viết CTHH phù hợp của hợp chất gồm:a] X và Hb] Z và SO4c] T và Hd] X và Ye] X và Tf] Y và Zg] Z và T.Bài 9 Cho 2 chất có CTHH là A2S và B2O3. Cho biết CTHH của hợp chất tạo bởi Avà B là gì?Bài 10: [Thử sức] Viết CTHH trong các trường hợp sau:a] Phân tử A có phân tử khối là 64 và được tạo nên từ hai nguyên tố S, O.b] Phân tử B có phân tử khối gấp 1,125 lần phân tử khối của A và B được tạo nên từhai nguyên tố C, H trong đó số nguyên tử hidro gâp 2,4 lần số nguyên tử cacbon.Hướng dẫna] CTHH chung của A là SxOyTheo đề bài: SxOy = 32 . x + 16 . y = 64 [1]Biện luận:=> x = 1; y = 2=> CTHH của A là SO2Giải thích:Đề đã cho biết nguyên tố tạo nên chất, ta chỉ đi tìm chỉ số. Tức là ta đặt CTHH chungcủa A là SxOy.Như ta đã biết: x, y là số nguyên tử nên phải là số nguyên dương và nhỏ nhất là 1[x ≥ 1].Bài này chỉ có một dữ kiện PTK mà chứa tới 2 ẩn x và y. Do đó, ta phải biện luận, tứclà giả sử x = 1 thế vào [1] ta tìm được x = 2; tiếp tục x = 2...b] CTHH chung của B là CxHyTheo đề bài: CxHy = 1,125.MSO2 = 1,125 x 64 = 72=> 12 . x + y = 72 [1]Mà y = 2,4x [2]=> Thế [2] vào [1]=> 12 . x + y = 72 => 12x + 2,4x = 72 => x = 5Thế x = 5 vào [2] => y = 12=> Vậy CTHH của B là C5H12V. KẾT LUẬNNhư vậy việc giúp đỡ học sinh yếu , kém học tốt môn hóa học là việc làm rấtkhó khăn lâu dài đòi hỏi giáo viên phải có trách nhiệm và tình thương, một chút hysinh và tinh thần.Việc sắp xếp thời gian thích hợp ngoài giờ lên lớp để bổ trợ kiến thức bị hổngcho học sinh yếu, kém đó là một khó khăn không phải ai cũng làm được. Mà phải cósự tận tâm hy sinh cao cả của người thầy tất cả vì tương lai các em. Do vậy rất cầnđến sự chia sẻ từ phía phụ huynh, giáo viên, lãnh đạo và các cấp ngành giáo dục .Mỗi người thầy có một cách làm riêng, song với cách làm nêu trên với thànhcông ban đầu thiết nghĩ đó là kết quả đáng phấn khởi đối với người thầy dạy hóa học.Việc làm này không dễ thành công trong ngày một ngày hai mà phải là sự cố gắngbền bỉ và tận tuỵ thì mới mong mang lại kết quả tốt.Với vốn kiến thức của mình còn hạn hẹp, bề dày kinh nghiệm còn khiêm tốn,nên không tránh khỏi những hạn chế khiếm khuyết. Vậy rất mong các đồng chí góp ý,bổ sung để chuyên đề được hoàn thiện, có thể áp dụng rộng rãi với nhiều học sinh,nhằm nâng cao chất lượng bộ môn hóa học.Tôi xin chân trọng cảm ơn!Liên Châu ngày 14 tháng 10 năm 2019GV thực hiện CĐNguyễn Thị Yến

Video liên quan

Chủ Đề