Lễ hội đua ghe Ngo có ý nghĩa như thế nào với đồng bào khơmer

Trong khuôn khổ Lễ hội Ok Om Bok - đua ghe Ngo Sóc Trăng 2020, chiều 30/10, tại trường đua ghe Ngo trên sông Maspero, thành phố Sóc Trăng, Ban tổ chức Lễ hội Ok Om Bok - đua ghe Ngo Sóc Trăng đã khai mạc Giải đua ghe Ngo.

  • Bế mạc Giải đua ghe ngo Đại hội Thể thao Đồng bằng sông Cửu Long

  • Tưng bừng Khai mạc Giải đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL 2019

  • Giải đua ghe Ngo tỉnh Trà Vinh mừng lễ hội Ok Om Bok năm 2019

  • Sóc Trăng: Tưng bừng giải đua ghe Ngo truyền thống đồng bào Khmer

Các đội ghe Ngo tập kết chuẩn bị thi đấu tại giải đua ghe Ngo Sóc Trăng 2020. Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN

47 ghe Ngo trong và ngoài tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã tham dự, trong đó có 42 ghe Ngo nam đua ở cự ly 1.200 mét và 5 ghe Ngo nữ tranh tài ở cự ly 1.000 mét.

Theo ông Ngô Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, là hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ, Giải đua ghe Ngo còn là dịp để cộng đồng các dân tộc trong tỉnh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Các hoạt động vui chơi, lễ hội giúp đồng bào các dân tộc củng cố, tăng cường mối đoàn kết, gắn bó, cùng phát triển.

Các trận đua tài quyết liệt trong ngày đầu thi đấu giải đua ghe Ngo Sóc Trăng 2020. Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN

Ngay sau lễ khai mạc, các ghe đã đua theo cặp với 74 trận tranh tài cả ở giải nam và nữ để chọn 32 đội ghe Ngo nam và 4 đội ghe Ngo nữ vào tranh chung kết ngày 31/10. Trong ngày thi đấu đầu tiên của giải, gần 3.000 vận động viên đua dưới sự cổ vũ nhiệt tình của hàng chục ngàn người dân và du khách đã tưng bừng đua tranh.

Theo Ban tổ chức, để động viên các đội ghe Ngo tranh đua hấp dẫn, tỉnh Sóc Trăng đã vận động các nhà tài trợ để trao thưởng cho các đội ghe có thành tích cao, góp phần cho phong trào đua ghe Ngo trong khu vực ngày càng có chất lượng, hấp dẫn, thu hút khán giả cổ vũ nhiều hơn. Mỗi đội tham gia thi đấu được hỗ trợ 10 triệu đồng, các đội càng vào sâu trong mỗi giải đấu đều có phần thưởng cao hơn. Giải đua ghe Ngo nam và nữ tỉnh Sóc Trăng 2020 diễn ra đến hết ngày 31/10.

Bên cạnh các hoạt động chính, trong Tuần Lễ hội Ok Om Bok diễn ra từ ngày 25 - 31/10, tại Sóc Trăng còn có nhiều hoạt động sôi nổi như: Hội chợ triển lãm thương mại, các hoạt động liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP, Giải bi sắt vô địch đồng đội toàn quốc, Liên hoan sân khấu dù kê, phục dựng lễ cúng Trăng, Hội diễn Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục đồng bào Hoa, tôn vinh công nhận các loại hình văn hóa phi vật thể của đồng bào Khmer Nam Bộ... được tổ chức hàng đêm tại nhiều địa điểm trong thành phố Sóc Trăng.

Các trận đua tài quyết liệt trong ngày đầu thi đấu giải đua ghe Ngo Sóc Trăng 2020. Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN

* Chiều 30/10, Giải đua ghe Ngo tỉnh Trà Vinh mừng Lễ hội Ok Om Bok năm 2020, của đồng bào Khmer trên sông Long Bình, thành phố Trà Vinh, đã kết thúc sau 2 ngày tranh tài.

Tham dự giải năm nay, ngoài 8 đội ghe Ngo tiêu biểu đến từ 8 huyện, thành phố trong tỉnh [gồm Trà Vinh, Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành, Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Kè, Càng Long] còn có thêm đội ghe Ngo khách mời đến từ thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, Giải đua ghe Ngo năm nay còn có thêm 3 đội ghe tham gia thi đấu nội dung phối hợp nam - nữ của 3 huyện Cầu Kè, Châu Thành, Tiểu Cần ở cự ly 600 m.

Tại Giải đua ghe Ngo tỉnh Trà Vinh năm 2020, các đội nam thi đấu ở cự ly đua 800m và 600m. Sau hơn 2 ngày tranh tài sôi nổi, ở cự ly 800 m, Đội ghe Ngo Càng Long đạt giải Nhất, Đội ghe Ngo Cầu Kè đạt giải Nhì và Đội ghe Ngo Châu Thành đứng thứ Ba. Ở cự ly 600 m, một lần nữa đội ghe Ngo Càng Long thể hiện sức mạnh của nhà vô địch khi vượt qua đội ghe Ngo Tiểu Cần trận chung kết để đạt giải Nhất. Đội ghe Ngo Cầu Kè cũng xuất sắc vượt qua đội ghe Ngo Châu Thành để đạt giải Ba.

Ở nội dung đua ghe Ngo phối hợp nam - nữ cự li 600 m của 3 huyện Cầu Kè, Châu Thành, Tiểu Cần được thi đấu vòng tròn tính điểm xếp hạng. Kết quả, đội ghe Ngo Cầu Kè đã vượt qua 2 đối thủ để đạt giải Nhất. Ở lượt đua tranh hạng Nhì, đội ghe Ngo Châu Thành đã chiến thắng đội ghe Ngo Tiểu Cần.

Ông Dương Hoàng Sum, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh cho biết, đua ghe Ngo là một trong những hoạt động mang nét đẹp truyền thống của đồng bào Khmer được tổ chức hàng năm trong dịp lễ hội Ok Om Bok. Đây là hoạt động văn hóa, thể thao thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết và nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và Trà Vinh nói riêng.

Cùng với Giải Đua ghe Ngo, tại khu Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Ao Bà Om, còn diễn ra các hoạt động văn nghệ, thể thao mang tính dân gian, như bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co, đi cà kheo… để phục vụ đồng bào Khmer trong tỉnh vui chơi và khách du lịch đến tham quan trong suốt Tuần lễ Văn hóa, Du lịch - Liên hoan ẩm thực Nam Bộ gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2020, từ ngày 25 - 31/10.

Trung Hiếu - Phúc Sơn [TTXVN]

Phum sóc rộn ràng chờ khai hội Oóc Om Bóc - đua ghe Ngo 2020

Sóc Trăng là một trong những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống tại Nam Bộ. Đây là là địa phương duy trì, phát triển tốt bộ môn đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Đua ghe Ngo,
  • đồng bào Khmer Nam Bộ,

[Dân sinh] - Ok-Om-Bok [hay còn gọi là Lễ hội Cúng trăng], nét văn hóa đặc trưng mang đậm dấu ấn của đồng bào Khmer được diễn ra vào ngày Rằm tháng Mười âm lịch hằng năm. Cùng với nhiều hoạt động khác, Lễ hội Đua ghe Ngo được tổ chức vào dịp này đã, đang trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân Khmer ở Nam Bộ.

Phần lớn đồng bào Khmer sinh sống ở vùng Nam Bộ đều gắn cuộc đời mình với sản xuất nông nghiệp, sau vụ mùa thu hoạch, chuẩn bị cho một vụ mùa mới cũng là lúc Lễ hội Cúng trăng được tổ chức vào ngày rằm tháng mười âm lịch như một nghi lễ quan trọng để tạ ơn Thần Mặt Trăng, thiên nhiên, cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi trong những vụ kế tiếp.

Song song với các nghi thức cúng trăng được tổ chức một cách trang nghiêm, Lễ hội đua nghe Ngo nằm trong khuôn khổ của lễ hội này vừa là một hoạt động mang tính giải trí vừa tái hiện, lưu giữ nét văn hóa mang đậm bản sắc, dấu ấn của người Khmer ở vùng Nam Bộ.

Cứ đến dịp rằm tháng Mười âm lịch hằng năm, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp không khí rộn ràng cả một vùng đất với những chiếc ghe Ngo màu sắc sặc sỡ với các đội thi đang thử tài trên vùng sông nước cùng những tiếng reo hò cổ vũ sôi nổi.

Lễ hội đua ghe Ngo là hoạt động văn hóa, thể thao thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết và nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và Trà Vinh nói riêng.

Vào dịp này, bất kể già, trẻ, gái, trai, mọi người đều cùng gác lại những công việc đồng áng, sông nước, phum sóc còn dang dở, cùng nhau hòa mình vào bầu không khí sôi nổi theo dõi những trận đua ghe Ngo hấp dẫn.

Đối với người dân Khmer, chiếc ghe Ngo chính là một sản vật quý giá không chỉ gắn liền với hoạt động sản xuất mà còn mang giá trị văn hóa, tinh thần cao cả. Hằng năm, các đội đua ghe tại các tỉnh thường tập trung tại 1 điểm để cùng nhau thi tài, lễ hội thu hút một lượng lớn người dân, du khách đổ về để cùng nhau dõi theo những màn đua ghe đầy kịch tính.

Ở đầu ghe, giữa ghe, và mũi ghe đều có chỗ đặt mâm bánh, trái cây, đầu heo hoặc gà vịt...

Tiếng chèo hì hục dưới sông nước của các đội thi hòa cùng từng tiếng reo hò, cổ vũ, tiếng trống, tiếng còi thúc giục tạo nên một bầu không khí rộn ràng, khuấy động bầu không khí tĩnh mịch vốn có của vùng sông nước. Hàng trăm tay bơi lực lưỡng nhịp tay thật đều vung mạnh mái chèo, cố gắng đẩy ghe tiến nhanh về phía trước dưới sự chứng kiến của hàng nghìn người.

Đua ghe Ngo với nét văn hóa đặc trưng của người Khmer còn là dịp để mọi người cùng nhau hi vọng về một mùa màng thuận lợi, mưa thuận gió hòa. Ghe Ngo là vật biểu tượng quan trọng trong đời sống tinh thần của người Khmer, có giá trị to lớn về mặt văn hóa tín ngưỡng, chính vì vậy nó được nâng niu và lưu giữ cẩn thận trong chùa.

Quá trình tạo ra chiếc ghe Ngo cũng đòi hỏi nhiều yếu tố từ khâu chọn gỗ, đóng ghe cho đến những chi tiết hoa văn được khắc họa trên chiếc ghe đều in đậm dấu ấn văn hóa của người Khmer.

Đến với Lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer, tất cả mọi người không phân biệt vùng miền, dân tộc...

Ông Dương Hoàng Sum, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh cho biết, đua ghe Ngo là một trong những hoạt động mang nét đẹp truyền thống của đồng bào Khmer được tổ chức hàng năm trong dịp lễ hội Ok-Om-Bok. "Đây là hoạt động văn hóa, thể thao thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết và nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và Trà Vinh nói riêng", ông Sum khẳng định.

Cũng theo ông Sum, đón nhận sự quan tâm ngày càng lớn của người dân trên cả nước, Lễ hội đua ghe Ngo ngày càng được tổ chức với quy mô rộng lớn hơn, đa dạng hơn với sự tham gia của nhiều đội thi. Với sự độc đáo, thú vị, lễ hội còn tạo ra lực hút mạnh mẽ níu chân du khách khi đến với vùng sông nước vào dịp tháng mười hằng năm.

Mỗi chiếc ghe Ngo là do một ngôi chùa, đại diện cho một hay nhiều phum sóc người Khmer và Tục vẽ mắt nổi cho ghe Ngo là chi tiết thể hiện yếu tố tâm linh.

Đến với Lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer, tất cả mọi người không phân biệt vùng miền, dân tộc, họ cùng nhau hòa vào bầu không khí tưng bừng, rộn rã để thưởng thức những màn tranh tài đặc sắc, hấp dẫn như một liều thuốc tinh thần tuyệt vời sau những giờ lao động vất vả.

Không chỉ mang lại những giờ phút vui chơi, giải trí hấp dẫn, với người Khmer, Lễ hội đua ghe Ngo chính là nét văn hóa đặc trưng, là nơi lưu giữ vẻ đẹp văn hóa tín ngưỡng, phát huy những giá trị văn hóa tinh thần và là một nét đẹp văn hóa cổ truyền không thể thay thế.

XT

Video liên quan

Chủ Đề