Tình huống khẩn cấp là gì

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tình trạng khẩn cấp là một tuyên bố của chính phủ mà theo đó có thể tạm ngưng một số chức năng bình thường của chính phủ và có thể cảnh báo công dân của mình thay đổi các hành vi bình thường hoặc có thể ra lệnh cho các cơ quan của chính phủ thi hành các kế hoạch sẵn sàng cho tình trạng khẩn cấp. Nó cũng được sử dụng làm một cơ sở hợp lý để tạm ngừng các quyền tự do dân sự. Các tuyên bố tình trạng khẩn cấp thường được ban bố trong thời kỳ có thiên tai, trong các giai đoạn bạo loạn dân sự, hoặc sau một vụ tuyên chiến, chuẩn bị có dấu hiệu xảy ra một cuộc chiến tranh.

Trong một vài quốc gia, tình trạng khẩn cấp và hiệu lực của nó đối với các quyền tự do dân sự và thủ tục ban bố được quy định trong hiến pháp hoặc luật.

Việc áp dụng tình trạng khẩn cấp[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù việc áp dụng tình trạng khẩn cấp ít phổ biến trong các nước dân chủ, các chế độ độc tài thường tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài vô thời hạn trong thời gian tồn tại của chế độ đó. Trong một số trường hợp, thiết quân luật cũng được ban bố, cho phép quân đội có quyền hạn nhiều hơn.

Đối với những quốc gia tham gia ký kết vào Công ước quốc tế về các Quyền chính trị và dân sự [ICCPR], Điều 4 cho phép các nước giảm bớt một số quyền nhất định được ICCPR đảm bảo trong "thời gian khẩn cấp công cộng". Tuy nhiên bất kỳ biện pháp nào giảm bớt các nghĩa vụ theo quy định của Công ước chỉ đến mức mà tình trạng khẩn cấp đó yêu cầu và phải được quốc gia đó thông báo cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Bản quyền © 2022 thuộc về Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và ứng dụng công nghệ 4.0.
Chịu trách nhiệm chính: Bà Phạm Hoài Thương.
Giấy chứng nhận ĐKDN số: 0108234370, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18/04/2018.
Địa chỉ: Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội - VPGD: C2 Vincom, 119 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6294.9155 - Hotline: 0986.426.961 - Email:

Youtube Facebook Twitter

Xin hỏi tình huống khẩn cấp về thiên tai là gì? Quyết định công bố về tình huống khẩn cấp về thiên tai bao gồm nội dung gì? Ngoài ra, thẩm quyền và các biện pháp được áp dụng trong tình huống khẩn cấp này là gì?

Tình huống khẩn cấp về thiên tai là gì?

Tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 66/2021/NĐ-CP định nghĩa tình huống khẩn cấp về thiên tai như sau:

"1. Tình huống khẩn cấp về thiên tai là các tình huống thiên tai đã hoặc đang xảy ra đã gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, sức khỏe, nhà ở của nhiều người dân và các công trình đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai, công trình hạ tầng quan trọng đang sử dụng như sân bay, đường sắt, đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, bến cảng quốc gia, hệ thống lưới cao thế từ 66KV trở lên, các khu di tích lịch sử cấp quốc gia, trường học, bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, trụ sở các cơ quan từ cấp huyện trở lên, các khu kinh tế, khu công nghiệp, cần tổ chức triển khai ngay các biện pháp ứng phó khẩn cấp để kịp thời ngăn chặn hậu quả và khắc phục nhanh hậu quả, được công bố bằng quyết định của người có thẩm quyền."

Tình huống khẩn cấp về thiên tai là gì?

Quyết định công bố về tình huống khẩn cấp về thiên tai bao gồm nội dung gì?

Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định Nội dung quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai gồm các thông tin chính sau

- Diễn biến, phạm vi ảnh hưởng của thiên tai hoặc sự cố; sự cố công trình phòng, chống thiên tai hoặc sự cố công trình xây dựng ảnh hưởng do thiên tai; mức độ hư hỏng đối với công trình; thiệt hại hoặc nguy cơ gây thiệt hại có thể xảy ra, đặc biệt liên quan đến an toàn về người;

- Các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai hoặc sự cố công trình gây ra;

- Phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện ứng phó và khắc phục hậu quả.

Thẩm quyền và các biện pháp được áp dụng trong tình huống khẩn cấp này là gì?

Tại khoản 3 và khoản 4 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền và biện pháp áp dụng trong tình huống khẩn cấp như sau:

- Thẩm quyền và trình tự công bố quyết định tình huống khẩn cấp và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai:

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra trên địa bàn cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai;

+ Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra đối với công trình, cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai;

+ Trường hợp thiên tai nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng, vượt quá khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả của bộ, ngành, địa phương, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai;

+ Căn cứ diễn biến thiên tai hoặc kết quả khắc phục sự cố, cơ quan tham mưu trình người có thẩm quyền ban hành quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp thiên tai;

+ Trách nhiệm ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong tình huống khẩn cấp: Thực hiện theo nguyên tắc quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 Nghị định này và phân công tại Quyết định công bố tình huống khẩn cấp. Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị để ứng phó với tình huống khẩn cấp về thiên tai thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.

- Các biện pháp được áp dụng trong tình huống khẩn cấp:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm huy động các nguồn lực để ứng phó với tình huống khẩn cấp. Các biện pháp chính gồm:

+ Huy động lực lượng, phương tiện và các nguồn lực để cứu hộ, cứu nạn; tổ chức cấp cứu kịp thời người bị nạn; nhanh chóng sơ tán, di dời nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm; bố trí đảm bảo hậu cần cho nhân dân tại nơi sơ tán;

+ Tổ chức việc tiếp nhận, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân; huy động các cơ sở khám chữa bệnh tham gia cứu chữa cho người bị nạn;

+ Cấp phát miễn phí lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu khác để giúp nhân dân xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh, cung cấp nước sạch, ổn định đời sống nhân dân trong quá trình ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;

+ Huy động mọi nguồn lực [bao gồm cả nguồn lực từ Quỹ phòng, chống thiên tai] để xử lý khẩn cấp sự cố công trình phòng chống thiên tai, sự cố công trình xây dựng do thiên tai;

+ Các biện pháp cần thiết khác;

+ Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của các bộ, ngành, địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ theo thẩm quyền.

Chủ Đề