Lễ thỉnh kỳ là gì

Trong cuộc sống xã hội từ xưa đến nay, các nghi lễ trong đám cưới vẫn được coi là một nét đẹp văn hóa của người Việt chúng ta. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài cùng việc hòa nhập quốc tế, với xu hướng “hiện đại hóa” có những nghi lễ, thủ tục đã được thay đổi đôi phần hoặc giản lược bớt đi để thuận tiện cho hoàn cảnh thực tế. Vì vậy, rất nhiều bạn trẻ hiện nay không thực sự hiểu rõ các nghi lễ trong đám cưới truyền thống như thế nào. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về nguồn gốc các nghi lễ trong đám cưới Việt Nam theo truyền thống sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và thêm yêu hơn bản sắc văn hóa nước nhà.


Ý nghĩa của các thủ tục lễ cưới trong văn hóa Việt


Mỗi một quốc gia, một bản sắc văn hóa sẽ có những thủ tục lễ cưới khác nhau điển hình như các nghi lễ trong đám cưới của người Việt Nam sẽ đại diện cho bản sắc văn hóa người Phương Đông nói chung và người Việt nói riêng. Còn các nghi lễ trong đám cưới Ấn Độ sẽ thể hiện cho văn hóa của các nước Nam Á, cũng như các quốc gia theo đạo Hồi rất riêng biệt. Qua mỗi một nghi lễ, thủ tục cũng chính là cách để thể hiện và khẳng định rõ nét nhất về văn hóa, truyền thống của một dân tộc.

 


Theo đó, từ xa xưa người Việt chúng ta vốn rất coi trọng đám cưới, đây được coi là một trong những công việc hệ trọng của một đời người. Trong xã hội khi ngày một phát triển, có rất nhiều thứ đã bị ảnh hưởng trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, thay đổi, cải tiến để phù hợp với lối sống hiện đại hóa. Không phủ nhận rằng, các nghi lễ trong đám cưới Việt Nam đã có những nghi lễ bị lược bỏ hoặc làm đơn giản hơn trước kia. Nhưng những gì quan trọng nhất vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến tận ngày hôm nay. Bởi đây chính là một nét đẹp văn hóa được xây dựng từ ngàn đời, biểu thị cho sự tôn trọng cội nguồn qua mỗi một thế hệ.


Hơn thế, các lễ trong đám cưới còn biểu thị cho từng giai đoạn quan trọng khi tổ chức đám cưới, xây dựng gia đình cho con cái của mỗi nhà. Đối với đôi trai gái yêu nhau, thủ tục lễ cưới mang ý nghĩa rất thiêng liêng sâu sắc. Đây là mốc son thể hiện hai người đã trở thành vợ chồng, cùng nhau vun đắp xây dựng cuộc sống. Để từ đó hai gia đình chính thức xây dựng một mối quan hệ bền chặt, lâu dài với nhau.


Các nghi lễ trong đám cưới Việt Nam theo truyền thống


Theo truyền thống, sẽ có tất cả là 6 lễ trong đám cưới bắt buộc hay còn gọi là lục lễ trong cưới hỏi. Mỗi một nghi lễ đều có một ý nghĩa quan trọng nhất định như sau:


Lễ Nạp Thái

 


Lễ Nạp Thái trong truyền thống sẽ tương đương với lễ dạm ngõ hiện nay, theo đó “nạp thái” có nghĩa là thu nạp những sính lễ mà nhà trai mang đến để thưa chuyện với nhà gái. Đây chính là nghi lễ đầu tiên trong lục lễ cần phải có, như một lời chào hỏi chính thức giữa hai bên gia đình với nhau. Nhà trai sẽ mang đôi chim nhạn để mang sang nhà gái, chim nhạn là biểu trưng cho sự thuận theo thời tiết âm dương và hàm ý người vợ sẽ theo đạo nghĩa của người chồng.


Lễ Vấn Danh


Lễ Vấn Danh được thực hiện để nhà trai biết được ngày, tháng, năm sinh của cô gái, để về xem tuổi. Lúc này, nhà trai sẽ cử một đoàn gồm ba người sang nhà gái mang theo lễ vật bao gồm chè, rượu, trầu, cau. Khi nhà trai đến thì nhà gái đưa ra một tờ giấy đã ghi rõ họ, tên, ngày tháng năm sinh của cô gái để mang về xem ngày, giờ tốt để tiến hành các nghi thức trong đám cưới còn lại.


Lễ Nạp Cát

 


Sau lễ Nạp Thái, Vấn Danh sẽ là lễ Nạp Cát để đánh tiếng để xin làm lễ ăn hỏi. Bên nhà trai thường hỏi ý kiến bên nhà gái các chi tiết cụ thể và số lễ vật theo yêu cầu hoặc theo văn hóa cưới hỏi của từng vùng miền khác nhau. Tất nhiên, với lễ Nạp Cát sẽ được thực hiện ngày lành, tháng tốt để mang lại điều may mắn.


Lễ Nạp Trưng


Lễ Nạp Trưng chính là lễ thách cưới hiện nay, một trong những nghi thức trong đám cưới rất quan trọng. Hiện nay, tùy theo văn hóa từng vùng miền, từng nơi là nghi lễ này đã được bỏ qua. Trong lễ Nạp Trưng nhà trai sẽ yêu cầu những lễ phẩm mà nhà trai cần chuẩn bị và thường là đội lên cao.


Lễ Thỉnh Kỳ

 


Ý nghĩa của lễ Thỉnh Kỳ chính là xin định ngày giờ làm Lễ Cưới, nhưng trên thực tế điều này chỉ mang tính chất thông báo từ phía nhà trai mà thôi. Bởi trước đó, ở lễ Vấn Danh nhà trai đã xin được các thông tin cần thiết của cô dâu đã xem được ngày lành, tháng tốt để tiến hành các nghi lễ cần thiết.


Lễ Thân Nghinh


Sau khi nhà trai và nhà gái đã bàn bạc, ấn định về ngày giờ để đón dâu nhà trai sẽ chính thức sang xin dâu đón về nhà mình. Nên lễ Thân Nghinh rất quan trọng và thậm chí còn một số điều như sau:


+ Cô dâu, chú rể không ở trong thời kỳ chịu tang.
+ Ngày giờ cưới phải tránh các giờ không vong, sát chủ và phải tránh tháng ngâu [tháng 7 âm lịch].


Sự khác nhau trong đám cưới của người Việt xưa và nay


Ngoài sự khác nhau giữa thủ tục cưới hỏi ở miền Bắc, thủ tục cưới hỏi miền Trung và Nam thì đám cưới của người Việt xưa – nay có những điểm rất riêng biệt. Nên có thể khi tìm hiểu ở phần trên sẽ có nhiều nghi lễ rất khác so với đám cưới hiện đại ngày nay. Vậy đám cưới của người Việt xưa và nay có gì khác nhau? hãy tìm hiểu ngay sau đây nhé.

 


+ Đám cưới Việt xưa: Để tiến đến được hôn nhân, cô dâu chú rể phải được sự đồng ý của gia đình hai bên, đôi khi phải căn cứ theo hoàn cảnh hai nhà, cả hai gia đình đều phải phù hợp. Bắt buộc phải có lục lễ trong cưới hỏi không lược bớt, ngay cả việc phát biểu trong lễ ăn hỏi cũng cần phải thực hiện theo vai vế, trình tự nhất định. Thậm chí, nhiều vị cao tuổi còn coi lễ thành hôn có giá trị lớn hơn cả giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. 


+ Đám cưới Việt nay: hưng hiện nay, đôi uyên ương đã có nhiều quyền quyết định hạnh phúc của mình hơn, họ có quyền tìm hiểu và quyết định đến với nhau bằng đám cưới. Không nhất thiết phải là môn đăng hội đối, mà dựa theo tình cảm đôi lứa nhiều hơn. Ngoài ra, đã không còn đầy đủ 6 lễ trong đám cưới có nơi chỉ còn 4 hoặc 3 nghi lễ chính mà thôi. 


Trên đây là các nghi lễ trong đám cưới Việt Nam theo truyền thống, sẽ có những sự khác biệt nhất định với đám cưới hiện đại mà các bạn đã từng tham dự. Nhưng về cơ bản, những nghi lễ cưới hỏi hiện đại cũng được xây dựng từ đó mà ra. Mỗi một nghi lễ đều có ý nghĩa khác nhau, trải qua từng bước để tiến hành tổ chức một đám cưới hoàn chỉnh cho cô dâu, chú rể. Ngoài ra, tùy theo từng vùng miền sẽ có sự khác biệt mang theo bản sắc văn hóa khác nhau.

Mâm lễ thịnh kỳ gồm những gì?

Mâm tráp vật không thể thiếu mà nhà trai phải chuẩn bị. Ảnh: Brian&Jackie. *Lễ vật: Trầu, cau; bánh cốm; mứt sen; rượu; chè; thuốc lá; bánh phu thê [bánh xu xê], bánh đậu xanh,lợn sữa quay, tiền dẫn cưới v.v.

Ngày thịnh kỳ là ngày gì?

- Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới. - Lễ thân nghinh [tức lễ rước dâu hay lễ cưới]: đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.

Thân nghĩnh là gì?

Lễ Thân Nghinh [Wedding Ceremony]. Đây chính việc gia đình sắm sửa sính lễ để chuẩn bị cho Chú Rể đi đón Cô Dâu về Nhà Trai và thực hiện các nghi thức bái kiến cha mẹ Cô Dâu cùng tất cả họ hàng thân thích, rước Cô Dâu lên kiệu hoa về nhà để tiến hành Lễ Bái Đường, Lễ Hợp Cẩn và cuối cùng là Lễ Động Phòng Hoa Chúc.

Lễ nạp cát là gì?

Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi. Lễ nạp tệ [hay nạp trưng]: lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.

Chủ Đề