Lỗi bảo hiểm xe máy hết hạn

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, khi tham gia giao thông, chủ xe cơ giới phải mang theo Bảo hiểm xe máy bắt buộc. Vậy nếu sử dụng bảo hiểm xe máy hết hạn bị phạt bao nhiêu tiền?

1. Những loại giấy tờ người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008quy định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

- Đăng ký xe;

- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ 2008;

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy, khi tham gia giao thông, người lái xe máy phải mang theo các giấy tờ kể trên, trong đó bắt buộc phải có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự [Bảo hiểm xe máy bắt buộc]. Trường hợp người lái xe khi điều khiển phương tiện mà không mang theo các giấy tờ trên sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Trường hợp giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hết hạn cũng sẽ bị xử phạt theo quy định.

2. Mức phạt hành vi sử dụng bảo hiểm xe máy hết hạn

Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt hành chính các hành vi vi phạm về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực

Như vậy, theo quy định trên người điều khiển xe máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

>>Xem thêm: Điều kiện của xe máy khi tham gia giao thông

Mục lục bài viết

  • 1. KHẢO SÁT THỰC TẾ
  • 2. TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM BẮT BUỘC XE
  • 3. MỨC PHẠT KHÔNG CÓ BẢO HIỂM
  • 4. MỨC PHÍ BẢO HIỂM BẮT BUỘC
  • 5. BIỂU PHÍ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC
  • 6. THỦ TỤC MUA BẢO HIỂM

1. KHẢO SÁT THỰC TẾ

Theo khảo sát thực tế, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm ô tô, xe máy có xu hướng tăng dần qua các năm và đặc biệt tăng mạnh trong những năm gần đây. Có nhiều lý do dẫn đến việc người dân mua nhiều hơn trong những năm gần đây, đó là vì nhận thức về ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm của người dân đã thay đổi, hơn nữa nhà nước cũng tăng cường các biện pháp kiểm tra bảo hiểm, nâng cao mức phạt đối với những người không có bảo hiểm bắt buộc khiến cho người dân cũng không dám bỏ qua việc mua bảo hiểm. Tuy nhiên, có không ít người khi đã mua bảo hiểm lại làm mất bảo hiểm hoặc không để ý đến thời hạn bảo hiểm nên khi Công an giao thông kiểm tra thì không còn bảo hiểm hoặc bảo hiểm đã hết hạn. Khi đó, Công an giao thông sẽ vẫn phạt lỗi như những người không có bảo hiểm bắt buộc. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về những loại hình bảo hiểm xe cơ giới bắt buộc đối với chủ xe cơ giới, tác dụng của những loại bảo hiểm này và mức phạt đang áp dụng đối với lỗi không có bảo hiểm của chủ xe

Đối với xe máy, bảo hiểm bắt buộc xe máy có tên gọi là đầy đủ là Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô – xe máy. Đối với xe ô tô, bảo hiểm bắt buộc ô tô có tên gọi đầy đủ là Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô. Ngoài bảo hiểm bắt buộc thì ô tô và xe máy còn có thêm các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác, tuy nhiên, như tên gọi của nó thì chỉ có bảo hiểm bắt buộc là chủ xe cơ giới bắt buộc phải tham gia theo quy định pháp luật, còn các loại hình bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới, chủ xe có thể mua hoặc không mua tùy thuộc vào nhu cầu của từng người.

Khi chủ xe tham gia Bảo hiểm bắt buộc xe thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả tiền tổn thất mà chủ xe gây ra cho bên thứ ba trong quá trình tham gia giao thông. Ví dụ, chủ xe ô tô đang lái xe trên đường, do thiếu quan sát nên đâm vào một xe máy đang lưu thông trên đường, hậu quả là người điều khiển xe máy bị gãy chân và xe máy bị vỡ đèn. Trong trường hợp này, nếu chủ xe ô tô có tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự thì công ty bảo hiểm sẽ thay mặt chủ xe ô tô, bồi thường thiệt hại cho chủ xe máy đối với những thiệt hại về người và về tài sản của chủ xe. Giả sử tiền điều trị gãy chân là 10 trđ + tiền thay chiếc đèn bị vỡ là 2 triệu. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường tổng số tiền thiệt hại là 12 triệu đồng cho chủ xe máy.

Như vậy, tác dụng của Bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới là Công ty bảo hiểm chia sẻ trách nhiệm tài chính với chủ xe khi không may họ gây tai nạn cho những phương tiện khác, số tiền tổn thất gây ra đôi khi là rất lớn, chi phí thiệt hại về xe và về người có thể lên tới hàng trăm triệu đồng hoặc hơn, do vậy, việc người dân tham gia bảo hiểm bắt buộc đầy đủ sẽ giúp xã hội ổn định hơn, người dân có cuộc sống ổn định hơn, hạn chế việc phát sinh gánh nặng tài chính cho người dân.

3. MỨC PHẠT KHÔNG CÓ BẢO HIỂM

“Việc xử phạt lỗi không có bảo hiểm nhằm nâng cao ý thức tham gia bảo hiểm của người dân”

Như đã trình bày ở trên, với lỗi hết hạn bảo hiểm, quá hạn bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới, công an sẽ xử phạt tương tự như những người không có bảo hiểm. Mức phạt đối với lỗi không bảo hiểm bắt buộc được áp dụng như sau:

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã quy định cụ thể về mức phạt đối với lỗi chủ xe cơ giới không mang hay không có bảo hiểm xe máy còn hiệu lực sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Chủ xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Để tránh bị xử phạt, chủ xe cơ giới bắt buộc phải có và mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới khi tham gia giao thông.

4. MỨC PHÍ BẢO HIỂM BẮT BUỘC

Đơn vị tính: đồng/năm

STT

Loại xe

Tổng thanh toán

[đồng/năm]

I

Xe lam, Môtô 3 bánh, Xích lô

319.000

II

Xe ô tô không kinh doanh vận tải

 

1

Loại xe dưới 6 chỗ ngồi

480.700

2

Loại xe từ 6 chỗ đến 11 chỗ ngồi

873.400

3

Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi

1.397.000

4

Loại xe trên 24 chỗ ngồi

2.007.500

5

Xe vừa chở người vừa chở hàng [Pickup, minivan]

1.026.300

III

Xe ô tô kinh doanh vận tải

 

1

Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký

831.600

2

6 chỗ ngồi theo đăng ký

1.021.900

3

7 chỗ ngồi theo đăng ký

1.188.000

4

8 chỗ ngồi theo đăng ký

1.387.300

5

9 chỗ ngồi theo đăng ký

1.544.400

6

10 chỗ ngồi theo đăng ký

1.663.200

7

11 chỗ ngồi theo đăng ký

1.821.600

8

12 chỗ ngồi theo đăng ký

2.004.200

9

13 chỗ ngồi theo đăng ký

2.253.900

10

14 chỗ ngồi theo đăng ký

2.443.100

11

15 chỗ ngồi theo đăng ký

2.366.400

12

16 chỗ ngồi theo đăng ký

3.359.400

13

17 chỗ ngồi theo đăng ký

2.989.800

14

18 chỗ ngồi theo đăng ký

3.155.900

15

19 chỗ ngồi theo đăng ký

3.345.100

16

20 chỗ ngồi theo đăng ký

3.510.100

17

21 chỗ ngồi theo đăng ký

3.700.400

18

22 chỗ ngồi theo đăng ký

3.866.500

19

23 chỗ ngồi theo đăng ký

4.056.800

20

24 chỗ ngồi theo đăng ký

5.095.200

21

25 chỗ ngồi theo đăng ký

5.294.300

22

Trên 25 chỗ ngồi

[[4.813.000 + 30.000 x [số chỗ ngồi – 25]]  + VAT

IV

Xe ô tô chở hàng [xe tải]

 

1

Xe chở hàng dưới 3 tấn

938.300

2

Xe chở hàng từ 3 tấn đến 8 tấn

1.826.000

3

Xe chở hàng từ 8 tấn đến 15 tấn

3.020.600

4

Xe chở hàng trên 15 tấn

3.520.000

V

XE MÔ TÔ – XE MÁY

– Xe gắn máy dưới 50cc: 60.500đ/năm bảo hiểm.

– Xe gắn máy trên 50cc: 66.000đ/năm bảo hiểm.

5. BIỂU PHÍ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC

1. Xe taxi:

Tính bằng 170% của phí kinh doanh cùng số chỗ ngồi quy định tại mục III

2. Xe ô tô chuyên dùng:

– Phí bảo hiểm xe ô tô cứu thương được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe Pickup.

– Phí bảo hiểm của xe chở tiền được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe dưới 6 chỗ ngồi quy định tại mục II

– Phí bảo hiểm của các loại xe chuyên dùng khác được tính bằng phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải quy định tại mục IV

3. Đầu kéo rơ-moóc:

Tính bằng 150% của phí xe trọng tải trên 15 tấn. Phí bảo hiểm của xe đầu kéo rơ-moóc là phí của cả đầu kéo và rơ-moóc

4. Xe máy chuyên dùng:

Tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng dưới 3 tấn quy định tại mục IV

5. Xe buýt

Tính bằng phí bảo hiểm của xe không kinh doanh vận tải cùng số chỗ quy định tại mục II

6. Xe tập lái

Tính bằng 120% của phí xe cùng chủng loại quy định tại mục II và IV.

[Phí bảo hiểm gốc trên đây đã bao gồm 10% thuế Giá trị gia tăng]

6. THỦ TỤC MUA BẢO HIỂM

Quý khách hàng đến mua trực tiếp tại văn phòng của Bảo Việt hoặc có thể mua trực tuyến theo quy trình sau:

  1. Đặt mua bảo hiểm bằng cách gọi điện vào Hotline của Bảo Việt hoặc gửi yêu cầu vào Email: 
  2. Nhận lại Giấy chứng nhận bảo hiểm trong vòng 24h và thanh toán phí tại thời điểm nhận Giấy chứng nhận.

Mọi chi tiết, xin vui lòng liên hệ Hotline trên Website để được tư vấn

Chủ Đề