Lỗi quay đầu xe máy không đúng nơi quy định

Mục lục bài viết

  • 1.Mức phạt quay đầu xe ở nơi có biển cấm quay đầu?
  • 2.Tư vấn về bồi thường khi va chạm giao thông?
  • 3. Công an xã có quyền dừng xe xử phạt không?
  • 4.CA phường có được phạt lỗi dùng điện thoại khi TGGT?
  • 5.Xử phạt VP hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ?

1.Mức phạt quay đầu xe ở nơi có biển cấm quay đầu?

Thưa luật sư, cho hỏi: Quy định mới nhất thì lỗi quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe thì bị công an phạt bao nhiêu tiền ? Cám ơn !

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ và đường sắt:

Điều 6. Xử phạt người Điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

p] Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe.

2.Tư vấn về bồi thường khi va chạm giao thông?

Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp như sau: Tôi là sinh viên, hôm trước tôi chở bạn đi lấy xe đạp của bạn tôi, khi chở bạn tôi và chiếc xe đạp về thì không may va chạm với 1 em học sinh lớp 9 đi xe đạp cùng chiều, tôi đi rất chậm vì thế khi xảy ra va chạm tôi không biết, đi được khoảng 2 mét thì mới nhận ra[ chắc là do xe đạp tôi chở chạm với xe em đó].

Tôi đã dừng lại, nhờ người gọi điện cho gia đình em đó và đưa em đi bệnh viện chụp X-quang, sau khi chụp thì biết em bị rạn xương ống tay, phải bó bột. Tôi đã thanh toán tất cả chi phí đó. Sau đó, bố của em đến và cầm chứng minh nhân dân của tôi nói sẽ nói chuyện sau khi em ấy khỏi. Hôm sau, tôi mang quà đến thăm em và đưa gia đình 500 nghìn để bồi dưỡng thêm cho em [ tôi là sinh viên tỉnh lẻ, nhà không có tiền nhưng tôi đã vay mượn để hỗ trợ với gia đình]. Tuy nhiên, gia đình sau khi cầm tiền đã bảo tất cả chi phí sau này tôi sẽ phải chịu, bao gồm tiền thuê xe ôm đưa em đi học ngày 4 lần trong vòng 2-3 tháng, tiền bồi dưỡng, tiền tổn hại khi em không viết được [vì em bị tay phải], tiền thuê người chăm em... gia đình còn định mổ tiếp cho em và chi phí tôi phải chịu[ tôi thấy rạn xương thì cũng ko cần mổ, bác sỹ bảo bó bột là khỏi]. Tôi hiện không có tiền và nghe gia đình nói vậy tôi không biết phải làm thế nào cả, gia đình em vẫn giữ chứng minh của tôi. Khi va chạm chúng tôi tự đi bệnh viện mà không nhờ công an giải quyết.

Xin luật sư cho tôi biết là tôi phải bồi thường thế nào? Khoảng bao nhiêu tiền? Đay là va chạm nhẹ và tôi không hề cố ý, xin luật sư tư vấn giúp.

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư!

Người gửi: NG Long.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Bộ luật Dân sự năm 2015 đã qui định rõ ràng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Điều 584, điều 585 và điều 590 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a] Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b] Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c] Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d] Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Dựa vào những qui định trên, trong trường hợp này mặc dù bạn không cố ý gây ra va chạm với em học sinh nhưng bạn vẫn phải bồi thường cho em đó. Mức bồi thường của bạn có thể được giảm do va chạm bạn gây ra là lỗi vô ý và thiệt hại mà bạn phải chịu là lớn so với khả năng kinh tế của mình. Các khoản bồi thường như sau:

- Tiền thuê xe đưa em đi học

- Tiền tổn hại

- Tiền thuê người chăm sóc

- Tiền bồi dưỡng

Các khoản như: chi phí mổ tiếp bạn không phải bồi thường

>> Tham khảo dịch vụ luật sư: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

3. Công an xã có quyền dừng xe xử phạt không?

Thưa luật sư, Tôi đang đi xe máy trên đường liên thôn thì bị công an xã yêu cầu dừng xe với lý do tôi không đổi mũ bảo hiểm. Tôi muốn biết rõ thẩm quyền của cơ quan công an xã phường có được phép dừng xe và xử phạt hành chính không?

Người gửi: Nguyễn Đức Thọ [Hà Tây]

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Khoản 4, Điều 7, Thông tư 47 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định 27/2010/NĐ-CP về Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã như sau:


“Lực lượng Công an xã chỉ được TTKS trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự ATGT sau: Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội MBH, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định...”.

Theo đó, trong trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi không đội MBH khi tham gia giao thông trên tuyến đường liên thôn thì lực lượng công an xã có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/ND-CP quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm không đội MBH hoặc đội MBH không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

Như vậy, đối với hành vi vi phạm không đội MBH khi tham gia giao thông thì sẽ chỉ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Vì vậy việc công an xã lập biên bản đưa xe con trai bà về công an huyện giữ là không đúng với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do câu hỏi của bà chưa rõ nên trong trường hợp này, rất có thể khi kiểm tra hành chính, lực lượng công an xã đã phát hiện thêm việc con bà không có GPLX hoặc đăng ký xe. Do đó, theo quy định, họ có quyền lập biên bản và bàn giao phương tiện cho công an huyện tạm giữ.

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng

4.CA phường có được phạt lỗi dùng điện thoại khi TGGT?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Hôm trước tôi đang chạy xe trên đường và có nghe điện thoại thì bị công an phường bắt và xử phạt. Tôi muốn hỏi: công an phường có được phép phạt tiền và giữ xe trong 5 ngày khi người tham gia giao thông sử dụng điện thoại không?

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: D.H

>> Luật sư tư vấn luật dân sự gọi số:1900.6162

Trả lời:

Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h] Người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

Điều 70: Thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a] Phạt cảnh cáo;

b] Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

c] Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;

d] Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

Về việc tạm giữ phương tiện, Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

"Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi đưa ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính:

điểm b, điểm c khoản 6, điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6"

Theo như thông tin bạn cung cấp thì hành vi vi phạm của bạn bị xử phạt theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 6 của nghị định 100/2019/NĐ-CP, còn các trường hợp được phép tạm giữ phương tiện là những hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 6, điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Do đó, trường hợp này của chị sẽ không được áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện

Như vậy, hành vi của chị có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nên theo quy định tại khoản 3 điều 70 ở trên, công an phường có thẩm quyền xử phạt chị. Tuy nhiên, công an phường không có thẩm quyền giữ xe của chị.

Trân trọng!

5.Xử phạt VP hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Không đội mũ bảo hiểm, không có bằng lái xe, không mang theo giấy đăng ký [giấy tờ xe] thì bị xử phạt như thế nào ?

Xin cảm ơn Luật sư!

Người gửi: Đoàn Minh

>> Luật sư tư vấn luật giao thông đường bộ, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Điều 58 LLuật giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a] Đăng ký xe;

b] Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c] Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d] Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy, đăng ký xe, giấy phép lái xe và một số giấy tờ khác là giấy tờ bắt buộc người lái xe phải mang theo khi điều khiển phương tiện giao thông.

Đối với các hành vi vi phạm mà bạn nêu trên thì sẽ bị xử lý như sau:

1. Đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm thì bị phạt tiền từ 200 000 đồng đến 300 000 đồng theo Điểm i Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể là:

"i] Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;"

2. Đối với hành vi không có bằng lái xe thì bị phạt tiền theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể là:

Người điều khiển xe mô tô, xe máy không mang theo giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; không có giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000; không có giấy phép lái xe đối với xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

3. Đối với hành vi không mang theo giấy đăng ký xe thì bị phạt từ 80 000 đồng đến 120 000 đồng theo Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

"b] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;"

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật giao thông - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề