Lỗi xe máy đi vào đường cấm

Cách đây 2 ngày mình có đi vào đường quốc lộ 1 Quận 9 đang thi công cấm xe máy, mình không biết đã chạy vào và bị công an lập biên bản. Nhưng trong biên bản lại ghi đi vào đường cấm quốc lộ 1 + đường 13. Vậy xin hỏi mình bị phạt như thế nào và bị phạt bao nhiêu tiền?

  • Căn cứ Điểm i Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

    Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

    3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    ...

    i] Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định

    Mặt khác căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý quy phạm hành chính 2012 quy định:

    Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

    Như vậy đối với hành vi đi xe máy vào khu vực cấm bạn có thể bị xử phạt với mức trung bình chung của khung tiền phạt là 500.000 đồng.

    Ban biên tập thông tin đến bạn.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:

Để lưu thông an toàn và đúng quy định, người dân cần phải nắm rõ các loại biển báo để tránh sai phạm và bị xử phạt không đáng có. Nhiều độc giả thắc mắc không biết mức phạt trong trường hợp Chạy xe đi vào đường cấm theo giờ phạt bao nhiêu tiền? Cách nhận biết các loại biển báo cấm chạy xe đi vào đường cấm theo giờ như thế nào? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Đường cấm theo giờ là gì?

Đường cấm theo giờ là loại đường không cho một, một số hoặc toàn bộ các phương tiện đường bộ lưu thông ở những thời gian nhất định. Còn ngoài mốc thời gian này các phương tiện giao thông sẽ được lưu thông bình thường. Quy định đường cấm theo giờ với ý nghĩa nhằm hạn chế ùn tắc tại giờ cao điểm.

Thế nào là đi vào đường cấm theo giờ?

Đường cấm được hiểu là loại đường không cho phép một, một số hoặc toàn bộ các phương tiện đường bộ lưu thông. Nếu đi vào đường cấm thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính.

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông muốn biết đường nào là đường cấm, cần quan sát các biển báo cấm có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen.

Đi vào đường cấm theo giờ phạt bao nhiêu tiền

Chạy xe đi vào đường cấm theo giờ phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi đi vào đường cấm theo giờ: Trường hợp phương tiện đi vào đường cấm theo giờ cũng sẽ bị xử phạt như lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm.

Theo đó, tùy thuộc vào loại phương tiện bị cấm lưu thông theo giờ, mức phạt được quy định tại Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP  cụ thể như sau:
 

Stt Phương tiện Mức phạt Căn cứ
1 Ô tô 02 – 03 triệu đồngTước GPLX 01 – 03 tháng Điểm b khoản 4, điểm b khoản 11 Điều 5
2 Xe máy 400.000 – 600.000 đồngTước GPLX 01 – 03 tháng Điểm i khoản 3, điểm b khoản 10 Điều 6
3 Máy kéo, xe máy chuyên dùng 400.000 – 600.000 đồngTước GPLX 01 – 03 tháng Điểm b khoản 3, điểm a khoản 10 Điều 7
4 Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện 300.000 đồng đến 400.000 đồng Điểm c khoản 3 Điều 8

Cách nhận biết các loại biển báo cấm chạy xe đi vào đường cấm theo giờ

Để nhận biết đâu là đường cấm, người điều khiển cần chú ý quan sát các loại biển báo được lắp đặt trên đường. Theo đó, nhóm biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Căn cứ theo Điều 26, Chương 4, Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT quy định về biển báo cấm có mã P [cấm]. Ngoài ra, Phụ lục B của Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT cũng quy định rõ về ý nghĩa của một số biển báo cấm phổ biến như sau:

– Biển số P.101 [đường cấm]: Để báo đường cấm 2 chiều, trừ xe được ưu tiên theo quy định.

– Biển số P.102 [cấm đi ngược chiều]: Để báo đường cấm xe cơ giới và thô sơ đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường.

– Biển số P.103a [cấm xe ô tô]: Để báo đường cấm các loại xe cơ giới bao gồm xe máy 3 bánh có thùng đi qua, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.

– Biển số P.103b [cấm xe ô tô rẽ phải] và biển số P.103c [cấm xe ô tô rẽ trái]: Để báo đường cấm các loại xe cơ giới kể cả xe máy 3 bánh có thùng [trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định].

– Biển số P.104 [cấm xe máy]: Để báo đường cấm các loại xe máy, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển không có giá trị cấm những người dắt xe máy.

– Biển số P.105 [cấm xe ô tô và xe máy]: Để báo đường cấm các loại xe cơ giới và xe máy đi qua trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

– Biển số P.106a [cấm xe ô tô tải]: Để báo đường cấm các loại xe ô tô tải trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển số P.106a.

– Biển số P.106b [cấm xe ô tô tải]: Để báo đường cấm các loại xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở [theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ] lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển [chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe]. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.

– Biển số P.106c: Để báo đường cấm các xe chở hàng nguy hiểm.

– Biển số P.107 [cấm xe ôtô khách và xe ô tô tải]: Để báo đường cấm xe ô tô chở khách và các loại xe ô tô tải kể cả các loại máy kéo và xe máy chuyên dùng đi qua trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

– Biển số P.107a [cấm xe ô tô khách]: Để báo đường cấm ô tô chở khách đi qua trừ các xe ưu tiên theo quy định [biển này không cấm xe buýt]. Trường hợp cấm xe khách theo số chỗ ngồi thì sử dụng biển phụ ghi số chỗ ngồi đối với các xe cần cấm hoặc ghi số chỗ ngồi vào biểu tượng xe bằng chữ trắng.

– Biển số P.107b [cấm xe ô tô taxi]: Để báo đường cấm xe ô tô taxi đi lại. Trường hợp cấm xe ô tô taxi theo giờ thì đặt biển phụ ghi giờ cấm.

– Biển số P.108 [cấm xe kéo rơ-moóc]: Để báo đường cấm các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc kể cả xe máy, máy kéo, ô tô khách kéo theo rơ-moóc đi lại, trừ loại ô tô sơ-mi-rơ-moóc và các xe được ưu tiên [có kéo theo rơ-moóc] theo quy định.

– Biển số P.108a [cấm xe sơ-mi rơ-moóc]: Để báo đường cấm các loại xe sơ-mi rơ-moóc và các xe kéo rơ- moóc trừ các xe được ưu tiên [có dạng xe sơ-mi rơ-moóc hoặc có kéo theo rơ-moóc] theo quy định.

– Biển số P.109 [cấm máy kéo]: Để báo đường cấm các loại máy kéo, kể cả máy kéo bánh hơi và bánh xích đi qua.

– Biển số P.110a [cấm xe đạp]: Để báo đường cấm xe đạp đi qua [biển không có giá trị cấm những người dắt xe đạp]. 

– Biển số P.110b [cấm xe đạp thồ]: Để báo đường cấm xe đạp thồ đi qua [biển này không cấm người dắt loại xe này].

– Biển số P.111a [cấm xe gắn máy]: Để báo đường cấm xe gắn máy đi qua [biển không có giá trị đối với xe đạp]. 

– Biển số P.111b hoặc Biển số P.111c [cấm xe ba bánh loại có động cơ]: Để báo đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xe xích lô máy, xe lôi máy,…

– Biển số P.111d [cấm xe ba bánh loại không có động cơ]: Để báo đường cấm xe ba bánh loại không có động cơ như xe xích lô, xe lôi đạp,…

Mời các bạn xem thêm bài viết

  • Sử dụng đất của người khác có được không?
  • Đất ở kết hợp sản xuất là gì?
  • Quy định về thời hạn làm căn cước công dân mới nhất 2022

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đi vào đường cấm theo giờ phạt bao nhiêu tiền”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

  • FB: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt khi ô tô đi vào đường cấm theo giờ là bao nhiêu?

Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô đi vào đường cấm theo giờ.

Nộp phạt hành vi chạy xe máy vào đường cấm theo giờ tại cơ quan nào?

– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt trong một số trường hợp luật định.

Chạy xe máy vào đường cấm theo giờ bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo điểm i khoản 3 và điểm b khoản 10 Điều 6: Xe máy bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng với lỗi đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển. Ngoài ra, còn bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. Trường hợp ngoại trừ là các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Chủ Đề