Lòng bàn tay bị vàng là bệnh gì năm 2024

Bé mình 10 tháng, dạo này thấy lòng tay chân vàng da. Bé gái nặng 7,2kg, chưa mọc răng, vì dịch không đi khám được. Mình ra tiệm thuốc tây hỏi thì họ bảo nhẹ không bị suy dinh dưỡng thiếu sắt và canxi nên bị vàng da và đã bán cho mình 2 loại đó. Cho mình hỏi có nên tự bổ sung 2 loại sắt và canxi khi chưa đi xét nghiệm dinh dưỡng không [bé chơi bình thường,tối ngủ hay thức dậy khó ngủ] và cho mình hỏi có phải thiếu D3 nữa phải không bác sĩ?

Chào em,

Trước hết, xin chia sẻ lo lắng của em. Bé con em chỉ nhẹ cân so với tuổi, chưa suy dinh dưỡng và em có những băn khoăn về nuôi dưỡng bé, rất đáng ghi nhận.

Theo câu hỏi của em, bác sĩ nhận thấy em có những lo lắng sau: – Lòng bàn tay chân bé bị vàng; – Chưa mọc răng; – Tự bổ sung sắt và canxi được không; – Bé khó ngủ có phải thiếu vitamin D3 không.

Có nhiều nguyên nhân khiến lòng bàn tay, lòng bàn chân trẻ vàng; nguyên nhân thường gặp nhất là dư thừa vitamin A do chế độ ăn có nhiều beta-carotene. Những thực phẩm giàu beta-carotene gồm gan, trứng, thịt, chế phẩm từ sữa, các loại rau, củ, quả có màu vàng, đỏ đậm như cà chua, cà rốt, đu đủ chín… hay rau xanh đậm như rau dền, rau ngót… Nếu bé bị vàng da do thừa beta-carotene, chỉ cần ngừng bổ sung thực phẩm giàu vitamin A là da sẽ hết vàng. Em nên xem lại chế độ ăn để điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, vẫn có những nguyên nhân khác gây vàng da ở trẻ. Em nên sắp xếp đưa bé đi khám để bác sĩ thăm khám và đánh giá toàn diện bé.

Về việc chậm mọc răng của con, em có thể theo dõi thêm 1-2 tháng. Nếu sau 12 tháng mà bé vẫn chưa mọc răng, em nên cho bé đi khám.

Về vấn đề sắt và canxi, nếu chế độ ăn và uống sữa của bé đã đủ theo nhu cầu hàng ngày [con em 10 tháng, mỗi ngày bé cần 11mg sắt, 260mg canxi] thì em không cần thiết phải bổ sung thêm.

Việc bé quấy khóc, khó ngủ vào ban đêm có rất nhiều nguyên nhân, không đơn thuần chỉ do thiếu vitamin D3.

Tóm lại, nếu sắp xếp được, em nên cho bé đi khám để bác sĩ đánh giá bé toàn diện, tìm hiểu chế độ ăn và nuôi dưỡng bé, nhờ đó đưa ra kế hoạch chăm sóc và theo dõi bé phù hợp nhất.

Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, em có thể gửi câu hỏi về cho chương trình hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 024 3872 3872 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Tình trạng vàng da ở người lớn có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm về gan mật, bệnh về máu,... Chính vì thế, nếu thấy da bị vàng hoặc có những thay đổi bất thường khác, người bệnh không nên chủ quan. Hãy đi khám sớm để được tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

1. Da bị vàng có nguy hiểm không?

Ở trẻ em, tình trạng vàng da sinh lý là do tăng bilirubin huyết và hiện tượng vàng da sinh lý này thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Đối với người lớn, da bị vàng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà mức độ vàng da và mức độ nguy hiểm của từng trường hợp bệnh nhân cũng khác nhau.

Da vàng có thể là do các bệnh lý về hồng cầu

  • Những nguyên nhân gây vàng da phổ biến nhất:

+ Do bệnh liên quan đến hồng cầu:

Một số bệnh về hồng cầu chính là nguyên nhân khiến cho sắc tố da thay đổi. Cụ thể là những căn bệnh này có thể khiến cho hồng cầu bị phá hủy nhanh chóng và đồng thời lượng bilirubin trong máu cũng tăng lên. Chỉ trong một thời gian ngắn, những tế bào gan không thể kịp thời chuyển hóa lượng bilirubin lớn bất thường này. Chính vì thế, dẫn đến tồn đọng bilirubin trong máu khiến da có màu vàng hơn bình thường.

+ Do bệnh liên quan đến tế bào gan

Đây được đánh giá là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng vàng da. Một số bệnh về gan như viêm gan, xơ gan hay ung thư gan có thể làm tổn thương tế bào gan, tăng nguy cơ tồn đọng bilirubin trong máu, từ đó khiến da người bệnh bị vàng. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như khó tiêu, mệt mỏi, đau bụng phải,…

Da bị vàng là do các bệnh về gan

+ Do bệnh về ống mật chủ

Tình trạng sỏi mật, tắc ống mật chủ,… có thể khiến cho dịch tràn ra và thẩm thấu vào máu dẫn tới vàng da. Bên cạnh đó, những trường hợp viêm tụy cấp, viêm túi mật, ung thư đầu tụy, ung thư túi mật,… cũng là nguyên nhân khiến da người bệnh vàng bất thường.

+ Do thuốc

Một số loại thuốc có thể gây viêm đường dẫn mật hoặc gây tổn thương đến tế bào gan sẽ khiến ứ đọng bilirubin trong máu và gây vàng da.

  • Dấu hiệu nhận biết da bị vàng

Ở giai đoạn đầu, tình trạng vàng da sẽ chưa rõ ràng và rất khó để nhận biết bệnh. Càng về sau thì những biểu hiện của bệnh sẽ trở nên rõ ràng hơn. Một số dấu hiệu nhận biết vàng da có thể kể đến là vết thâm tím, lòng bàn tay hoặc bàn chân có màu vàng, bên cạnh đó niêm mạc mắt và lưỡi bệnh nhân cũng có thể chuyển màu vàng, nước tiểu đậm màu hơn và phân lại có biểu hiện nhạt màu hơn.

Da lòng bàn tay bị vàng

Tuy nhiên, ngoài những triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ còn chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp siêu âm, xét nghiệm, chụp CT, chụp Cộng hưởng từ,… và một số xét nghiệm cần thiết khác để có được những chẩn đoán về bệnh chính xác nhất, từ đó lên phác đồ điều trị kịp thời.

Thông thường, đối với những bệnh nhân bị vàng da thì chỉ số Bilirubin trong máu sẽ tăng cao bất thường. Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý về gan mật thì chỉ số men gan cũng sẽ tăng cao hơn bình thường.

2. Phương pháp điều trị tình trạng da bị vàng

Để điều trị tình trạng da bị vàng, cần phải tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Một số trường hợp chỉ cần dùng thuốc, nhưng cũng có bệnh nhân buộc phải phẫu thuật mới có thể điều trị bệnh triệt để và cải thiện tình trạng vàng da. Dưới đây là những thông tin cụ thể về các phương pháp điều trị:

  • Đối với những trường hợp bị vàng da do viêm gan

Nếu bệnh nhân bị vàng da do các loại viêm gan, tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ hướng dẫn và chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc điều trị khác nhau. Trong đó bao gồm thuốc điều trị triệu chứng, thuốc ức chế virus hoặc một số loại thuốc tác động lên hệ miễn dịch để tăng cường khả năng chống lại virus của cơ thể. Bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ.

Sử dụng thuốc để điều trị tình trạng vàng da

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần áp dụng lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tránh xa những thực phẩm có hại cho gan như đồ ăn chứa nhiều mỡ, chứa nhiều chất béo, các loại bia rượu,… và chế độ nghỉ ngơi hợp lý, vận động, tập luyện khoa học để tăng cường sức khỏe, hồi phục gan nhanh chóng hơn và cải thiện triệu chứng vàng da.

  • Đối với những trường hợp bị bệnh về đường dẫn mật

Nếu mắc các bệnh về đường dẫn mật, điều đầu tiên bạn cần làm đó là điều trị dứt điểm căn bệnh này theo đúng với chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chú ý thường xuyên tẩy giun để tránh tình trạng sỏi mật do giun chui ống mật.

Với những trường hợp da bị vàng do các bệnh về hồng cầu, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Nếu vàng gan do một số loại thuốc, các bác sĩ sẽ cân nhắc và thay đổi thuốc điều trị cho bạn.

Tiêm vắc xin để phòng ngừa viêm gan

Để phòng tránh tình trạng vàng da, bạn nên lưu ý những điều sau:

- Phòng ngừa bệnh viêm gan bằng cách tiêm phòng viêm gan.

- Cẩn trọng trong quá trình ăn uống. Chẳng hạn như lựa chọn thực phẩm sạch, thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn chung đồ ăn với người khác,…

- Bên cạnh đó, không nên tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hay vết thương hở với người khác để tránh nguy cơ bị lây bệnh.

- Hạn chế uống nhiều bia rượu để tránh nguy cơ tổn thương gan.

- Không nên sử dụng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về tình trạng da bị vàng và cách điều trị hiệu quả. Lời khuyên cho bạn là không nên chủ quan mà cần đi khám ngay khi có biểu hiện bất thường để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Mọi thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch khám sớm với các chuyên gia đầu ngành, mời quý khách liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo Hotline 1900 56 56 56.

Lòng bàn chân vàng là bệnh gì?

Vàng da lòng bàn tay bàn chân nguyên nhân do đâu? Vàng da lòng bàn tay bàn chân có thể là do sắc tố mật tăng trong máu. Sắc tố này có tên gọi khoa học là bilirubin. Khi mắc phải tình trạng này, không chỉ da lòng bàn tay mà cả lòng bàn chân, niêm mạc lưỡi và mắt đều có màu vàng, bệnh này gọi chung là bệnh lý vàng da.

Lòng bàn tay đỏ hồng là bệnh gì?

Lòng bàn tay hồng hào được xem là dấu hiệu cho thấy gan đang hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu lòng bàn tay da đóng vảy, mảng hoặc đốm đỏ, hãy cẩn thận vì đây có thể là lời cầu cứu từ lá gan. Các triệu chứng cảnh báo này thường xuất hiện ở gan bàn tay, bề mặt lòng bàn tay, phần gốc của ngón tay.

Tại sao da tay bị vàng?

Da bị vàng [da, gan bàn chân, bàn tay và cả niêm mạc mắt, lưỡi vàng] là do sắc tố mật [bilirubin] tăng ở trong máu. Với trẻ sơ sinh, một số bị vàng da được gọi là vàng da sơ sinh [vàng da sinh lý] do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25-30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng.

Vàng bàn chân là bệnh gì?

Da ở chân có màu vàng chứng tỏ quá trình chuyển hóa các chất ở gan không ổn, đặc biệt là bilirubin. Khi bị dư thừa, bilirubin sẽ đi vào máu và có biểu hiện ngả vàng qua da. Nếu bàn chân có hiện tượng phù nề rõ ràng và dần trở nên nặng hơn, bạn cần hết sức cảnh giác.

Chủ Đề