Lớp 10 học gì

Chương trình lớp 10 mới: Rối rắm khi chọn môn học

Thay vì 13 môn như hiện nay, học sinh lớp 10 sẽ chỉ học 12 môn, trong đó có 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn; có 100 cách chọn tổ hợp môn học khiến học sinh, giáo viên đều bối rối

  • Đạt điểm cao môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10, học sinh cần làm gì?

  • TP HCM: Những học sinh nào được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập?

  • Cân nhắc giảm tải đề thi vào lớp 10

  • Thí sinh Hà Nội thi 3 môn vào lớp 10

Từ năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ áp dụng cho bậc THPT. Theo đó, học sinh [HS] lớp 10 phải học 7 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh, hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương.

Khó từ chọn môn đến sắp xếp giáo viên

Các môn học tự chọn gồm: tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2. Ba nhóm môn học để lựa chọn 5 môn gồm: khoa học xã hội [lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật]; khoa học tự nhiên [vật lý, hóa học, sinh học]; công nghệ và nghệ thuật [công nghệ, tin học, nghệ thuật].

Học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Quý Đôn [quận 11, TP HCM] trong giờ học. Sang năm, các em sẽ lên lớp 10 với chương trình mới .[Ảnh: TẤN THẠNH]

Riêng môn nghệ thuật, gồm hai phân môn âm nhạc và mỹ thuật, thì HS được chọn một trong hai phân môn [tính là 1 môn]. Trừ ngoại ngữ, tất cả môn học đều xây dựng các cụm chuyên đề. Mỗi học sinh sẽ phải chọn để học 3 cụm chuyên đề cùng với các môn học bắt buộc và môn học lựa chọn.

Với việc tổ chức chương trình và phân phối các môn học như trên, sẽ có đến hơn 100 cách cho HS lựa chọn. Vì quá nhiều sự lựa chọn nên dẫn đến tình trạng sẽ có những môn/tổ hợp môn nhiều HS lựa chọn và ngược lại. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng thừa/thiếu giáo viên [GV] tương ứng với số môn/tổ hợp môn mà HS đã lựa chọn.

Ông Hoàng Sơn Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh [quận Tân Bình, TP HCM], cho biết có đến hơn 100 cách lựa chọn môn/tổ hợp môn, song tính chặt chẽ lại thì cũng chỉ có khoảng 10 môn/tổ hợp môn chính, trong khi chỉ 10 phương án lựa chọn đó cũng đã đủ rối. Theo ông Hải, trong thực tế, chỉ một số trường THPT tốp đầu tại TP HCM mới cho HS phân ban ngay từ lớp 10 nên việc lựa chọn tổ hợp môn sẽ thuận lợi hơn các trường khác. Trong khi đó, hầu hết các trường đều chưa để HS thực hiện học phân ban ngay từ lớp 10, bởi lẽ các em còn chưa biết mình có năng lực ở ban nào. Có những em dù đã chọn ban này nhưng có thể học kỳ II đổi sang ban khác.

Chuyện HS được chọn các tổ hợp môn trong rất nhiều tổ hợp sẽ kéo theo khó khăn về đội ngũ GV. Theo ông Hải, khó khăn chung ở các trường THPT hiện nay khi thực hiện chương trình mới trong năm học sắp tới đây là vấn đề đội ngũ GV.

"Nhân sự sẽ phải tính toán và sắp xếp lại rất nhiều. Chắc chắn sẽ có những tổ hợp môn thiếu GV, như các môn mỹ thuật, âm nhạc, công nghệ, công nghiệp… Dù công nghiệp không phải là môn học mới nhưng vì xưa nay không có GV dạy nên vẫn tính là khó khăn khi không có nhân sự" - ông Hải cho biết.

Trường sư phạm không theo kịp

Theo bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân [quận 1, TP HCM], băn khoăn của trường không phải ở việc HS chọn quá nhiều tổ hợp môn để gây nên xáo trộn. Thực tế, trước đây, trong việc để HS lựa chọn ban và xếp lớp, nhà trường đều xây dựng 2 phương án, phương án 1 không được thì thực hiện phương án 2. Băn khoăn hiện nay là nhà trường lo lắng HS sẽ lựa chọn môn tin học nhiều và bỏ rơi môn công nghệ, trong khi đây là môn học có hướng phát triển rất tốt. Một khó khăn nữa là việc tìm GV dạy âm nhạc, mỹ thuật không dễ.

"Chúng tôi đã tính đến phương án mời GV dạy tiểu học nhưng có bằng ĐH về dạy âm nhạc để có sự bài bản, chuyên nghiệp và năm sau mới thực hiện. Trong năm đầu tiên, trường chỉ thực hiện dạy mỹ thuật. Khi làm tốt một môn mới có nhiều kinh nghiệm để giảng dạy thêm môn âm nhạc" - bà Dung nói.

Tại cuộc họp mới đây với Bộ GD-ĐT, nhiều lãnh đạo Sở GD-ĐT đã lên tiếng về việc thiếu GV các môn nghệ thuật, gồm âm nhạc và mỹ thuật. Đây là những môn học lần đầu xuất hiện trong chương trình lớp 10. Những năm trước đây, các trường không dạy môn này, vì thế đều không có GV âm nhạc, mỹ thuật trong biên chế. Tuy nhiên, trong năm học mới, nếu không tuyển GV nghệ thuật, trường có thể không đáp ứng được nhu cầu của HS. Thời gian từ nay đến năm học mới chỉ còn 5 tháng, nếu không có đủ GV, các trường sẽ khó đáp ứng được chất lượng chương trình.

Cô Nguyễn Thu Thủy - GV một trường THPT tại quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội - dự báo khi triển khai, chương trình THPT mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo cô Thủy, hiện các trường sư phạm vẫn đào tạo theo chương trình hiện hành chứ chưa triển khai theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong khi đó, đội ngũ dạy theo chương trình mới cần được đào tạo, bồi dưỡng rất sát sao mới có thể triển khai hiệu quả.

Đó là chưa nói chương trình mới có hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương… Theo cô Thủy, đây là những môn học mới, các trường sư phạm chưa có khoa đào tạo GV cho những môn này mà cũng chưa có GV nên sẽ rất khó khăn.

Lo cho môn lịch sử, địa lý

Để khắc phục tình trạng thừa - thiếu GV có thể xảy ra, hiệu trưởng một trường tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội cho hay dựa trên số lượng GV hiện có, trường này đang xây dựng 6 tổ hợp cho HS lựa chọn. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng việc này chỉ là giải pháp tình thế vì nó trái với tinh thần của chương trình phổ thông mới - cho HS được chọn môn theo sở thích, năng lực.

Nhà giáo này cũng băn khoăn về một thực tế nữa có thể xảy ra. Đó là môn lịch sử có khả năng bị "xóa trắng" ở nhiều trường có thế mạnh về khoa học tự nhiên. "Trong khi các nước trên thế giới rất đề cao môn lịch sử, địa lý thì Việt Nam lại đưa 2 môn này vào danh sách các môn tự chọn. Tôi rất buồn vì điều này" - ông bày tỏ.

Yến Anh - Đặng Trinh

Khi các em học sinh bước lên cấp 3 là 1 cánh cửa mới hoàn toàn mở ra. Không còn là thời vừa học, vừa chơi, vui tươi hồn nhiên nữa. Mà lúc này các em học sinh đang bước vào chặng đường định hướng tương lai của mình. Bắt đầu có những áp lực từ kết quả học tập, chọn những môn học chuyên, chọn khối thi, chọn trường đại học, chọn chuyên ngành,… Và đối với những em học sinh chưa tìm hiểu về chương trình học lớp 10 hoặc tìm hiểu chưa kĩ thì có thể tham khảo bài viết đây. Mình sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến vấn đề lớp 10 học những môn gì để các bạn tiện tham khảo.

Chương trình học lớp 10

Theo chương trình học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì hiện nay lớp 10 học các môn như sau: Môn Toán, Môn Vật Lí, Môn Hóa, Ngữ Văn, Môn Lịch Sử, Môn Địa Lí, Môn Sinh, Môn Anh, Môn Giáo dục công dân, Môn Công nghệ, Môn Giáo dục quốc phòng.

So với chương trình học ở cấp 2 thì khi lên cấp 3 chương trình học cũng không có nhiều thay đổi vẫn có những môn học cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh. Thế nhưng điểm khác biệt lớn nhất mà chúng ta có thể kể đến đó chính là nội dung chương trình học. Đó mới là vấn đề đề khiến nhiều em học sinh hoang mang cũng như khó có thể theo kịp ngay từ đầu năm lớp 10. Vì thế cho nên, các em học sinh khi chuẩn bị bước lên lớp 10 cần đầu tư thời gian nhiều để có thể để tìm hiểu tổng quan chương trình học lớp 10. Để từ đó có cái nhìn khái quát hơn về những môn cần học cũng như những vấn đề có thể gặp phải để có thể để biết trước và có sự chuẩn bị chu đáo.

Lớp 10 học những môn gì

Những khó khăn khi lên lớp 10

Khi chúng ta bắt đầu nói đến chủ đề những khó khăn khi lên lớp 10 vậy thì điều đầu tiên phải kể đến chắc chắn đó sẽ là sự thay đổi về tâm sinh lý của các em. Ở độ tuổi 13, 14 thì các em học sinh hầu như đang trong độ tuổi dậy thì thế nên nên chính vì những sự thay đổi về tâm sinh lý kết hợp với một chương trình học khá là nặng nó tạo ra nhiều áp lực cũng như khó khăn mà các em học sinh phải chấp nhận.

Khó khăn tiếp theo đó chính là một môi trường học mới, những thầy cô giáo mới, những người bạn mới, những chương trình học mới. Tất cả mọi thứ quá mới mẻ đối với các bạn học sinh khi lên lớp 10 vì thế không lạ lẫm gì nếu bắt gặp hình ảnh các em học sinh mất một khoảng thời gian để có thể làm quen với những thứ đó.

Và khó khăn tiếp theo chắc chắn xuất phát từ chính chương trình học. Không còn là những bài toán chỉ cần áp dụng công thức cũng không còn những bài văn ngắn, dễ hiểu như trước kia mà giờ đây là những công thức, những định lý, những vấn đề khó hơn, cần sự tư duy, logic nhiều hơn. Những tác phẩm văn học dài hơn, khó hơn, sử dụng những phương pháp làm văn phức tạp hơn. Và tất cả những điều đó đều trở thành những khó khăn, thử thách đối với các em học sinh.

Để học tốt chương trình lớp 10

Qua những phân tích về chương trình học cũng như những khó khăn ăn khi lên lớp 10 để từ đó chúng ta cùng nhau tìm ra những phương pháp giúp các em học tốt chương trình học này. Những phương pháp được đưa ra dưới đây chủ yếu là để giải quyết chính những khó khăn mà các em gặp phải thế nên nên hy vọng rằng các em có thể tham khảo và áp dụng được một trong số những phương pháp dưới đây.

Đầu tiên, khi các em gặp phải vấn đề về sự thay đổi của tâm sinh lý, có thể sẽ khiến các em trở nên nóng tính, dễ cáu gắt, ham vui, không chú tâm vào việc học hoặc có những tình cảm đối với những bạn khác giới. Đó hoàn toàn là những diễn biến tâm lý hết sức bình thường thế nhưng để cân bằng giữa việc học và những vấn đề khác thì các em cần phải làm chủ được cảm xúc của chính mình, làm chủ được những suy nghĩ của mình để có thể học tốt chương trình học lớp 10. Nếu như gặp bất kỳ một vấn đề gì không tìm ra được hướng giải quyết thì các bạn có thể tìm tới sự giúp đỡ của những người bạn, những anh chị khóa trên thân thiết hoặc sự giúp đỡ của thầy cô giáo cũng như người thân. Tất cả mọi người luôn sẵn lòng giúp đỡ các em vì thế khi gặp vấn đề thì các em đừng ngại và hãy chia sẻ vấn đề để được mọi người giúp đỡ.

Lớp 10 học những môn gì

Đối với khó khăn đến từ trường học mới, lớp học mới, bạn bè mới, thầy cô mới, chương trình học mới thì các em muốn làm quen dần được với những điều trên chỉ có một cách duy nhất đó là đầu tư thời gian. Chỉ có thời gian mới có thể giúp được các em biến những thứ lạ lẫm, mới mẻ kia trở thành thân quen và xóa đi những cảm xúc sao lạ.

Các em học sinh dễ gặp phải vấn đề liên quan đến chương trình học. Thế nên đối với chương trình học lớp 10 các em cần phải lựa chọn phương pháp học phù hợp, sắp xếp cho mình kế hoạch học tập phù hợp cũng như thành lập cho mình một nhóm các bạn cùng nhau học bài. Kết hợp với đó là dành nhiều thời gian ở nhà để có thể ôn tập lại kiến thức, làm bài tập cũng như xem bài trước để có thể để hiểu và nắm được kiến thức một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Tóm lại, khi lên lớp 10, các môn sẽ học thì không có thay đổi gì nhiều so với lớp 9, vẫn bao gồm những môn học cơ bản. Vậy nên, các em hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý tốt, một tinh thần thoải mái để đơn nhận những điều mới mẻ sắp tới. Và hãy chú ý đến chương trình học lớp 10 cũng như lớp 11, lớp 12 để chuẩn bị có kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng cuối năm lớp 12.

Xem thêm: Lớp 8 môn nào học khó nhất

Video liên quan

Chủ Đề