Lực lượng nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa hương khê được chia thành bao nhiêu thứ quân (đơn vị)?

Chuyên mụcNgày này năm xưasố ra ngày 28-12-2021 cũng đượcBáo Quân đội nhân dân Điện tửthực hiện dưới hình thức các tác phẩmphát thanh podcasttại đâyvà video clip trênChuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày28-12

Sự kiện trong nước

- Phan Đình Phùng sinh năm 1844, quê ở tỉnh Hà Tĩnh, mất ngày 28-12-1895.

Chân dụng cụ Phan Đình Phùng. Ảnh tư liệu

Ông đỗ tiến sĩ và làm quan dưới thời Vua Tự Đức. Năm 1885, hưởng ứng Chiếu Cần Vương của Vua Hàm Nghi, ông đã tập hợp nghĩa quân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, căn cứ ở vùng rừng núi Hương Sơn, Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo kéo dài gần 10 năm, tiêu biểu cho phong trào Văn Thân chống Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

- Lương Định Của sinh năm 1921, quê ở Sóc Trăng, qua đời ngày 28-12-1975 tại Hà Nội.

Nhà bác học Lương Định Của

Ông đỗ Tiến sĩ nông học ở Nhật Bản. Năm 1954, ông cùng gia đình về miền Nam, rồi ra chiến khu và tập kết ra Bắc. Ông đã làm việc ở Viện Khảo cứu nông lâm, Trường Đại học Nông nghiệp, Viện Lương thực và cây thực phẩm. Là một nhà di truyền học, Lương Định Của đã lai tạo thành công nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, ngắn ngày, chịu ngập nước và những cây ăn quả. Bà con nông dân rất quý mến ông, lấy tên ông đặt cho các giống cây mới như: "Lúa ông Của", "Táo ông Của", "Cà chua ông Của". Ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

- Ngày 28-12-1989, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 8 đã thông qua Luật Báo chí.

Nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử tác nghiệp tại Tiểu khu 67, xã Phong Xuân [Phong Điền, Thừa Thiên Huế] tháng 10-2020. Ảnh: Tuấn Sơn

Nội dung chủ yếu của Luật quy định: Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí; tổ chức báo chí và nhà báo; quản lý Nhà nước về báo chí và xử lý các vi phạm.

Sự kiện quốc tế

- Kỹ sư Gustave Eiffel mất ngày 28-12-1923, hưởng thọ 91 tuổi. Ông sinh năm 1832 ở Dijon [Pháp]. Là kỹ sư cơ khí, Gustave Eiffelthực hiện gian hàng triển lãm máy móc trong cuộc đấu xảo thế giới năm 1867 về xây cất cầu cống.

Kỹ sư Gustave Eiffel. Ảnh tư liệu

Năm 1886 ông đề nghị dựng một cái tháp bằng thép tại Pari. Khi hoàn thành, tháp cao nhất thế giới lúc đó - 300,65 mét đã mang tên ông: Tháp Eiffel. Tháp Eiffelbây giờ là biểu tượng của thủ đô Pari.

- Sergey Aleksandrovich Yesenin - nhà thơ lớn Nga, sinh ngày 3-10-1895. Từ năm 1924 là mốc đánh dấu cao trào sáng tác của ông. Nội dung thơ ca của Yeseninthấm nhuần tư tưởng xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Các tác phẩm lớn của ông gồm có: "Nước Nga Xô Viết", "Thơ tứ tuyệt", "Trường ca Anna Xênhêghina", "Bài ca về cuộc hành quân vĩ đại", "Giai điệu Ba Tư"...

Sergey Aleksandrovich Yesenin [1895-1925]

Ông được coi là nhà thơ trữ tình tinh tế và thực sự trở thành tài sản quý giá của nước Nga. Ông mất ngày 28-12-1925.

Theo dấu chân Người

- Ngày 28-12-1919, mật thám Pháp theo dõi cho biết Nguyễn Ái Quốc vẫn thường xuyên mua các tờ báo cánh tả như “L’ Humanité” [Nhân Đạo] và “Journal du Peuple”[Nhật báo Dân chúng] và luôn sử dụng tàu điện ngầm để thoát ra khỏi sự bám đuổi của mật thám.

- Ngày 28-12-1922, báo cáo theo dõi của mật thám Pháp cho biết Nguyễn Ái Quốc đã gặp Uylixơ Lơrisơ [Ulisse Leriche] là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp trong Ban Biên tập tờ “L’ Humanité” và là Trưởng ban Nghiên cứu Thuộc địa của Đảng.

- Ngày 28-12-1932, liên quan đến “Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”, Tống Văn Sơ được đưa ra khỏi bệnh viện và được tự do theo sự phán xét của Tòa án, tuy nhiên thực dân Pháp vẫn bám sát theo dõi. Chỉ nhờ sự giúp đỡ tận tình của gia đình Luật sư Lôdơbi, nhà cách mạng Việt Nam mới thoát.

Tống Văn Sơ [Nguyễn Ái Quốc], năm 1931 [Ảnh tư liệu: baotanglichsu.vn]

- Ngày 28-12-1946, Bác viết “Thư gửi anh em Hoa kiều” nhằm bày tỏ sự thông cảm đối với tầng lớp xã hội này trong thời thuộc địa đồng thời biểu dương: “Trong cơn hoạn nạn, Hoa Việt, anh em cảm tình càng nồng, đoàn kết càng chặt”.

Trong “Nhật ký của một bộ trưởng” ông Lê Văn Hiến chép: Ngày 28-12-1946... Được thư Cụ dặn cho Vũ Đình Huỳnh ra phụ trách chăm sóc tù binh Pháp, trong thơ dặn kỹ về sự đối đãi tù binh và thường dân. Theo ý Cụ phải chăm sóc hết sức chu đáo và đối đãi thật nhã nhặn để tỏ sự ân cần của ta đối với người Pháp, và cũng để cho họ thấy rõ sở dĩ ta chiến đấu là vì tiền đồ của quốc gia và dân tộc Việt Nam, chớ vốn không có ý ghét bỏ người Pháp... Ta có thể chịu kham khổ được nhưng đối với họ phải rộng rãi hơn. Còn trong thư gửi Chánh Văn phòng Hoàng Hữu Nam, Bác nhắc: cần có sự giúp đỡ để Hội nghị trí thức và quan lại cũ thành công.

- Ngày 28-12-1951, trong bài báo “Nhi đồng xã Hiệp Hoà” đăng trên Báo Cứu Quốc, Bác kết luận: “Nếu được cán bộ, thanh niên và phụ nữ khéo tổ chức và hướng dẫn phong trào Trần Quốc Toản chắc sẽ lan rộng và lên cao”.

Bác Hồ vui múa hát với các cháu thiếu nhi tại vườn Phủ Chủ tịch nhân Ngày quốc tế Thiếu nhi 1-6-1960. Ảnh: TTXVN

- Ngày 28-12-1954, Bác viết bài “Thuần phong mỹ tục” đăng trên Báo Nhân Dân nêu vấn đề: Cần phải giữ gìn nền nếp, khuyên dân ta ăn nói cho đúng với thuần phong mỹ tục, bỏ lối xưng hô coi rẻ như thời đế quốc, phong kiến.

- Ngày 28-12-1959, Bác tiếp tục dự phiên họp toàn thể của Quốc hội. Sau khi nghe Thư ký đoàn đọc lá thư của một công nhân Sài Gòn gửi Quốc hội nhiệt liệt hoan nghênh bản Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, Bác cho rằng: “Có thể nói đồng bào miền Nam thông qua bản Hiến pháp mới của chúng ta”.

- Ngày 28-12-1962, Bác viết bài “Phải thật sự bảo đảm quyền lợi của phụ nữ” đăng trên áo Nhân Dân” nhấn mạnh: “Lợi quyền của phụ nữ cần được thật sự bảo đảm. Bản thân phụ nữ thì phải đấu tranh tự cường tự lập để giữ lấy lợi quyền của mình”.

Bác Hồ với chị em phụ nữ đồng bào dân tộc. Ảnh tư liệu

- Ngày 28-12-1967, tham dự cuộc họp của Bộ Chính trị quyết định chủ trương mở đợt Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân [1968]. Bác chỉ thị: “Kế hoạch phải thật tỉ mỉ. Hợp đồng phải thật khớp. Bí mật phải thật tuyệt đối. Hành động phải thật kiên quyết. Cán bộ phải thật gương mẫu”.

[Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, 2010]

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

“Gia đình là hạt nhân của xã hội”.

[Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd,t.13, tr.523.]

Trích trong bài viết “Phải thật sự bảo đảm quyền lợi của phụ nữ” Hồ Chí Minh viết, đăng trên Báo Nhân Dân, số 3199, ngày 28-12-1962.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình, bởi theo Bác nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Vậy nên, quan tâm đến gia đình nhỏ trước tiên là phải thực hiện nam - nữ bình quyền. Với quan điểm đó, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, vấn đề gia đình đã được Hiến pháp đầu tiên của nước ta thông qua với nhiều điểm tiến bộ. Trong quan hệ gia đình, nam - nữ bình đẳng như nhau, chế độ hôn nhân được pháp luật quy định là một vợ một chồng...

Bác Hồ thăm các gia đình công nhân trường Cán bộ công đoàn năm 1961. Ảnh tư liệu
Bác Hồ đến thăm gia đình đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc. Ảnh tư liệu

Trải qua các thời kỳ lịch sử, quan hệ gia đình ngày càng được củng cố và hoàn thiện góp phần thúc đẩy việc hình thành và từng bước hoàn thiện quyền dân chủ trong quan hệ gia đình ở Việt Nam, trở thành môi trường tốt để giáo dục nhân cách con người, là cơ sở để xây dựng đời sống mới của xã hội mới, trở thành hạt nhân của xã hội Việt Nam.

Cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con cái là hạnh phúc của vợ chồng Trung úy QNCN Nguyễn Phương Nam và Trung úy QNCN Lê Thị Kim Tuyền [thuộc Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh].

Đảng ta nhấn mạnh: Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội. Như vậy, gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội, mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nên nhân cách con người. Gia đình giữ vai trò đặc biệt quan trọng tới số lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia. Gia đình không chỉ dừng lại ở việc duy trì nòi giống, mà quan trọng hơn, gia đình phải trở thành môi trường tốt, đầu tiên để giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách con người.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Ngày 28-12-2007, trang nhất Báo Quân đội nhân dân đăngtrang trọng bài viết về "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"

DUY HOÀN [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề