Lượng hb trung bình hc mch có sao ko

Em đi khám sức khỏe sinh sản và làm các xét nghiệm trong đó tất cả các kết quả về sinh hoá, nội tiết đều bình thường. Còn về xét nghiệm huyết học thì có MCV, MCH thấp. Bác sĩ khuyên cả chồng em cũng nên làm xét nghiệm huyết học để xem MCV, MCH của chồng em có thấp không vì sợ cả vợ chồng đều thấp thì có con sẽ bị bệnh tan máu bẩm sinh. Vậy bác cho em hỏi chỉ số MCV, MCH thấp cải thiện như thế nào? Nếu chồng em làm xét nghiệm cũng bị như em thì phải làm sao ạ? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tâm Lý - Bác sĩ lâm sàng - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Chỉ số MCV, MCH thấp cải thiện như thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Chỉ số MCV [Mean Corpuscular Volume] phản ánh thể tích trung bình hồng cầu trong máu. Chỉ số MCH [Mean Corpuscular Hemoglobin] phản ánh lượng huyết sắc tố trung bình có trong một tế bào hồng cầu của cơ thể. MCV, MCH thấp thể hiện tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể do thiếu máu thiếu sắt, bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia hoặc bệnh lý hemoglobin khác. Cần phải xác định nguyên nhân cụ thể thì mới có thể có biện pháp can thiệp phù hợp.

Tại Việt Nam, bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia là bệnh di truyền hay gặp, tỷ lệ mang gen thalassemia [bệnh tan máu bẩm sinh] ở người Kinh vào khoảng 2 - 4%, các dân tộc thiểu số sống ở miền núi, tỷ lệ này rất cao: Khoảng 22% đối với dân tộc Mường, và trên 40% ở dân tộc Êđê , Tày,Thái... Người mẹ có tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ có thể mắc bệnh thiếu máu Thalassemia dạng tiềm ẩn [hay còn gọi mang gen lặn]. Nếu người cha cũng bị tình trạng như thế thì khả năng thai nhi mắc bệnh Thalassemia [thiếu máu tán huyết] là 25% và sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ.

Nếu cả vợ và chồng đều có chỉ số MCV, MCH thấp thì 2 vợ chồng bạn nên khám, tư vấn chuyên khoa huyết học làm các xét nghiệm xác định chính xác nguyên nhân của tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì. Nếu do nguyên nhân di truyền thì cần tư vấn các bác sĩ di truyền và cân nhắc kĩ thuật sàng lọc di truyền trước làm tổ để lựa chọn các phôi khỏe mạnh.

Nếu bạn còn thắc mắc về chỉ số MCV, MCH thấp, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Xét nghiệm MCH là gì? Chỉ số MCH [Mean Corpuscular Hemoglobin] là số lượng huyết sắc tố trung bình được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu của cơ thể. Dưới đây là những thông tin hữu ích bạn đọc có thể tham khảo.

1. Xét nghiệm mch là gì?

Ở người trưởng thành, chỉ số MCH bình thường rơi vào khoảng từ 27 – 33 picogram [pg] trên mỗi tế bào. Một người được coi là có chỉ số MCH thấp nếu dưới 26 pg/tế bào và được coi là có chỉ số MCH cao nếu bằng hoặc trên 34 pg/tế bào.

2. Chỉ số MCH thấp nói lên điều gì?

Chỉ số MCH thấp có thể do lượng sắt thấp trong máu. Cơ thể bạn sử dụng sắt để tạo ra huyết sắc tố. Nếu như cơ thể hết chất sắt, thiếu máu do thiếu sắt gây ra có thể gây mức MCH thấp. Loại thiếu máu này thường phổ biến hơn ở những người ăn chay hoặc bị thiếu dinh dưỡng.

Xét nghiệm mch cần thiết trong chẩn đoán phát hiện tình trạng thiếu máu

Một vài trường hợp có mức MCH thấp như: thời kì kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài, người từng phẫu thuật dạ dày, người mắc bệnh Celiac…làm cho cơ thể không hấp thụ được sắt đúng cách.

Mức MCH thấp cũng có thể xảy ra do cơ thể thiếu một số vitamin quan trọng. Những người không có đủ vitamin B như folate và B12 có thể có mức MCH thấp.

Khi người có MCH thấp thường không có biểu hiện ban đầu. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc giảm thấp quá thấp, các biểu hiện thường là: khó thở, mệt mỏi, chóng mặt, da có thể trở nên nhợt nhạt bầm tím.

3. Chỉ số MCH cao nói lên điều gì?

Chỉ số MCH cao thường là dấu hiệu của bệnh thiếu máu ác tính. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào máu quá lớn, có thể là kết quả của việc không có đủ vitamin B12 hoặc acid folic trong cơ thể.

Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ thực hiện xét nghiệm MCH chính xác hiệu quả

Mức MCH cao cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như bệnh gan, tuyến giáp hoạt động quá mức, lạm dụng rượu, các biến chứng từ một số bệnh ung thư, biến chứng từ nhiễm trùng, uống quá nhiều thuốc có chứa estrogen.

Các triệu chứng khi mức MCH tăng cao là mệt mỏi, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, móng nứt gãy, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, gặp vấn đề về tiêu hóa, giảm cân,…

Khi có triệu chứng của mức MCH thấp hoặc cao, bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sỹ tìm hiểu nguyên nhân, có phương pháp can thiệp điều trị thích hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Lượng Hb trung bình HC MCH thấp là gì?

Chỉ số MCH thấp có thể do lượng sắt thấp trong máu. Cơ thể bạn sử dụng sắt để tạo ra huyết sắc tố. Nếu như cơ thể hết chất sắt, thiếu máu do thiếu sắt gây ra có thể gây mức MCH thấp. Loại thiếu máu này thường phổ biến hơn ở những người ăn chay hoặc bị thiếu dinh dưỡng.

Chỉ số MCV và MCH bao nhiêu là bình thường?

Giới hạn bình thường của MCH: 28 - 32 pg. Chỉ số MCH thấp nếu nhỏ hơn 28 pg và cao nếu ở mức lớn hơn 32 pg. Giới hạn bình thường của MCV là 85 - 95 fl.

Chỉ số MCH thấp là bệnh gì?

Chỉ số MCH dưới 26 pg/tế bào cảnh báo tình trạng thiếu sắt trong máu. Sắt có vai trò tạo ra huyết sắc tố. Khi cơ thể thiếu chất sắt, chỉ số MCH trong máu sẽ thấp. Tình trạng này thường xảy ra ở người bị thiếu dinh dưỡng hoặc đang thực hiện một chế độ ăn chay.

MCH thấp có ảnh hưởng gì không?

Chỉ số MCH thấp thường ít biểu hiện một triệu chứng nào cụ thể ra bên ngoài. Nếu chỉ số này bị thiếu hụt trong thời gian dài hoặc là giảm đột ngột xuống mức quá thấp thì có thể biểu hiện các dấu hiệu thiếu máu nặng như khó thở, chóng mặt, mệt mỏi,da xanh xao, nhợt nhạt, thậm chí bầm tím.

Chủ Đề