Luyện tập thao tác lập luận so sánh Sách Giáo khoa

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

Tâm trạng của nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thể, tóc đà khác bao

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

[Hạ Tri Chương - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê- bán dịch của Phạm Sĩ Vĩ]

Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi,

Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai

Nền nhà nay dựng cơ quan mới

Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người.

[Chế Lan Viên - Trở lại An Nhơn]

Lời giải chi tiết:

- Điểm giống nhau: Cả hai người đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở vể lúc tuổi đã cao.Khi trở về, cả hai đều trở thành "người xa lạ" trên chính nơi mình đã sinh ra.

+ Hạ Tri Chương viết: "Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?",Vì không còn ai nhận ra mình là người cùng quê cả.

+ Chế Lan Viên viết: "Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người", vì quê hương đã biến đổi quá nhiều sau chiến tranh, không còn cảnh cũ, người xưa nữa.

=> Cảm xúc chung: ngậm ngùi, tiếc nuối, man mác buồn.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả.

Lời giải chi tiết:

- Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả.

+ Trong câu văn này, mùa xuân và mùa thu là những hình ảnh ẩn dụ.Mùa xuân, mùa thu ở đây chỉ các giai đoạn khác nhau: Ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được nhiều quả ngọt.

+ Chuyện học hành cũng vậy. Cùng với thời gian tích luỹ kiến thức, người học rồi sẽ tiến bộ dần và rồi sẽ thành công. Đây là một câu so sánh để ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 [trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự tình [bài I] và Chiều hôm nhớ nhà.

Lời giải chi tiết:

a. Tương đồng

Hai bài thơ có nhiều điểm tương đồng: Cùng là thể thơ thất ngôn bát cú, cả hai bài đều gieo vần chặt chẽ và đều tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối [câu 3, 4 và câu 5, 6].

b. Khác biệt

Nhưng hai bài thơ có nhiều điểm khác nhau, nhất là cách dùng từ:

+ Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều những từ ngữ trong ngôn ngữ hằng ngày [tiếng gà "văng vẳng", mõ thảm, chuông sầu, những tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm,...] kể cả những chữ rất khó dùng ["cớ sao om", "duyên mõm mòm", "già tom"]. Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt: "Tài tử văn nhân ai đó tá?"

+ Trong khi đó bài thơ cúa Bà Huyện Thanh Quan lại dùng nhiều từ Hán Việt: Hoàng hôn, "ngư ông", "viễn phố", "mục tử", "cô thôn", "lữ thứ", "hàn ôn",... Nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như "ngàn mai", "dặm liễu".

c. Sự khác nhau nêu trên tạo ra sự khác nhau về phong cách:

+ Bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách gần gũi với đám đông, tuy có xót xa nhưng vẫn có những nét tinh nghịch.

+ Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang phong cách đài các, trang nhã. Đó là tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.

=> Mỗi bài thơ độc đáo và hay theo những cách riêng.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 [trang 117 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

Tự chọn đề tài, viết đoạn văn so sánh.

Lời giải chi tiết:

"Lời chào cao hơn mâm cỗ" hàm ý câu chào hỏi rất quan trọng, rất tình nghĩa, còn quý hơn cả việc mời nhau đến ăn uống tiệc tùng. "Lời chào cao hơn mâm cỗ" ý muốn nói đến phép lễ nghĩa hơn cái ăn. Sâu hơn là nhân cách của con người cao hơn "vật chất". Mâm cỗ có đầy, có sang trọng mới thể hiện được sự no đủ và hiếu khách của chủ nhà. Lời chào có nồng nhiệt, thân thiện mới chứng tỏ phẩm chất một ngưới có phép tắc, lễ nghĩa với một nền giáo dục tốt, và đậm chất văn hóa của dân tộc. Mâm cỗ là sự no đủ về vật chất, lời chào thể hiện cho sự thân thiện giữa người với người. Lời chào là "phương tiện" tình cảm mang hơi thở của xã hội.

Loigiaihay.com

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Câu 1. Tâm trạng của nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ:

Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi?

[Hạ Tri Chương, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê]

Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi,
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người

[Chế Lan Viên, Trở lại An Nhơn]

Gợi ý:

- Giống nhau: Nhân vật trữ tình trong hai bài thơ đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc đã có tuổi. Và khi về quê đều trở thành “người xa lạ” ngay trên chính quê hương của mình. Cả hai nhà thơ đều cảm thấy ngậm ngùi, xúc động sau nhiều năm trở về quê hương.

- Khác nhau:

  • Hạ Tri Chương viết: “Hỏi rằng: Khách à chốn nào lại chơi?”: Không còn ai nhận ra mình là người cùng quê.
  • Chế Lan Viên viết: “Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người”: Quê hương đã biến đổi quá nhiều sau chiến tranh, khiến cho tác giả không còn nhận ra.

Câu 2. Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả.

  • Đối tượng so sánh: học - trồng cây
  • Mùa xuân, mùa thu là quá trình học tập; còn hoa, quả là kết quả thu được sau khi học tập.
  • Ý nghĩa của việc so sánh: Lời nhắc nhở con người cần phải cố gắng học tập, kiên trì trau dồi kiến thức và kĩ năng thì mới có thể đạt được kết quả tốt.

Câu 3. So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự tình [bài I] và Chiều hôm nhớ nhà.

- Giống nhau: Thể thơ thất ngôn bát cú, tuân theo quy tắc niêm luật.

- Khác nhau:

  • Trong Tự tình: Sử dụng ngôn ngữ hàng ngày rất gần gũi [tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm...] kể cả những chữ rất khó dùng [cớ sao om, duyên mõm mòm, già tom]. Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt: “Tài tử vãn nhân ai đó tá?”
  • Trong Chiều hôm nhớ nhà: Sử dụng các từ Hán Việt [hàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn...]. Nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như ngàn mai, dặm liễu.

Câu 4. Tự chọn đề tài [một danh ngôn hoặc thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh], để viết đoạn văn so sánh.

Gợi ý:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” muốn khẳng định giá trị của con người. Đầu tiên, “một mặt người” là hình ảnh hoán dụ [lấy bộ phận để chỉ toàn thể], ở đây là chỉ con người. Còn “của” có nghĩa là của cải, thuộc về giá trị vật chất. Cách nói “mười mặt của” dùng để chỉ số nhiều, có nhiều của cải vật chất. Ông cha ta đã dùng cách so sánh “bằng” kết hợp với sự đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng - ít và nhiều [một với mười] để khẳng định sự quý giá của con người, so với của cải vật chất. Quả vậy, trong cuộc sống, chúng ta có thể mất đi tất cả tiền bạc, của cải. Nhưng chỉ cần vẫn còn con người ở đó, không có gì là không thể lấy lại được. Trong lao động, con người chính là người đã làm ra những của cải, vật chất. Trong mối quan hệ với những người xung quanh, nếu chỉ biết coi trọng của cải, chúng ta sẽ dễ trở thành thực dụng, sống ích kỷ và không có tình cảm. Những người sống như vậy sẽ không có được tình yêu thương của những người xung quanh. Của cải rất đáng quý, nhưng bản thân con người còn đáng quý hơn. Con người là một sinh vật hoàn hảo của vũ trụ. Con người có hình thể, bản năng và trí tuệ - đó chính là thứ vũ khí mạnh nhất. Câu tục ngữ không chỉ đề cao giá trị của con người mà còn muốn khuyên nhủ chúng ta cần biết cố gắng rèn luyện bản thân để khẳng định được giá trị của chính mình. Như vậy, câu tục ngữ trên đã đem đến một bài học quý giá cho mỗi người.

- Đoạn 2:

Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã gửi gắm bài học quý giá cho mỗi người. Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên theo nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu “gỗ” là phần rắn nằm dưới vỏ của thân và cành một số cây, dùng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm giấy… Còn “nước sơn” chính là màu được tô vẽ bên ngoài để tránh mối mọt và trang trí cho gỗ thêm phần màu sắc và thẩm mỹ. Xét về nghĩa bóng, “gỗ” là nói tới chất lượng bên trong của đồ vật còn “nước sơn” là hình thức bên ngoài. Tính từ “tốt” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh vào đặc điểm, tính chất của “gỗ” và “nước sơn”. Hai hình ảnh “gỗ” và “nước sơn” được so sánh không ngang bằng “hơn” để gửi gắm thông điệp chúng ra nên coi trọng bản chất bên trong hơn là bề ngoài bóng bẩy. Suy rộng ra có thể hiểu lời khuyên từ câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là coi trọng bản chất, nhân cách của con người chứ không chỉ nhìn nhận, đánh giá qua vẻ bề ngoài của người đó. Câu tục ngữ vô cùng đúng đắn khi khuyên nhủ mỗi người về cách đánh giá người khác. Không thể phủ nhận được vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Khi nhìn thấy một người ăn mặc chỉn chu và sạch sẽ, chắc chắn mọi người đều sẽ có ấn tượng tốt đẹp. Nhưng đó yếu tố quyết định tất cả, mà còn phải xem đến cách hành động, cách cư xử của người đó. Có những người bên ngoài ăn mặc giản dị, nhưng họ lại có tấm lòng cao quý, đẹp đẽ. Có những người bên ngoài ăn mặc sang trọng, nhưng họ lại có tấm lòng xấu xa, ích kỷ. Như vậy, mỗi người không nên quá chú trọng hình thức bên ngoài mà cần phải tích cực rèn luyện phẩm chất, đạo đức bên trong.

Soạn văn 11: Thao tác lập luận so sánh

  • Soạn bài Thao tác lập luận so sánh
    • I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
    • II. Cách so sánh
    • III. Luyện tập

Soạn bài Thao tác lập luận so sánh

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh

Đọc đoạn trích trong SGK và thực hiện yêu cầu:

1.

2.

3.

4.

II. Cách so sánh

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

1. Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố trong Tắt đền với quan niệm: “Người ta bàn cải lương hương ẩm, người ta xoa xoa mà ngư tiều tiều canh canh mục mục”. Quan niệm trên cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục, trở về cuộc sống thuần phác.

2. Căn cứ để so sánh quan niệm “soi đường” trên là dựa vào sự phát triển tính cách, hành động của nhân vật trong tác phẩm.

3. Mục đích của so sánh:

Phê phán sự ảo tượng của quan niệm trên. Đồng thời khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của Ngô Tất Tố: Người nông dân phải đứng lên chống lại những kẻ bóc lột mình, áp bức mình.

4. Ví dụ như trong đoạn trích của Nguyễn Tuân:

- Đối tượng được so sánh có mối liên quan về một mặt, phương diện: quan điểm “soi đường”.

- So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng: nội dung tác phẩm.

- Kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, giúp cho việc nhận thức sự vật, sự việc, hiện tượng… được chính xác, sâu sắc hơn: Khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của Ngô Tất Tố.

Tổng kết:

- Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

- Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói [người viết].

III. Luyện tập

1.

- Nguyễn Trãi đã so sánh Bắc Nam trên các mặt:

2.

Từ sự so sánh, có thể rút ra kết luận: Mỗi dân tộc đều có niềm tự hào riêng của mình, không ai có thể lấy sức mạnh để chèn, buộc dân tộc khác phải tuân thủ theo mình.

3.

Đoạn trích có tính thuyết phục cao. Đoạn mở đầu có ý nghĩa giống như lời tuyên ngôn độc lập. Nguyễn Trãi đã khẳng định sự tồn tại độc lập của dân tộc là một một chân lý khách quan, vốn có.

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

THPT Sóc Trăng Send an email
0 13 phút

Trong bài soạn Luyện tập thao tác lập luận so sánh dưới đây, THPT Sóc Trăng sẽ hướng dẫn các emkỹ năng vận dụng thao tác lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm thông qua các bài tập luyện tập trang 116 – 117 SGK.

Với nhữnghướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoaNgữ văn 11 tập 1 dưới đây các emkhông chỉsoạn bài tốtmà cònnắm vững các kiến thức quan trọng của bài họcnày cũng như có kĩ năng thực hành sử dụng thao tác so sánh trong làm văn.

Cùng tham khảo…

Bạn đang xem: Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Bài viết gần đây
  • Phân tích bài thơ Chiều tối [Mộ] của Hồ Chí Minh

  • Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành của Thị Nở

  • Dàn ý cảm nhận đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng

  • Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo

Nội dung

  • 1 Hướng dẫn soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh ngắn gọn
  • 2 Hướng dẫn soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh chi tiết
    • 2.1 Kiến thức lí thuyết cơ bản

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề