Lý chiêu là ai

Người nổi tiếng> Hoàng Đế Việt Nam> Lý Chiêu Hoàng

Hoàng Đế Việt Nam Lý Chiêu Hoàng là ai?
Lý Chiêu Hoàng là vị vua thứ 9 và cũng chính là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Lý. Bà trị vì đất nước trong 1 năm, kể từ năm 1224 đến 1225. Trong lịch sử Việt Nam, Lý Chiêu Hoàng là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất nắm quyền triều chính. Bà được vua cha là Lý Huệ Tông truyền ngôi, do sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, là người có quyền lực lớn trong triều đình lúc bấy giờ.
Lý Chiêu Hoàng tên thật là Lý Phật Kim, sau này đổi tên thành Lý Thiên Hinh, là con gái thứ 2 của vua Huệ Tông Hoành Hiếu hoàng đế. Mẹ của bà là Linh Từ quốc mẫu Trần thị, là em gái của Trần Thừa [cha của Trần Cảnh và Trần Liễu]. Bà có tước hiệu là Chiêu Thánh công chúa. Bà có người chị gái là Thuận Thiên công chưa, sau này được gả cho đại vương Trần Liễu, là anh trai của Trần Thái Tông.Năm 1224, Trần Thủ Độ đang là một đại thần chuyên quyền trong triều đình, công việc triều chính đều do ông thâu tóm. Vua Lý Huệ Tông không có con trai nối ngôi nên đành phải lập Chiêu Thánh công chúa lên làm Hoàng thái nữ, sau đó được vua cha truyền ngôi, lấy hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo, tôn hiệu là Chiêu Hoàng. Năm 1255, Trần Thủ Độ lộng hành trong triều đình, lần lượt ban chức tước cho con cháu trong dòng họ. Trần Cảnh được phong làm Chính thủ, Trần Thiêm được làm Chi ứng cục. Trần Cảnh là con trai của thái úy Trần Thừa. Năm 8 tuổi, Trần Cảnh đã được đưa vào hầu hạ Chiêu Hoàng. Trần Cảnh và Chiêu Hoàng gần tuổi nhau nên rất gần gũi và yêu mến nhau. Trần Thủ Độ đã nắm cơ hội, dựng nên cuộc hôn nhân của Chiêu Hoàng với Trần Cảnh rồi dần dần chuyển giao việc triều chính bằng cách ép Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Trần Cảnh lên ngôi, xưng hiệu Trần Thái Tông và nhà Trần được thành lập. Chiêu Hoàng được Trần Thái Tông phong làm Hoàng Hậu, trở thành Hoàng hậu trẻ tuổi nhất trong lịch sử Việt Nam, khi mới 7 tuổi. Sau 10 năm chung sống bên Trần Thái Tông, mối quan hệ tình cảm của cả hai rất sâu sắc. Bà được Thái Tông yêu thương và kính trọng hết mực. Năm 1233, bà hạ sinh thái tử Trần Trịnh, nhưng thái tử đã chết ngay sau khi chào đời không lâu. Thái sư Trần Thủ Độ vì lo sợ huyết thống vị gián đoạn nên đã ép Trần Thái Tông phế Lý Thiên Hinh và lập Thuận Thiên công chúa, vợ của Trần Liễu lên làm Hoàng hậu. Trần Thái Tông không chịu đã trốn khỏi kinh thành lên Phù Vân ở Yên Tử, nhưng Thái Sư đã dỗ dành và gây sức ép nên ông đành phải nghe theo.Chiêu Hoàng bị phế Hoàng hậu và giáng làm Chiêu Thánh công chúa, bị giam lỏng ở cấm cung trong 20 năm. Thuận Thiên công chúa được lập làm Hoàng hậu. Cũng chính vì chuyện này mà Hoài vương Trần Liễu đã làm loạn ở Sông Cái, sau này Trần Liễu thất bại, đến xin Thái Tông tha tội. Tuy nhiên, Trần Thủ Độ đã giáng Trần Liễu xuống là An Sinh vương.Năm 1259, sau cuộc chiến với quân Mông Cổ, Thái Tông gả Chiêu Thánh Công chúa cho Lê Phụ Trần là một vị tướng thuộc dòng dõi Minh Càn Quảng Hiếu hoàng đế nhà Tiền Lê. Sau 20 năm chung sống với Lê Phụ Trần, Lý Thiên Hinh có hai người con là Lê Tông và Ứng Thụy công chúa Lê Ngọc Khuê.

Đầu năm 1278, Lý Thiên Hình về thăm quê Cổ Pháp tại Bắc Binh. Tháng Ba âm lịch năm đó bà qua đời ở tuổi 61. Tương truyền, khi chết tóc bà vẫn đen, môi vẫn đỏ như son, má tươi như hoa. Bà được án táng tại bìa rừng Báng ở phía tây Thọ lăng thiên Đức. Sau này, người dân đã lập đền thờ bà, gọi là Long miếu [đền Rồng]. Bà không được thờ cúng tại đền Đô mà phải thờ riêng vì bị xem là người có tội với dòng họ Lý, khiến nhà Lý tiêu vong.

Đền Rồng là nơi thờ cúng Lý Chiêu Hoàng, tọa lạc tại Đình Bảng thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Thang Giêng năm 2009, ngôi đền này đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Tháng 4 cùng năm, ngôi đền đã bị đập đi để xây mới khiến người dân cảm thấy thương tiếc.

Hoàng Đế Việt Nam Lý Chiêu Hoàng trong quan hệ với những người nổi tiếng khác

Bạn trai/ chồng/ người yêu Hoàng Đế Việt Nam Lý Chiêu Hoàng là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Hoàng Đế Việt Nam Lý Chiêu Hoàng cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhật

Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Hoàng Đế Việt Nam Lý Chiêu Hoàng sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?Lý Chiêu Hoàng sinh ngày ?-?-1218, mất ngày 03/1278, hưởng thọ 60 tuổi.

Hoàng Đế Việt Nam Lý Chiêu Hoàng sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?


Lý Chiêu Hoàng sinh ra tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Bà sinh thuộc cung [chưa rõ], cầm tinh con [giáp] hổ [Mậu Dần 1218]. Lý Chiêu Hoàng xếp hạng nổi tiếng thứ 57901 trên thế giới và thứ 6 trong danh sách Hoàng Đế Việt Nam nổi tiếng.

Người nổi tiếng theo ngày sinh:
12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196219631964196519661967196819691970197119721973197419751976197719781979198019811982198319841985198619871988198919901991199219931994199519961997199819992000200120022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620172018


Ảnh vẽ tượng trưng Lý Chiêu Hoàng

Bức tượng đồng Lý Chiêu Hoàng tại một ngôi đền


Bình luận: Tên bạn:
Nội dung:

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Lý Chiêu Hoàng được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Hoàng Đế Việt Nam Lý Chiêu Hoàng có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: .

Trước tên huý là Phật kim, sau đổi là Thiên Hinh, con gái thứ của Huệ Tông. Huệ Tông không có con trai nối, lập làm hoàng thái tử để truyền ngôi1 , ở ngôi được 2 năm [1224- 1225] rồi nhường ngôi cho họ Trần.

Ất Dậu, Thiên Chương Hữu Đạo năm thứ 2 [1125] , [Từ tháng 12 về sau là niên hiệu Trần Thái Tông Kiến Trung năm thứ 1; Tống Lý Tông Hú, Bảo Khánh thứ 1]. mùa ông, tháng 10, xuống chiếu tuyển con em của quan viên trong ngoài sung vào các sắc dịch trong nội, như lục hỏa thị cung ngoại, Chi hậu, Nội nhân thị nội2 , ngày đêm thay phiên nhau chầu hầu. Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ coi giữ mọi việc quân sự trong ngoài thành thị. Cháu gái Thủ Độ bằng chú là Trần Bất Cập làm Cận thị thự lục [33b] cục chi hậu3 , Trần Thiêm làm Chi ứng cục, Trần Cảnh làm Chính thủ [Cảnh sau là Trần Thái Tông]. Cảnh lúc ấy mới lên 8 tuổi, chực hầu ở bên ngoài. Một hôm phải giữ việc bưng nước rửa, nhân thế vào hầu bên trong. Chiêu Hoàng trông thấy làm ưa, mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng lên bóng. Có một hôm, Cảnh bưng chậu nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh. Cảnh không dám nói gì, về nói ngầm với Thủ Độ. Thủ Độ nói: "Nếu thực như thế thì họ ta thành hoàng tộc hay bị diệt tộc đây?". Lại một hôm, Chiêu Hoàng lại lấy khăn trầu ném cho Cảnh, Cảnh lạy rồi nói: "Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh". Chiêu Hoàng cười và nói: "Tha tội cho ngươi. Nay ngươi đã biết nói khôn đó". Cảnh lại về nói với Thủ Độ. Thủ độ sợ việc [33b] tiết lộ thì bị giết cả, bấy giờ mới tự đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm. Thủ Độ đóng cửa thành và các cửa cung, sai người coi giữ, các quan vào chầu không được vào. Thủ Độ loan báo rằng: "Bệ hạ đã có chồng rồi". Các quan đều vâng lời, xin chọn ngày vào chầu. Tháng ấy, ngày 21, các quan vào chầu lạy mừng. Xrằng: "Từ xưa nước Nam Việt ta đã có đế vương trị thiên hạ. Duy triều Lý ta vâng chịu mệnh trời, có cả bốn biển, các tiên thánh truyền nối hơn hai trăm năm, chỉ vì thượng hoàng có bệnh, không người nối dõi, thế nước nghiêng nguy, sai trẫm nhận minh chiếu, cố gượng lên ngôi, từ xưa đến giờ chưa từng có việc ấy. Khốn nổi trẫm là nữ chúa, tài đức đều thiếu, không người giúp đỡ, giặc cướp nổi lên như ong, làm sao mà giữ nổi ngôi báu nặng nề? Trẫm dậy sớm thức khuya, chỉ sợ không cáng đáng nổi, vẫn nghĩ tìm [34a] người hiền lương quân tử để cùng giúp chính trị, đêm ngày khẩn khoản đến thế là cùng cực rồi, Kinh thi có nói "Quân tử tìm bạn, tìm mãi không được, thức ngủ không nguôi, lâu thay lâu thay". Nay trẫm suy đi tính lại một mình, duy có Trần Cảnh là người văn chất đủ vẻ, thực thể cách quân tử hiền nhân, uy nghi đường hoàng, có tư chất thánh thần văn võ, dù đến Hán Cao Tổ, Đường Thái Tông cũng không hơn được. Sớm hôm nghĩ chín từ lâu nghiệm xem nên nhường ngôi báu, để thỏa lòng trời, cho xứng lòng trẫm, mong đồng lòng hết sức, cùng giúp vận nước, hưởng phúc thái bình. Vậy bố cáo thiên hạ để mọi người điều biết". Tháng 12, ngày mồng một Mậu Dần, Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, ngự trên sập báu, các quan mặc triều phục vào chầu, lạy ở dưới sân.

Chiêu Hoàng bèn trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế. Đổi niên hiệu là Kiến [34b] trung năm thứ 1, đại xá thiên hạ, xưng là Thiện Hoàng4 , sau đổi là Văn Hoàng. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Khải Thiên Lập Cực Chí Nhân Chương Hiếu Hoàng Đế. Phong Trần Thủ Độ làm Quốc thượng phụ, nắm giữ mọi việc cai trị trong nước. Thủ Độ nói: "Hiện nay giặc cướp đều nổi, họa loạn ngày tăng. Đoàn Thựng giữ mạn đông, Nguyễn Nộn giữ mạn bắc, các châu Quảng Oai, Đại Viễn5 cũng chưa dẹp yên. Nhà Lý suy yếu, thế nước nghiêng nguy, nữ chúa Chiêu Hoàng không gánh vác nổi, mới uỷ thác cho nhị lang [Chàng Hai]. Nhưng Nhị lang chưa am hiểu việc nước, chính sự nhiều chổ thiếu sót, vận nước mới mở, lòng dân chưa phục, mối họa không phải là nhỏ. Ta tuy là chú nhưng không biết chữ nghĩa gì, còn phải rong ruổi đông tây để chống giặc cướp, không gì bằng mời thánh phụ làm thượng hoàng tạm coi việc nước, một hai năm sau thiên hạ nhất thống, lại giao quyền chính cho Nhị lang". Các quan đều cho là phải, mời thánh phụ Trần Thừa nhiếp chính.

[35a] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: "Đến thời Huệ Tông, cái độc hại cho thiên hạ đã ăn sâu lắm, mà vua không phải người giỏi giang cứng cáp, bề tôi giúp nước thì nhu nhược hèn kém, muốn chữa cái độc đã sâu thì làm thế nào được. Huống chi vua lại bị chứng hiểm, chữa không khỏi, lại không có con trai để nối nghiệp lớn, thế là điểm nguy vong đã hiện ra rồi. Tục truyền rằng Lý [Thái] Tổ khi mới được thiên hạ, xa giá về Cổ Pháp ngự chơi chùa ở hương Phù Đổng, có thần nhân đề thơ ở cột chùa rằng: "Nhất bất công đức thủy, Tuỳ duyên hoa thế gian. Quang quang trùng chiếu chúc. Một ảnh nhật đăng san". [Một bát nước công đức [của Phật], theo duyên sinh hoá ở thế gian. Sáng rực hai lần đuốc rọ trời gác núi là hết bóng]. Sư chùa là vạn hạnh đem bài thơ ấy dâng lên. Lý Thái Tổ xem xong rồi nói: "Việc của thần nhân thì không thể hiểu được". Người đời truyền tụng, không ai biết thơ ấy nói thế nào. Đến khi nhà Lý mất, mới cho bài thi8 ấy là nghiệm. Vì từ đời Huệ Tông trở lên đến Thái Tổ là tam đời mà Huệ Tông [35b] tên là Sảm, tức là mặt trời gác núi, hết bóng6 . Thế thì nhà Lý được nước là tự trời, mất nước cũng là tự trời vậy.

Trở lên triều Lý, 9 vua, từ Thái Tổ năm canh Tuất [1010] đến Chiêu Hoàng năm Ất Dậu [1225], cộng 216 năm.

[Nguồn: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư]

x

1 Theo Cương mục, Chiêu Hoàng khi nối ngôi mới lên 7 tuổi [CMCB5, 41b].

2 Lục hỏa thị cung ngoại: sáu hỏa [có lẽ là sáu đội lính] hầu ngoài cung; Chi hậu, Nội nhân thị nội: các chức chi hậu và nội nhân hầu bên trong.

3 Cận thị thự lực cục chi hậu: chức chi hậu ở sáu cục của cận thị thự là thự giữ việc hầu cận vua.

4 Thiện hoàng: hoàng đế được nhường ngôi Thiện có nghĩa là nhường ngôi.

5 Châu Đại Viễn: có lẽ muốn nói châu Đại Hoàng.

6 Loại thơ sấm thường được dùng chữ theo lối đồng âm khác nghĩa và chiết tự: chữ "bát" ở câu đầu có nghĩa là cái bát [bát nước0 đồng âm với chữ "bát" là tam [tam đời]. Chũ Sảm gồm phần trên là chữ "nhật" [mặt trời], phần dưới là chữ "sơn" núi= mặt trời gác núi.

Video liên quan

Chủ Đề