Made in nghĩa là gì

[Ngày đăng: 07-03-2022 19:18:57]

Từ MADE đi với mỗi giới từ khác nhau thì có ý nghĩa và cách dùng khác nhau trong tiếng Anh. Ex: MADE IN để nói về một vật được làm ra ở đâu. [These dresses are made in China.]

Phân biệt MADE OF, MADE FROM, MADE OUT OF, MADE WITH, MADE FOR, MADE BY và MADE IN:

MADE WITH: Chúng ta thường sử dụng để nói về các thành phần có trong thực phẩm và thức uống.

 Ex: This dish is made with fish, tomatoes and herbs. [Món ăn này được làm bằng cá, cà chua và rau thơm.]

This soup tastes good because it was made with a lot of spices. [Món súp này ngon vì nó được làm bằng nhiều gia vị.]

MADE OUT OF: Chúng ta thường sử dụng để nói về một cái gì đã được thay đổi từ một thứ này sang một thứ khác.

Ex: They were living in tents made out of old plastic sheets. [Họ đang sống trong những chiếc lều làm từ những tấm nhựa cũ.]

MADE OF: Chúng ta thường sử dụng để nói về vật liệu cơ bản hay phẩm chất của một cái gì đó. Nó tương tự như ''composed of''.

Ex: This shirt is made of cotton. [Chiếc áo này được làm từ cô-tông.]

This house is made of bricks. [Ngôi nhà này được làm từ gạch.]

MADE IN: Chúng ta thường sử dụng để nói về một vật được làm ra ở đâu.

Ex: These dresses are made in China. [Những chiếc váy này được sản xuất ở Trung Quốc.]

MADE FOR: Chúng ta thường sử dụng để nói về một vật gì đó được làm cho ai.

Ex: This cake was made for my son. Today is his birthday. [Chiếc bánh này được làm cho con trai của tôi. Hôm nay là sinh nhật của nó.]

MADE FROM: Chúng ta thường sử dụng để nói về một vật gì đó được sản xuất như thế nào, nguyên vật liệu đã biến đổi khỏi trạng thái ban đầu để làm nên vật.

Ex: Plastic is made from oil. [Nhựa được sản xuất từ dầu.]

Wine is made from grapes. [Rượu được sản xuất từ nho.]

MADE BY: Chúng ta thường sử dụng để nói về cái gì đó được tạo ra bởi ai.

Ex: This dress was made by mom. She is a tailor. [Chiếc váy này được mẹ mình làm. Bà ấy là một thợ may.]

Bài viết Phân biệt MADE OF, MADE FROM, MADE OUT OF, MADE WITH, MADE FOR, MADE BY và MADE IN được tổng hợp bới giáo viên trung tâm ngoại ngữ SGV.

Nguồn: //saigonvina.edu.vn

"Made in Vietnam" cần hiểu thế nào cho đúng?

Sản phẩm "Made in Vietnam" có xứng đáng là đại diện cho quốc gia hay không, trước tiên hãy nhìn vào xuất xứ của sản phẩm đó.

Ảnh minh họa

Người tiêu dùng Việt Nam thường vẫn hay hiểu cụm từ "Made in Vietnam" được đính vào sản phẩm nghĩa là hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất từ nguyên liệu, gia công, chế tác.

Theo Luật Sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch công ty luật SB Law, "Made in Vietnam, Made in China hay Made in Korea đều là các chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, và đều được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành."

Cách xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa được quy định tại Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hóa.

Theo quy định này, khái niệm cơ bản trong xuất xứ hàng hóa được giải thích “là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”.

Có thể hiểu đơn giản, xuất xứ hàng hóa được xác định theo nguyên tắc phân chia thành xuất xứ thuần túy và xuất xứ không thuần túy. Vậy cần phải hiểu xuất xứ thuần túy và xuất xứ không thuần túy là như thế nào?

Giải thích về vấn đề này, Luật Sư Nguyễn Thanh Hà cho biết:

Thứ nhất, đối với một sản phẩm có xuất xứ thuần túy thì việc xác định chỉ dẫn về xuất xứ rất đơn giản. Ví dụ, nếu như sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, vải Thanh Hà được xuất khẩu ra nước ngoài thì có thể tự hào khẳng định luôn là "Made in Vietnam".

Tất nhiên, để có thể khẳng định điều này một cách hợp pháp thì phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Thứ hai, đối với sản phẩm có xuất xứ không thuần túy, theo quy định của pháp luật Việt Nam là sản phẩm có tỉ lệ phần trăm giá trị nguyên liệu không có xuất xứ từ Việt Nam ≥ 30% tổng giá trị của hàng hóa được sản xuất ra.

Như vậy, nếu hiểu đúng thì một hàng hóa được gắn dòng chữ "made in Vietnam" thì chưa chắc nguyên liệu làm nên hàng hóa đó có xuất xứ 100% từ Việt Nam.

Thực tế, các doanh nghiệp ví dụ như may mặc chẳng hạn, mặc dù hiện nay có khoảng 50% nguyên liệu vải sợi được nhập từ Trung Quốc nhưng sản phẩm được hoàn thiện tại Việt Nam nên hoàn toàn vẫn đáp ứng tiêu chí "Made in Vietnam".

Đối với mặt hàng công nghệ như điện thoại smartphone, việc xác định xuất xứ cũng tương tự như đối với mặt hàng may mặc. "Đây là sản phẩm được xác định theo xuất xứ không thuần túy", ông Hà nói.

Chung quy lại, cái nhãn xuất xứ "Made in Vietnam" là để chỉ ra rằng sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam.

Một chiếc smartphone Samsung được ghi nhãn "Made in Vietnam", nhưng rõ ràng nó là sản phẩm của Hàn Quốc. Tức là, một chiếc smartphone được ghi dòng chữ ‘Made in Vietnam’ nhưng nó chỉ mang ý nghĩa là sản phẩm này được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam mà thôi. Cũng giống như một chiếc iPhone ghi "Made in China", sản xuất & lắp ráp tại Trung Quốc nhưng đó là sản phẩm của Mỹ.

Trái lại, một sản phẩm "Made in Vietnam" do người Việt nghiên cứu phát triển ra, hay nói cách khác là mang xuất xứ thuần túy tại Việt Nam [như vải thiều Lục Ngạn, Thanh Hà] thì chắc chắn sản phẩm đó là đại diện của Việt Nam.

Thái Nam

Theo Trí Thức Trẻ

Từ khóa: made in Vietnam, người tiêu dùng, made in Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam, nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa, xuất xứ, xuất xứ thuần túy, xuất xứ không thuần túy, may mặc, vải Thanh Hà, Lục Ngạn, BPhone, smartphone, đại diện

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề