Mất sổ tiết kiệm ngân hàng đồng á

PVcomBank cho hay chưa thể trả tiền cho khách vì phải chờ bản án có hiệu lực pháp luật - Ảnh: PHẠM TUẤN

Chuyên gia NH Nguyễn Trí Hiếu cho hay theo quy định, chỉ người chủ sở hữu của sổ tiết kiệm mang sổ này ra NH thì mới rút tiền tất toán, hoặc dùng cuốn sổ tiết kiệm đó đi cầm cố, bảo lãnh...

Mất sổ tiết kiệm phải báo ngay

Trường hợp ai đó được tất toán hay thực hiện giao dịch gì bằng sổ tiết kiệm thì phải có giấy ủy quyền của người chủ sở hữu sổ. Nhưng giấy ủy quyền phải được công chứng hay nói cách khác là được pháp luật thừa nhận.

Trong trường hợp mất sổ tiết kiệm, người gửi tiền có bị mất tiền hay không? Ông Hiếu khẳng định nếu phát hiện mất sổ tiết kiệm, chủ sở hữu nó phải báo ngay cho NH phát hành sổ để phong tỏa tài khoản của sổ này. 

Còn nếu có một ai đó cố tình lấy cắp sổ để ra NH rút tiền, dùng sổ để cầm cố, bảo lãnh... cũng không được. Bởi muốn rút được tiền còn phải có chứng minh nhân dân và chữ ký khớp với thông tin đã đăng ký khi mở sổ.

NH phát hành thấy sổ được mang đi tất toán không phải chính chủ thì phải có trách nhiệm thu giữ sổ ngay và báo cho chủ sở hữu của nó biết. Thậm chí sổ tiết kiệm của NH A được mang đi cầm cố ở NH B, của công ty tài chính nào đó thì trách nhiệm của NH B hay công ty tài chính là phải báo cho NH A - đơn vị phát hành sổ về việc này.

"Khách hàng phải giữ an toàn cho sổ tiết kiệm. Và NH cũng có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền khi phát hiện sổ tiết kiệm bị lợi dụng. Sổ tiết kiệm là công cụ tài chính an toàn nhất. Nên khi chính chủ giữ sổ, thậm chí không may sổ bị mất thì không có ai lợi dụng được. Vì chỉ có chính chủ hoặc người được ủy quyền mới có thể tất toán sổ, dùng sổ cầm cố, bảo lãnh..." - ông Hiếu nhấn mạnh.

Trách nhiệm của ngân hàng ra sao?

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng tiền gửi vào NH an toàn nhất. Dù lãi suất thấp hay như gửi USD, lãi suất 0% nhưng người dân có tiền nhàn rỗi vẫn gửi tiết kiệm NH. Nếu NH làm đúng thì người gửi tiết kiệm không bao giờ mất tiền.

Về việc ông Đặng Nghĩa Toàn và vợ ở Hà Nội gửi tiết kiệm 52 tỉ đồng ở NH PVcomBank không rút ra được, luật sư Đức nhận định vụ này không phải là vụ hi hữu trong vài 3 năm trở lại đây.

Về trách nhiệm của NH khi tiền gửi của khách hàng bị chiếm đoạt, lợi dụng, theo ông Đức, NH phải có trách nhiệm hoàn trả cho khách. Bởi khi tiền của người dân đã hoàn tất gửi vào NH thì tiền thuộc trách nhiệm quản lý của NH. 

"Và NH là bị hại chứ không phải người gửi tiền. Do đó, quyền lợi của người gửi tiền vẫn phải được đảm bảo. NH phải trả cả gốc lẫn lãi cho khách hàng theo đúng quy định" - ông Đức nhắc lại.

Về việc vợ chồng ông Toàn bị mất sổ tiết kiệm 2 năm nay và vẫn chưa rút tiền được do sổ bị cầm cố, theo quan điểm của ông Hiếu, PVcomBank phải chứng minh ai là người cầm cố. Trách nhiệm giải trình là của NH.

PVcomBank nói gì?

PVcomBank đã có thông cáo báo chí xác nhận ông Toàn và bà Trang [vợ] đứng tên trên 3 sổ tiết kiệm, tổng trị giá là 52 tỉ đồng. Tháng 12-2018, ông Toàn và bà Trang đến NH thông báo bị mất sổ tiết kiệm, đồng thời có văn bản gửi cơ quan an ninh điều tra đề nghị làm rõ.

Trong khi đó, 3 sổ của ông Toàn và bà Trang vẫn đang là tài sản đảm bảo cho khoản vay tín dụng của Công ty TNHH cơ điện và xây dựng Jeongho Landmark Việt Nam tại PVcomBank.

Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, PVcomBank đã có văn bản trình báo công an và đề nghị điều tra. Hiện 3 sổ tiết kiệm của ông Toàn và bà Trang, PVcomBank cho hay đang là vật chứng của vụ án hình sự "Nguyễn Thị Hà Thành cùng đồng phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản...". Cơ quan chức năng đang giải quyết theo quy định và chưa có quyết định cuối cùng.

Vì vậy, NH này cho rằng chỉ có cơ sở giải quyết theo bản án có hiệu lực pháp luật, chưa thể trả tiền trong sổ tiết kiệm theo yêu cầu của khách.

Khách khiếu nại không rút được 52 tỉ đồng tiết kiệm, ngân hàng nói gì?

THÂN HOÀNG - LÊ THANH - TIẾN MẠNH

Gửi tiết kiệm là hình thức đầu tư sinh lợi được nhiều người ưa chuộng. Khi gửi tiết kiệm, ngân hàng sẽ gửi lại bạn sổ tiết kiệm có đầy đủ thông tin về số tiền đã gửi tiết kiệm. Nhưng nhiều bạn lo lắng nếu lỡ làm mất sổ tiết kiệm có rút tiền được không. Vậy hãy cùng ngân hàng số Timo khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn cần làm gì khi bị mất sổ tiết kiệm?

Sau khi hoàn thành thủ tục gửi tiền, ngân hàng cung cấp cho bạn sổ tiết kiệm để làm minh chứng gồm số tiền gửi tiết kiệm, thời gian gửi và lãi suất được nhận. 

Tuy nhiên nếu không may bị mất sổ tiết kiệm, bạn cần bình tĩnh và liên hệ ngay với ngân hàng để thông báo sổ tiết kiệm bị mất để ngân hàng tiến hành hỗ trợ giải quyết để đảm bảo quyền lợi của bạn.

Vậy nên, bạn cần chú ý bảo vệ và cất giữ sổ tiết kiệm ở những nơi an toàn. Tuy nhiên, khi gửi tiết kiệm online trên app Timo, bạn không cần lo về việc cất giữ sổ tiết kiệm. Bởi vì mọi thông tin về tài khoản tiết kiệm Term Deposit đều được cập nhật trên ứng dụng điện thoại. Bạn có thể dễ dàng theo dõi tiến độ của sổ tiết kiệm. Ngoài ra, hợp đồng thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn Timo cũng sẽ được gửi về email cá nhân nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn và bảo mật khi gửi tiết kiệm với Timo.

Gửi tiết kiệm online không lo mất sổ tiết kiệm

Khi bạn cần rút tiền gửi mà lại mất sổ tiết kiệm thì theo quy định của ngân hàng, bạn có thể rút tiền ngay sau khi làm lại sổ mới hoặc rút tiền tiết kiệm không cần sổ ngay sau khi xác thực các thông tin theo quy định. Nên bạn không phải lo lắng về việc rút tiền tiết kiệm khi bị mất sổ.

Cách rút tiền khi bị mất sổ tiết kiệm

Nếu không may bạn làm mất sổ tiết kiệm thì các bước rút tiền được thực hiện như sau:

  • Thông báo mất sổ tiết kiệm, sau đó ngân hàng hoặc tổ chức nhận tiền gửi sẽ hướng dẫn khách hàng lập Giấy báo mất sổ tiết kiệm theo mẫu. Trong đó, chữ ký của khách hàng trên giấy báo mất sổ tiết kiệm được yêu cầu phải khớp với chữ ký mẫu đã đăng ký tại nơi gửi tiền trước đó.
  • Khách hàng cần chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục liên quan gồm: giấy báo mất sổ theo mẫu ngân hàng, giấy tờ cá nhân CMND/CCCD/Hộ chiếu. Ngân hàng sẽ tiếp nhận và hoàn tất hồ sơ báo mất. Nếu thông tin xác thực, ngân hàng sẽ chấp nhận cho khách hàng rút tiền hoặc hướng dẫn thêm các thủ tục cấp lại sổ gửi tiết kiệm mới. 
  • Sau khoảng 30 ngày kể từ ngày nhận báo mất sổ tiết kiệm, nếu không có tranh chấp hay khiếu kiện gì, khách hàng sẽ được ngân hàng cấp một sổ tiết kiệm mới thay thế cho sổ đã mất và có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm đã báo mất.

Sổ tiết kiệm tại ngân hàng [Nguồn: Internet]

Hiện nay, Timo mang lại những trải nghiệm đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất cho bạn khi hầu hết các giao dịch gửi tiết kiệm đều được thực hiện online ngay trên app điện thoại. Bạn có thể thực hiện thao tác mở sổ, tất toán, theo dõi quá trình gửi tiết kiệm ngay trên app rất tiện lợi và an toàn. Ngoài ra, bạn còn có thể chia thành nhiều sổ nhỏ khác nhau [tối đa 4 sổ]. Trong những trường hợp cần thiết, bạn chỉ cần tất toán sớm một sổ để sử dụng và không ảnh hưởng đến các sổ còn lại.

Hãy tải ngay app Timo tại đây và thực hiện gửi tiết kiệm online theo các bước đơn giản sau đây:

  • Bước 1: Đăng nhập tài khoản trên App Timo, chọn mục “Term Deposit”. Bạn chọn dấu + ở cuối màn hình.
  • Bước 2: Bạn nhập số tiền, chọn kỳ hạn mong muốn, Timo có kỳ hạn từ 1- 18 tháng cho bạn lựa chọn. Hệ thống sẽ tự động tính ra số tiền gốc và lãi bạn sẽ nhận được.
  • Bước 3: Xem lại thông tin tài khoản và  sau đó chọn “Mở TKTK”.
  • Bước 4: Chọn “Tái tục” để tiếp tục nếu bạn muốn cuối kỳ hạn, tài khoản tiết kiệm sẽ tái tục toàn bộ tiền gốc và lãi để gửi sang một kỳ hạn mới tương tự. Hoặc chọn “Không, Cảm ơn” nếu bạn không muốn tự động tái tục.
  • Bước 5: Hãy đợi một chút, Timo đang tạo tài khoản tiết kiệm online cho bạn.

Bước 6: Hoàn thành mở tiết kiệm online thành công, màn hình hiện lên danh sách tài khoản tiết kiệm online đã mở. Bạn có thể theo dõi số dư tài khoản tại đây. 

Như vậy, mất sổ tiết kiệm có rút tiền được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể làm được. Hy vọng Timo đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin và hãy luôn bảo quản cẩn thận các tài sản cá nhân của mình để tránh những trường hợp không may xảy ra nhé.

Video liên quan

Chủ Đề