Mẫu đề xuất thanh lý

  • Trang chủ
  • Mẫu biên bản

Loại file: .doc   |   Lượt xem: 2378   |   Lượt tải: 242    

Giấy đề nghị thanh lý hàng tồn kho được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp để đề đạt lên cấp trên đề nghị thanh lý số hàng tồn đọng trong nhà kho sắp hết hạn hoặc sắp hỏng hóc.

Mẫu kèm theo danh mục hàng tồn kho cần thanh lý, mời các bạn tham khảo và tải về.

Thanh lý tài sản tương tự như việc bán tài sản trong đó mối quan tâm hoặc mục tiêu chính là thanh lý tài sản [nhà, nhà để xe, nhà kho và sân] với một tổ chức bán hàng tài sản, đồng thời thường bổ sung thêm nội dung của két an toàn, động sản gia đình có giá trị để được để lại trong các ràng buộc của gia đình, bất động sản, xe hơi, tàu thuyền và các phương tiện giao thông khác như nhà lưu động và RV, động vật, vật nuôi và bất kỳ tài sản nào khác mà tài sản có thể bao gồm.

Sự khác biệt chính giữa thanh lý tài sản và bán tài sản là lĩnh vực đưa vào thanh lý có thể mở rộng sang cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, đồ trang sức, bộ sưu tập tiền xu vàtác phẩm mỹ thuật. Thường thì việc thanh lý tài sản được kèm theo bởi các nhà môi giới, luật sư, Kế toán viên được chứng nhận và các thẩm định viên, trong khi bất kỳ ai có kiến thức về giá trị của các vật dụng trong gia đình và đồ sưu tập được đề cập.

thanh lý tài sản có thể được thực hiện dưới hình thức đấu giá hoặc người thanh lý tài sản sẽ cung cấp một khoản tiền mặt để mua toàn bộ nội dung của một ngôi nhà.

Đơn đề xuất giá thanh lý tài sản là gì? Đơn đề xuất giá thanh lý tài sản dùng để làm gì? Mẫu đơn đề xuất giá thanh lý tài sản 2021? Hướng dẫn viết đơn đề xuất giá thanh lý tài sản chi tiết nhất? Các vấn đề pháp lý về thanh lý tài sản?

Thanh lý tài sản là hoạt động thường diễn ra với doanh nghiệp trong tình trạng phá sản hoặc giải thể để thu hồi một khoản tiền nhất định. Do vậy, việc xác định giá thanh lý là hoạt động quan trọng vì sẽ góp phần giải quyết khó khăn tài chính mà doanh nghiệp mắc phải. Người lao động làm việc [chủ yếu là người có chức vụ] có quyền đề xuất giá thanh lý tài sản với cấp trên của mình. Việc đề xuất giá thanh lý phải dựa trên các căn cứ nhất định và phải thực hiện thủ tục viết- nộp đơn đề xuất giá thanh lý tài sản. Nhận thấy tầm quan trọng của biểu mẫu này, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ cung cấp mẫu đơn, đồng thời hướng dẫn chi tiết nhất cho người đọc.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Đơn đề xuất giá thanh lý tài sản là gì?
  • 2 2. Đơn đề xuất giá thanh lý tài sản dùng để làm gì?
  • 3 3. Mẫu đơn đề xuất giá thanh lý tài sản
  • 4 4. Hướng dẫn viết đơn đề xuất giá thanh lý tài sản chi tiết nhất?
  • 5 5. Các vấn đề pháp lý về thanh lý tài sản?

Thanh lý tài sản hiểu một cách cơ bản cũng giống như bán tài sản, thực chất cũng là việc chuyển giao tài sản cho chủ sở hữu khác và nhận lại một lợi ích vật chất, chủ yếu là tiền, tuy nhiên thanh lý tài sản thường áp dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức và chủ thể này đang lâm vào tình trạng khó khăn, hoặc tài sản đã không còn giá trị sử dụng đối với họ.

Đơn đề xuất giá thanh lý tài sản là văn bản do cá nhân [người có chức vụ] trong doanh nghiệp gửi lên cấp trên [có nhân có quyền quyết định giá thanh lý] nhằm đề xuất một giá thanh lý phù hợp với tài sản cần thanh lý

2. Đơn đề xuất giá thanh lý tài sản dùng để làm gì?

Đơn đề xuất giá thanh lý tài sản được hiểu là nơi bày tỏ ý kiến của cá nhân, nó có thể phù hợp hay không phù hợp với ý kiến lãnh đạo, nó được dùng làm căn cứ để cấp trên xem xét, so sánh, đối chiếu đế quyết định mức giá cuối cùng để thanh lý tài sản. Đơn đề xuất giá thanh lý biểu thị sự tôn trọng nhất định của cấp trên với cấp dưới và cũng là cách đề họ lựa chọn ra mức giá phù hợp nếu có nhiều cá nhân cùng đề xuất.

3. Mẫu đơn đề xuất giá thanh lý tài sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

……., ngày…tháng…năm…

ĐƠN ĐỀ XUẤT GIÁ THANH LÝ TÀI SẢN

Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày…tháng…năm…….

Xem thêm: Trình tự, thủ tục bán thanh lý tài sản công của cơ quan Nhà nước

– Căn cứ Quyết định thanh lý ngày….tháng….năm…….

Kính gửi:

– Giám đốc……………..

– Trưởng phòng ………..

Tên tôi là: ………

Số CMND/Thẻ căn cước: ……… ngày cấp ………nơi cấp ………

Số điện thoại: …………. Địa chỉ: ………

Chức vụ: ………

Xem thêm: Mua xe bị tịch thu sung công quỹ nhà nước có hợp pháp được không?

Đề xuất giá tài sản thanh lý:

1.Tên, ký mã hiệu tài sản thanh lý:……………

Nước sản xuất: ……………

Năm sản xuất:…………………

Năm đưa vào sử dụng: ………………

Nguyên giá: ………………

Gía trị hao mòn:………………

Đề xuất giá thanh lý: ……………

Xem thêm: Mẫu quyết định thanh lý xe ô tô, thanh lý tài sản cố định của công ty

2.Tên, ký mã hiệu tài sản thanh lý:………

Nước sản xuất: ……

Năm sản xuất:…………

Năm đưa vào sử dụng: ……

Nguyên giá: ………

Gía trị hao mòn:……

Đề xuất giá thanh lý: …………

Tôi làm đơn này kính đề nghị Giám đốc……………. và Trưởng phòng ………..xét duyệt các đề xuất giá thanh lý tài sản nêu trên.

Xem thêm: Có được xuất hóa đơn thấp hơn giá trị thực tế

Tôi chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

[Ký và ghi rõ họ tên]

4. Hướng dẫn viết đơn đề xuất giá thanh lý tài sản chi tiết nhất?

Trước khi vào nội dung chính của tờ đơn, người làm đơn phải đảm bảo nội dùng về quốc hiệu tiêu ngữ, địa danh, ngày tháng năm làm đơn và xác định chính xác chủ thể có thẩm quyền để điền vào phần kính gửi.

Thực tế, nội dung đơn khá đơn giản, người làm đơn chỉ cẩn bám sát vào tài sản thanh lý để đưa ra các nội dung về tên tài sản, năm sản xuất, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng và sự hào mòn nhất định, cuối cùng là đưa ra giá đề xuất của mình, kinh nghiệm là thường xem xét giá mua vào trừ đi giá hao mòn nhất định để đưa ra giá phù hợp nhất.

Người làm đơn chú ý ghi các thông tin cá nhân và ký, ghi rõ họ tên ở cuối đơn.

5. Các vấn đề pháp lý về thanh lý tài sản?

Trong phần các vấn đề pháp lý, Luật Dương Gia hướng đến thanh lý tài sản cố định:

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích hao tài sản cố định.

Xem thêm: Thẩm quyền quyết định việc thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

Thông tư 45/2018/TT-BTc hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Tài sản cố định là những tư liệu lao động được biểu hiện dưới hình thái vật chất hoặc phi vật chất, có đủ tiêu chuẩn tài sản cố định theo quy định [Trừ trường hợp có qui định riêng đối với 1 số tài sản đặc thù].

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc hoạt động khác phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình.

Những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;

– Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

– Có giá trị theo quy định hiện hành.

Xem thêm: Xuất hóa đơn thanh lý hàng tồn kho khi công ty đã giải thể

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp nắm giữ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê và phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình.

Khi một tài sản vô hình được thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn quy định tại điểm a nêu trên thì được coi là tài sản cố định vô hình.

Tài sản cố định thanh lý là những tài sản cố định hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những tài sản cố định lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có tài sản cố định thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định. Hội đồng thanh lý tài sản cố định có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản cố định theo đúng trình tự, thủ tục quy định và lập “Biên bản thanh lý tài sản cố định”

Quyền thanh lý tài sản cố định phát sinh dựa trên quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Quyền của doanh nghiệp:

– Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

– Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

– Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

Xem thêm: Thủ tục tịch thu phương tiện và thanh lý tài sản vi phạm giao thông?

– Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

– Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

– Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

– Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

– Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

– Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

– Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

– Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Mua tài sản của công ty cổ phần 51% vốn nhà nước

Nghĩa vụ của doanh nghiệp:

– Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

– Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

– Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

– Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Việc thanh lý tài sản là có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức như đấu giá, đặt hàng trực tiếp, việc thực hiện thanh lý chỉ thực sự đạt hiệu quả khi giá thanh lý được được đưa ra một cách hợp lý, phù hợp, đáp ứng được nguồn ngân sách của “bên mua” nhưng vẫn thích hợp với mong muốn của “bên bán”

Xem thêm: Thanh lý tài sản cầm đồ không chính chủ

Chủ Đề