Mẹo bấm huyệt chữa đau đàu

Theo Y học cổ truyền, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp bấm huyệt trị đau đầu thay cho cách uống thuốc truyền thống. Phương pháp này đã được khoa học công nhận và hiệu quả trên nhiều bệnh nhân. Vậy tác dụng bấm huyệt như thế nào bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đau đầu là hiện tượng mà hầu như người nào cũng gặp phải, chỉ là mức độ của mỗi người khác nhau. Có người bị thường xuyên nhưng cũng có những người chỉ bị thoáng qua rồi lại khỏi. Đôi khi cơn đau đầu là do thay đổi thời tiết, do stress nhưng cũng có thể đó là do bệnh lý.

Bấm huyệt chữa đau đầu dựa trên quy tắc của Y học cổ truyền

Sự ra đời của phương pháp ấn huyệt chữa đau đầu là giải pháp tốt cho những người dị ứng với thành phần của thuốc, với trẻ nhỏ. Nhờ tác động trực tiếp lên da, cơ, mạch máu và các dây thần kinh nên có thể giúp lưu thông khí huyết, thông kinh mạch, tăng cường tuần hoàn máu não. Nhờ đó có thể làm giảm các cơn đau hiệu quả.

Bấm huyệt đau đầu mang lại nhiều tác dụng như:

  • Giúp lưu thông khí huyết, giải phóng cơ và các dây thần kinh. Nhờ đó có thể nhanh chóng làm giảm các cơn đau đầu cấp và mãn tính.
  • Thư giãn cơ, loại bỏ tình trạng chèn ép lên dây thần kinh vùng cổ, vai gáy, đầu.
  • Tác động lên dây thần kinh thụ cảm giúp làm giảm stress, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái, chữa đau đầu, cải thiện giấc ngủ, người bệnh ngủ ngon giấc hơn.
  • Bấm huyệt trị đau đầu còn có thể giúp phục hồi những tổn thương thần kinh. Từ đó có thể trị tận gốc nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu. Đặc biệt là chứng đau đầu do cảm mạo, làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức đầu hiệu quả.
  • Bấm huyệt chữa đau nửa đầu, nhức đầu hiệu quả

Bấm huyệt giảm đau đầu là biện pháp an toàn và hiệu quả. Tuy chỉ dùng lực tay nhưng hiệu quả mà nó mang lại không hề nhỏ. Hơn nữa, bấm huyệt chữa đau đầu còn là liệu pháp rất an toàn nên phù hợp với nhiều đối tượng.

Các chuyên gia về Y học cổ truyền còn liệt kê ra những ưu điểm của phương này như:

  • Bản thân huyệt đạo là những nơi giúp lưu thông khí ra vào của cơ thể. Chúng tập trung toàn bộ cơ năng hoạt động của phủ tạng và kinh lạc. Khí của tạng phủ, cân cơ và kinh lạc tụ lại tại huyệt sau đó tỏa đi khắp cơ thể. Vì thế, khi tác động đúng huyệt, có thể phục hồi lại chức năng của phủ tạng đã bị suy yếu, với bệnh đau đầu sẽ có tác dụng định tâm, an thần để giảm căng thẳng, stress.
  • Huyệt đạo cũng là nơi chuyên tiếp nhận các kích thích khác nhau. Do đó, việc sử dụng lực để tác động lên huyệt hoàn toàn có thể điều hòa rối loạn do bệnh lý gây ra. Đồng thời, nó còn giúp tái lập sự cân bằng âm dương trong cơ thể.
  • Không chỉ thế, huyệt đạo cũng là cửa ngõ – nơi yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài đi vào cơ thể. Một khi chúng xâm nhập được vào bên trong thì sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, dễ bệnh hơn. Tác động vào huyệt sẽ có tác dụng tăng cường chính khí, loại bỏ tà khí để cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Y học hiện đại cũng từng thừa nhận tầm quan trọng của huyệt đạo. Nó chính là vị trí giao nhau của các dây thần kinh và mạch máu. Chúng có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động cơ học của cơ quan lục phủ, ngũ tạng, hệ tuần hoàn máu và thần kinh.
Bấm huyệt chữa đau đầu hiện cũng đang được nhiều người ưa chuộng vì có tính chuyên biệt

Chính vì những lý do này nên việc bấm huyệt vô cùng quan trọng. Phương pháp này hoàn toàn có thể vừa cải thiện khả năng lưu thông máu lại vừa xoa dịu dây thần kinh. Nhờ đó có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch và trị bệnh hiệu quả.

Để bấm huyệt chữa đau đầu hiệu quả, bạn cần chú ý tới thao tác. Bởi chỉ cần sơ sảy thực hiện sai là bạn có thể khiến bệnh tình nặng thêm. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ hướng dẫn bấm huyệt chữa đau đầu theo quy trình sau:

  • Đầu tiên, trước khi bấm huyệt bạn nên thả lỏng cơ thể để việc bấm huyệt đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Bạn đứng phía sau lưng người bệnh hoặc ngồi ở đầu giường, thực hiện động tác phân, hợp vùng trán và thái dương. Thao tác này bạn làm từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
  • Bạn day vùng cổ gáy xuống tới đốt sống thứ 3, khi day nhớ dùng lực vừa phải.
  • Mỗi động tác bạn làm từ 3 – 5 phút thì dừng lại. Với cách này, mỗi ngày bạn có thể làm 1 – 7 lần.

Phương pháp bấm huyệt đau đầu thường được thực hiện tại 6 huyệt sau:

  • Huyệt Ấn đường: Huyệt đạo này nằm ở giữa hai lông mày, hay được gọi là vị trí của “con mắt thứ 3”. Nó có tác dụng xoa dịu sự mệt mỏi ở mắt và giảm căng thẳng tại dây thần kinh não bộ.
  • Huyệt Toàn Trúc: Huyệt này nằm ở phần dưới mép lông mày. Việc bấm huyệt tại đây giúp làm cải thiện thị lực và giảm hiện tượng chảy nước mũi. Bạn day trong tầm 1 phút là được.
  • Huyệt Nghinh Hương: Huyệt này nằm tại 2 bên mũi và thẳng hàng với mắt. Để xác định huyệt Nghinh Hương, bạn hãy tìm 2 cái lõm ở đáy của xương má. Việc bấm huyệt Nghinh Hương giúp làm giảm cơn đau đầu nhanh chóng. Đồng thời còn cải thiện bệnh viêm xoang và đau răng. Vì thế, bạn có thể áp dụng cách này mỗi ngày.
  • Huyệt Thiên Trụ: Huyệt Thiên Trụ nằm rải rác ở phía sau giữa đầu, giữa tai và đầu cột sống. Việc bấm huyệt Thiên Trụ có tác dụng giảm cảm giác nghẹt mũi, đau mắt, đau đầu, đau tai. Cách này rất tốt với bệnh nhân bị đau nửa đầu, đau đầu kinh niên.
  • Huyệt Suất Cốc: Huyệt Suất Cốc nằm cách đường chân tóc từ 2 – 3cm, nhìn vào nó giống như vùng lõm nhỏ. Khi day huyệt Suất Cốc, bạn có thể làm giảm đau ở vùng thái dương và giảm cảm giác mỏi mắt. Nhờ đó có thể làm dịu cảm giác đau đớn do cơn đau đầu gây ra.
  • Huyệt Hợp Cốc: Huyệt Hợp Cốc nằm ở phía sau của bàn tay giữa ngón cái và ngón trỏ. Bấm huyệt tay chữa đau đầu có thể làm giảm cơn đau đầu, đau lưng, đau răng và căng cơ.
Vị trí huyệt hợp cốc

Việc xác định huyệt cần thực hiện chính xác để đảm bảo an toàn và có hiệu quả điều trị bệnh cao. Do đó, nếu không biết rõ về huyệt, hãy tìm đến chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn.

Khi thực hiện mẹo bấm huyệt chữa đau đầu, bạn cần chú ý tới một số điểm cần lưu ý. Điều này nhằm làm tăng hiệu quả của phương pháp bấm huyệt chữa đau đầu. Đồng thời, còn làm giảm những tác dụng phụ không mong muốn.

Một số lưu ý mà chuyên gia khuyến cáo bạn cần lưu tâm như sau:

  • Bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên cần kiểm tra mật độ canxi xương trước khi bấm huyệt chữa đau đầu.
  • Với những người không chịu được đau khi bấm huyệt hoặc mắc bệnh tiểu đường thì không nên làm.
  • Những người có vết thương kín và hở như gãy xương, rạn xương thì không được bấm huyệt.
  • Người đang bị viêm ruột thừa, bệnh dạ dày, viêm vòi trứng, bệnh về phổi thì không được áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa đau đầu. Nếu cứ cố bạn có thể khiến tình hình thêm tồi tệ.
  • Phương pháp bấm huyệt chỉ thực sự mang lại hiệu quả nếu nó được thực hiện bài bản. Đồng thời, cần đúng quy trình bởi những bác sĩ, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao. Bởi, nếu bạn bấm sai cách thì bệnh không những không giảm mà còn có xu hướng tăng lên. Từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đau cơ, bong gân.
  • Người bệnh không nên tự bấm huyệt chữa đau đầu, thay vào đó nên chọn cơ sở y tế uy tín để được trị liệu tốt nhất.

Đây là toàn bộ những kiến thức mà bạn cần biết về phương pháp bấm huyệt chữa đau đầu. Biện pháp này giúp cải thiện khả năng lưu thông máu máu, giảm nguy cơ bị thiếu máu não. Nhờ đó có thể khắc phục chứng đau đầu do stress, đau đầu kinh niên… hiệu quả.

Tham khảo thêm

Đau đầu là một trong những vấn đề sức khỏe rất phổ biến hiện nay. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị đau đầu. Đau đầu có thể gây cơn đau dai dẳng kèm theo cảm giác buồn nôn, khó chịu. Nguyên nhân thường gặp của đau đầu thường đến từ stress, căng thẳng, các vấn đề về mắt – mũi – tai, thiếu ngủ và….. Khi bạn bị đau đầu mà không có thuốc thì đừng lo lắng. Bởi theo các nhà khoa học thì xoa bóp bấm huyệt cũng là một trong những phương pháp rất hiệu quả tác động vào hệ thống kinh mạch giảm đau đầu gần như ngay lập tức. Dưới đây là cách bấm huyệt chữa đau đầu không cần dùng thuốc để bạn tham khảo

Xem thêm: Lớp đào tạo chăm sóc sức khỏe vùng đầu

Đau đầu nên bấm huyệt nào?

Đầu tiên bạn nên để cơ thể thả lỏng thư giãn. Day hoặc bấm huyệt bằng các chuyển động nhẹ hoặc theo vòng tròn, từ 30 giây đến 1 phút. Với bài tập sau, cơn đau đầu sẽ biến mất chỉ sau 5 – 10 phút.

Dưới đây là 6 huyệt cụ thể giúp xóa tan cơn đau đầu:

    • Huyệt Ấn Đường
      Huyệt này nằm ở giữa hai cung lông mày cắt đường dọc sống mũi thẳng lên. Tác động vào huyệt này rất hiệu quả trong các trường hợp đau vùng trước trán, đồng thời giúp vùng mắt thư giãn hơn.

    • Huyệt Toản Trúc
      Gồm có 2 huyệt đối xứng nằm ở hai đầu cung lông mày. Massage bấm huyệt ở khu vực này cũng làm giúp thư giãn giảm đau đầu, được áp dụng trong các trường hợp liệt mặt và cải thiện thị lực đáng kể. Day huyệt tầm 1 phút bằng cách ấn và nhả theo 1 hơi thở của bạn.

    • Huyệt Nghinh Hương
      Đây là 2 huyệt đối xứng nằm hai bên cánh mũi, là điểm gặp nhau của đường ngang chân cánh mũi và rãnh mũi môi. Bấm huyệt này không chỉ làm giảm nhức đầu mà còn hỗ trợ khi bạn bị viêm xoang, và giảm triệu chứng ngạt mũi rất hiệu quả.

    • Huyệt Thiên TrụHuyệt ở 2 bên cơ thang chỗ nối với xương hộp sọ phía sau đầu. Massage bấm huyệt các huyệt này hỗ trợ giảm đau vùng phía sau đầu hiệu quả do các nguyên nhân có cơ cổ gáy gây chèn ép, thiếu máu lên não dẫn đến đau đầu.

      Lưu ý không bấm quá mạnh vào huyệt này vì gần với não.

    • Huyệt Suất Cốc
      Suất = đi theo. Cốc = chỗ lõm. Huyệt ở vị trí từ đỉnh tai đi theo đường thẳng lên chỗ lõm phía trong đường tóc. Khi bạn day và bấm huyệt này giúp làm giảm đau đầu ở vùng hai bên thái dương cũng như giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.
    • Huyệt Hợp CốcHợp Cốc là một trong những huyệt Tổng của cơ thể. Hợp Cốc chủ vùng đầu mặt. Huyệt nằm ở dưới da, chỗ lồi cao nhất khi khép ngón cái và nhón trỏ lại gần nhau. Hầu hết trong các vấn đề liên quan đến đầu mặt đều bấm huyệt này.

      Tuy nhiên lưu ý phụ nữ mang thai không bấm huyệt Hợp cốc

Một số phương pháp thư giãn khi đau đầu không cần dùng thuốc khác

  • Gừng
    Gừng có tác dụng đặc biệt tốt đối với chứng đau nửa đầu. Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy bột gừng có hiệu quả như thuốc nam hỗ trợ trị đau nửa đầu. Có thể dùng trà gừng hoặc bất cứ loại thực phẩm nào có gừng để giảm cơn đau đầu trong các trường hợp do trúng phong hàn
  • Giảm đau đầu bằng xông lá tự nhiên
    Việc xông lá tự nhiên là một mẹo dân gian mà nhiều người thường áp dụng mỗi khi gặp vấn đề sức khỏe, nhất là trong các trường hợp cảm cúm gây đau đầu. Các tinh dầu trong các loại lá có khả năng giảm các cơn đau đầu nhanh chóng. Việc nấu nước xông lá để hỗ trợ giảm đau đầu khi bị cảm cúm rất đơn giản: Dùng các loại cây như lá bưởi, lá hương nhu, lá sả, lá chanh,…Tất cả đem đi rửa sạch và cho vào nồi nấu xông. Đổ nước ngập lá và đậy vung rồi đun sôi khoảng 15 phút, không mở vung để tinh dầu đỡ bốc hơi mất. Ngồi trong phòng kín gió hoặc trùm kín người rồi mở vung cho nước bốc hơi, tránh đê bị bỏng. Xông khoảng 15 phút sau đó lau khô người hoặc tắm bằng nước xông còn ấm khoảng 37 độ. Sau đó mặc đồ kín đáo, tránh gió lạnh
  • Tắm trong nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm người trong bồn tắmTắm dưới vòi hoa sen nước ấm sẽ giúp lư thông kinh mạch toàn thân. Việc này giúp bạn cảm thấy thư thái, sảng khoái, giảm cảm giác đau đầu.Bên cạnh đó bạn cũng có thể nấu nước lá bạc hà, nước vỏ bưởi, lá sả,…pha với tỷ lệ vừa đủ để thành nước ấm có thể ngâm mình trong đó khoảng 15 phút.

    Ngâm nước ấm cũng có tác dụng như việc bạn tắm dưới vòi hoa sen, xua tan cơn nhức mỏi, giảm đau đầu.

Quý học viên đăng kí khóa học chăm sóc sức khỏe Vùng Đầu vui lòng liên hệ:

  • Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Số 20 Đông Quan, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại hỗ trợ: 0966 000 643
  • Email:
  • Đăng kí trực tuyến Tại đây

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Video liên quan

Chủ Đề