Chữa lẹo mắt bằng mẹo ở hà nội

Theo YHCT chắp, lẹo có tên gọi là "Thâu châm", "Châm nhãn", "Thổ âm", "Thổ dương", "Nhãn đơn", "Mạch lạp thủng"...Nguyên nhân thường do Phong và Nhiệt tác động lẫn nhau làm tổn hại vùng mi mắt, hoặc do ăn uống đồ cay nóng thái quá làm kinh Vị hoá nhiệt gây tổn hại mi mắt.

Vì chắp, lẹo là chứng bệnh hay gặp nhất là trước đây khi điều kiện môi trường không được tốt nên trong dân gian có rất nhiều cách chữa. Mỗi vùng miền có một cách khác nhau nhưng xét dưới góc độ khoa học thì đều có ý nghĩa ví dụ khi bị chắp, lẹo thì khi ngồi nấu cơm dùng cây đũa cả hơ nóng áp vào mi mắt nơi sưng đau và phải bí mật không cho ai biết.

Một cách điều trị độc đáo khác mà quý cụ lang bà mế thường hay dùng, đó là cách chích lể huyệt phế du hoặc huyệt thâu châm để điều trị chắp, lẹo. Cách làm như sau:

Thích huyết huyệt thâu châm [Chích lể nặn máu huyệt thâu châm]

Người bệnh ngồi ngay lưng, vắt tay ngược với bên mắt bệnh [mắt trái bệnh thì vắt tay phải] qua vai bên kia, khuỷu tay sát vào cằm, các ngón tay ép sát vào nhau, đưa hết sức ra sau lưng, đầu ngón tay giữa chạm vào cột sống ở chỗ nào thì đó là huyệt để châm [khoảng đốt sống lưng 3-6]. Thầy thuốc dùng tay vuốt dọc vai gáy lưng tới điểm để châm, đến khi da đỏ ửng, sát trùng rồi dùng kim to chích nông nặn máu.

Cách xác định huyệt thâu châm.

Một cách khác: Tương tự như trên, cũng vắt tay qua vai, ra sau lưng, đầu ngón tay giữa chạm cột sống đến đâu thì đánh dấu điểm đó. Từ điểm này kẻ một đường thẳng ngang vuông góc với cột sống. Một đường thẳng thứ hai từ huyệt kiên tỉnh [giữa vai và gáy] kẻ dọc xuống song song với cột sống. Hai đường thẳng này giao nhau ở đâu thì đó là huyệt.

Thích huyết huyệt phế du:

Từ đốt sống lưng thứ 3 đo ngang ra hai bên, mỗi bên 1,5 thốn. Đó là huyệt Phế du, sát trùng rồi dùng kim chích nặn máu huyệt bên bệnh

Điều trị chắp lẹo bằng phương pháp châm cứu

Theo y học cổ truyền kinh lạc đi qua đâu thì trị bệnh ở đó, kinh Bàng quang có đường đi liên hệ với mắt, huyệt Phế du lại thuộc kinh Bàng quang nên có thể điều trị được bệnh ở mắt. Ngoài ra theo thuyết Lục kinh, Bàng quang kinh còn gọi là Thái dương kinh là kinh đầu tiên chống đỡ với ngoại tà; và theo thuyết Tạng phủ, Phế chủ bì phu ứng với bệnh da ở mi mắt, cũng là tạng có phản ứng với ngoại tà trước tiên. Một số trường hợp bệnh nhân bị chắp, lẹo có tăng cảm giác đau, hoặc thay đổi màu da tại vùng huyệt này [được gọi là "A thị huyệt"].

Điều trị: Châm tả các huyệt:

- Huyệt tại chỗ: Tình minh, toán trúc, thừa khấp, dương bạch, đồng tử liêu.

- Huyệt toàn thân: Phế du

Một số huyệt tại chỗ sử dụng điều trị chắp lẹo.

Hình ảnh lẹo mắt ngoài.

Hình ảnh lẹo mắt trong


ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan [Trường Cao đẳng Y Thái Nguyên]

CHỦ NHẬT, 18/10/2020 12:08:03


Bà Trần Thị Sậu dùng kim khâu châm vào huyệt phế du nặn máu độc chữa bệnh lẹo mắt

Chữa không lấy tiền Bà Trần Thị Sậu [69 tuổi] ở phường Ngọc Châu không nhớ hết đã chữa khỏi cho bao nhiêu người bị lên lẹo ở mắt. Người này truyền tai người kia nên nhiều người từ già đến trẻ đều tìm đến bà để chữa trị. Anh Kha Anh Hùng [47 tuổi] ở phường Ngọc Châu cho biết cách đây 4 năm anh bị lên lẹo mắt. Dù đã làm nhiều cách nhưng không đỡ, mụn ngày càng to, ngứa và rất khó chịu. Nghe hàng xóm mách, anh đã tìm đến bà Sậu. “Tôi rất ngạc nhiên với cách chữa trị của bà lão. Bà làm rất đơn giản, chỉ dùng chiếc kim khâu trong chưa đầy 5 phút đã thao tác xong. Sau vài ngày, lẹo khỏi hẳn, khiến tâm lý tôi rất thoải mái vì trước đó tôi lo sợ nếu đi chích mắt sẽ để lại sẹo. Từ đó đến nay mắt tôi chưa bị tái phát”, anh Hùng nói. Tương tự, chị Nguyễn Thị Hà [38 tuổi] ở cùng phường cho biết phát hiện con gái lên lẹo ở mắt nên đã đưa đến một phòng khám đa khoa trong thành phố và được tư vấn dùng thuốc kháng sinh dạng mỡ để bôi. Nếu bôi thuốc không đỡ thì sẽ chích mụn kết hợp uống thuốc kháng sinh. Đang lo lắng vì nếu chích sẽ để lại sẹo hoặc vệ sinh không tốt sẽ bị nhiễm trùng thì nghe người nói có bà lão chữa lẹo mắt bằng mẹo rất hay, không phải động chạm dao kéo nên chị tìm đến bà Sậu để chữa trị cho con. “Nhiều người nói nếu chích trực tiếp vào lẹo ở mắt sẽ để lại sẹo, rất xấu, thậm chí còn tái phát. Hơn nữa, tôi cũng đã bôi thuốc mỡ mấy ngày cho con nhưng không đỡ. Con tôi còn nhỏ, lại thường xuyên dụi tay vào mắt nên sợ vỡ lẹo bị nhiễm trùng. Tôi đã tìm đến bà Sậu để chữa cho cháu. Bà làm rất tài, chỉ từ 1-2 ngày mụn lẹo đã nhỏ đi trông thấy, 3-4 ngày sau không thấy gì nữa”, chị Hà chia sẻ. Có một điều đặc biệt, bà Sậu chỉ chữa giúp không lấy tiền. Trường hợp nào nói khó lắm thì bà nhận vài chục nghìn cho người bệnh thấy thoải mái. Bình thường bà chỉ ở nhà trông cháu và tham gia một số công tác xã hội của khu dân cư. Ai có nhu cầu chữa trị thì bà sẵn sàng giúp đỡ. Bà Sậu cho biết vui nhất là sau khi người bệnh khỏi đều gọi điện cảm ơn. “Tôi luôn nghĩ rằng chữa bệnh giúp được ai sẽ cố gắng hết mình, không nghĩ đến tiền bạc. Hơn nữa chữa bệnh giúp mọi người cũng là lấy phúc cho con cháu”, bà Sậu chia sẻ.

Áp dụng y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân lẹo mắt là do phong và nhiệt tác động lẫn nhau làm tổn hại vùng mi mắt hoặc do ăn uống đồ cay nóng nhiều làm kinh vị hóa nhiệt gây tổn hại mi mắt. Theo Tây y, lẹo mắt do viêm tuyến bã hoặc tuyến lệ phụ ở ngay chân lông mi. Đối với bà Sậu, sau khi chiếc kim khâu được hơ nóng bằng lửa, sát trùng bằng cồn 90 độ, bà yêu cầu người bệnh vắt tay sau lưng. Mắt lẹo bên nào thì vắt tay bên đó, khi đầu ngón tay trỏ đến đâu thì bà đánh dấu điểm đó và dùng kim khâu khêu nặn máu độc ra. Sau đó sát khuẩn lại chỗ vừa khêu. Thông thường, nếu bệnh lẹo mắt phát hiện và chữa trị sớm thì chỉ 1-2 ngày là khỏi hẳn, chữa trị muộn hơn thì cũng chỉ 4-5 ngày là lẹo tự vỡ mủ và không để lại sẹo. Bà Sậu cho biết ngoài sát trùng bằng cồn 90 độ có thể sát trùng bằng dầu gió hoặc cao Sao Vàng. Riêng kim khâu chỉ dùng một lần rồi bỏ.  Bà Sậu cho biết lý do bà biết được kỹ thuật chữa trị này là vì trước đây bà đã từng mắc bệnh lẹo mắt. Bà được một thầy thuốc chuyên về châm cứu ở TP Hải Dương chữa trị khỏi. Sau đó, bà xin thầy truyền dạy cách chữa trị. Bà rất tiếc vì đã từng truyền dạy cho con cháu, thậm chí cả người ngoài nhưng chưa ai làm được. Về phương pháp trên, bác sĩ Trần Thị Tuyết Mai, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh khẳng định đây là cách chữa trị theo y học cổ truyền rất hay, cần gìn giữ và phát triển. Chữa trị bằng cách châm vào huyệt phế du để nặn máu độc. Tuy nhiên, người chữa trị theo phương pháp này cần có chuyên môn, được đào tạo bài bản để thực hiện đúng quy trình theo y học. Kim châm phải là kim chuyên dụng của ngành y và bảo đảm được tiệt khuẩn. 

Những người không được đào tạo bài bản mà có kỹ thuật chữa trị như bà Sậu cần được nâng cao chuyên môn qua các lớp tập huấn của ngành y tế. Người dân khi mắc triệu chứng như trên cần đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán đúng bệnh, từ đó mới có cơ sở khoa học để điều trị.

THẾ ANH

18/11/2021

Lẹo mắt hay chắp mắt là một trong những bệnh lý viêm nhiễm ở mi mắt hay gặp cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh có thể xảy ra ở mi trên, mi dưới, một mắt hoặc cả hai mắt. Biểu hiện là những ổ sưng đột ngột khu trú ở vùng mi mắt, có thể kèm sưng tấy lan tỏa mi gây đau nhức, cộm, vướng hoặc sụp mi nhẹ trong giai đoạn viêm cấp.

Nguyên nhân của chắp là do tắc nghẽn tuyến chế nhầy meibomius không nhiễm trùng, trong khi lẹo thường là do nhiễm trùng các tuyến chế tiết nước mắt phụ .Theo thời gian chắp khu trú lại thành nốt sờ ấn thấy cứng, hoặc chỉ quan sát thấy khi ngủ hoặc khi lật kết mạc mi, trong khi lẹo vẫn đau và tổ chức hóa mủ bên trong. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, bệnh có thể tự khỏi. Điều trị chủ yếu là chườm ấm và tra thuốc chống viêm, kháng sinh tích cực trong những ngày đầu, phối hợp thêm uống kháng sinh và thuốc chống viêm khi viêm tấy lan tỏa bởi ổ lẹo to. Trong trường hợp chắp, lẹo không tự tiêu thì tiến hành chích, nạo lấy hết chất nhân.

BỆNH CHẮP

Chắp mắt là do tắc nghẽn tuyến chế nhày của mi mắt [ tuyến meibomius], biểu hiện như một khối tròn nhỏ, sưng đỏ. Vị trí thường ở xa bờ tự do của mi hơn so với lẹo. Chắp nằm ở trong đĩa sụn và thường ở mặt trong của mi mắt, khi lật mi, bác sĩ có thể nhìn thấy được chắp, thậm chí là nhìn thấy đầu mủ trắng của chắp. Nhiều trường hợp đa chắp, tức là có rất nhiều đầu chắp trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt

Triệu chứng của chắp mắt

Khi bị chắp, người bệnh thường gặp các triệu chứng như: sưng mắt, đau, đỏ mắt, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt. Sau vài ngày, chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ trên mi mắt hoặc xám dưới kết mạc mi.

LẸO

Lẹo là một ổ sưng tấy cấp tính, cục bộ của mí mắt có thể là bên ngoài hoặc bên trong và thường là nhiễm khuẩn sinh mủ [thường là staphylococcal] hoặc áp xe. Hầu hết lẹo là tổn thương bên ngoài và là kết quả của tắc nghẽn hay nhiễm trùng nang lông và các tuyến liền kề của Zeis hoặc Moll. Sự tắc nghẽn nang có thể liên quan đến viêm bờ mi. Lẹo bên trong, rất hiếm gặp, là hậu quả của nhiễm trùng tuyến meibomius. Đôi khi viêm mô tế bào đi kèm với lẹo.

Triệu chứng của lẹo mắt

Khi lẹo mới mọc, mi mắt của người bệnh sẽ hơi sưng, đỏ, kèm theo ngứa và đau. Tiếp đó, chỗ đau nổi lên một khối rắn to như hạt gạo, kèm theo bệnh nhân chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi. Sau khoảng 3-4 ngày, lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Lẹo có đặc điểm là rất hay tái phát, có thể bị ở một hoặc hai mi mắt, có khi sưng to cả mi gây sụp mi.

Các dạng lẹo

  • Lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhày của mi mắt: nằm ở mặt trong của mi mắt, bên trong đĩa sụn. Khi lật mi, bác sĩ có thể nhìn thấy được lẹo. Trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.
  • Lẹo ngoài do nhiễm trùn nang lông mi: Lẹo ngoài là một nốt đỏ, đau ở bờ mi với kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.
  • Đa lẹo: có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai

NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHẮP VÀ LẸO

Lẹo mắt thường do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính. Chắp xuất hiện do có sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt. Nhiều khi từ lẹo có thể chuyển thành chắp [xảy ra trong trường hợp lẹo trong thoát lưu hoặc không điều trị khỏi hẳn, gây chèn ép các tuyến]

PHÒNG NGỪA CHẮP, LẸO

  • Mọi người không nên đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan.
  • Cần có các biện pháp bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm môi trường bằng cách: đeo kính bảo vệ mắt khi ra đường, khi dọn dẹp nhà cửa hay lao động. Tránh đến những nơi ô nhiễm không khí nặng nề.
  • Phụ nữ hay trang điểm, cần tẩy trang vùng mắt sạch sẽ hàng ngày, thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Khăn rửa mặt, đồ trang điểm mắt cần được dùng riêng rẽ để giữ vệ sinh.
  • Người bệnh tuyệt đối không chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo chỉ định vì dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, hoặc để lại sẹo xấu gây quặp mi.
  • Đối với trẻ nhỏ cần được vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng xà phòng, tránh để trẻ rụi mắt, tra dung dịch nước muối sinh lý vệ sinh mắt khi viêm nhiễm vùng mi, hạn chế ăn, uống đồ ngọt nhiều.
  • Đi khám sớm bác sĩ chuyên khoa mắt khi có biểu hiện viêm nhiễm tại vùng mắt để được điều trị đúng cách

ĐIỀU TRỊ CHẮP, LẸO

Điều trị chắp lẹo cần dùng kháng sinh kết hợp chống viêm tra mắt kết hợp bôi mi vùng chắp lẹo, tích cực trong những ngày đầu kết hợp chườm ấm mi có thể giúp giảm đau và tăng khả năng thấm thuốc tại chỗ giúp tiêu chắp. Vơi những trường hợp ổ chắp lẹo to gây sưng đỏ mi nhiều hoặc lẹo dai dẳng có thể uống thêm thuốc kháng sinh và giảm viêm corticoid toàn thân để tiêu mủ ở thời kỳ đầu. Trường hợp ổ chắp hoặc lẹo không tiêu thì bác sĩ sẽ có chỉ định chích chắp, lẹo để loại bỏ thật sạch các chất nhầy, mủ để tránh tái phát nhiều lần.

Điều Trị chắp, lẹo tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Hiện tại Khoa mắt Bệnh viện Nhi Trung ương với bệnh lý chắp, lẹo mắt ở trẻ nhỏ chúng tôi ngoài phương pháp chích chắp lẹo thông thường là gây tê tại chỗ thì đã tiến hành triển khai phương pháp chích chắp – lẹo dưới gây mê tại phòng mổ từ tháng 8 năm 2020.

Tới nay đã điều trị trên 100 ca và đạt được kết quả rất tốt, đáp ứng được nhu cầu của cha mẹ khi cho các con đến khám và điều trị do: Được thăm khám và tư vấn tận tình bởi bác sĩ có chuyên môn cao; Giảm được tần xuất tái phát của chắp, lẹo; Phương pháp thực hiện không gây đau và sang chấn tâm lý cho trẻ.

KHOA MẮT – BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Tòa nhà B, 18/879 đường La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline tư vấn và CSKH: 0246.273.8512 – 0817.126.456


Email:

Video liên quan

Chủ Đề