Mẹo chữa cảm cúm cho bà bầu

Bà bầu cũng dễ bị cảm cúm bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Nên trị cảm cúm cho bà bầu thế nào để an toàn, bà bầu nhanh khỏi cúm mà không ảnh hưởng đến thai nhi là điều nhiều người quan tâm.

Cách trị cảm cúm cho bà bầu

1. Cách trị bệnh cảm cúm cho bà bầu

1.1. Mẹo chữa cảm cúm cho bà bầu tại nhà

  • Thông mũi thường xuyên: Nghẹt mũi là một triệu chứng của bệnh cảm cúm và bà bầu dễ cảm cúm ở 3 tháng đầu của thai kỳ do sự thay đổi nội tiết tố cùng sự gia tăng lưu lượng máu. Bà bầu bị nghẹt mũi thay vì xì mũi mạnh để dễ thở và đỡ khó chịu thì nên ấn nhẹ 1 bên cánh mũi và xì mũi bằng bên còn lại.
  • Trị nghẹt mũi cho bà bầu bằng nước muối: Dùng nước muối để rửa mũi và trị nghẹt mũi cũng hiệu quả. Nước muối có khả năng giúp vệ sinh và khai thông đường mũi bị tắc nghẽn do chất nhầy tích tụ, đồng thời đẩy virus, vi khuẩn ra ngoài.
  • Giữ ấm và nghỉ ngơi: Bà bầu nên giữ ấm cơ thể, tránh tắm muộn và nên tắm bằng nước ấm sẽ giúp kích thích cơ thể ra nhiều mồ hôi, bài tiết độc tố. Bà bầu cũng nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để mau chóng khôi phục lại năng lượng và giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
  • Súc họng bằng nước muối: Súc họng bằng nước muối là phương pháp trị cảm cúm cho bà bầu rất hiệu quả và cũng an toàn. Nước muối sẽ giúp làm giảm những triệu chứng ho và đau họng hữu hiệu khi bị cúm. Bà bầu bị cảm cúm nên súc họng bằng nước muối vài lần mỗi ngày để chóng bình phục hơn.
  • Uống nước ấm: Uống nước ấm cũng là cách trị cảm cúm cho bà bầu đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Nước ấm giúp giảm nghẹt mũi, ngăn ngừa mất nước và làm dịu tình trạng khô rát ở mũi và cổ họng.
  • Tắm nước ấm và xông hơi nhẹ: Bà bầu nên tắm bằng nước ấm thay vì ngâm mình trong bồn tắm nước nóng. Nước ấm sẽ giúp thư giãn và là cách xông nhẹ giúp thông đường mũi, giúp đường thở được thông thoáng, làm loãng dịch nhầy, giúp xì mũi dễ dàng hơn.
  • Thoa dầu tràm dưới mũi: Bà bầu có thể sử dụng dầu tràm trị cảm cúm bằng cách thoa trực tiếp lên thái dương hoặc lòng bàn chân hay cho dầu vào nước xông hoặc nước tắm.
  • Ngủ đủ giấc, kê cao gối dưới đầu: Bà bầu cảm cúm nên nghỉ ngơi để chóng khỏe. Và để tình trạng nghẹt mũi không ảnh hưởng đến giấc ngủ thì bà bầu nên kê cao gối khi ngủ. Cách này sẽ giúp giảm nghẹt mũi khi mang thai, đờm không bị trào ngược, lại còn mang đến sự thoải mái cho bà bầu.
  • Bổ sung thực phẩm để chống lại bệnh cảm cúm: Bà bầu có thể cải thiện tình trạng cảm cúm bằng thực phẩm ăn hàng ngày. Những thực phẩm giàu vitamin C như các loại trái cây họ cam quýt, bưởi, chanh, ớt chuông Việt quất giàu lượng aspirin tự nhiên, thành phần giúp giảm đau, hạ sốt và tình trạng viêm sưng trong cơ thể. Hay nam việt quất là loại thực phẩm rất tốt có chứa phenol, một chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lại các tế bào gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa vi khuẩn bám vào các tế bào ở bàng quang và đường tiểu. Gừng cũng là thực phẩm bà bầu nên dùng để chữa cảm cúm nhờ giữ ấm cơ thể, làm sạch các chất độc và cải thiện lưu thông máu cho bà bầu.

1.2. Sử dụng các loại thuốc cảm cúm cho bà bầu

Thuốc chữa cảm cúm cho bà bầu cần phải được kê đơn của bác sĩ

  • Thuốc chống siêu virus: Tamiflu và các thuốc chống siêu vi khác là an toàn cho bà bầu, Thuốc thường được kê theo đơn của bác sĩ. Thuốc chống virus hoạt động tốt nhất nếu bà bầu sử dụng trong vòng 2 ngày sau khi bị bệnh.
  • Acetaminophen: Các sản phẩm có chứa acetaminophen như Tylenol thường được khuyên dùng nếu bà bầu bị sốt, đau nhức hoặc nhức đầu khó chịu. Tuy nhiên cần uống đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc chữa ho: Hầu hết các loại thuốc ho đều an toàn với bà bầu như thuốc giảm đau [Mucinex], thuốc giảm ho [Robitussin hoặc Vicks 44]. Nhưng bà bầu vẫn nên hỏi bác sĩ về liều dùng thích hợp với tình trạng bệnh.
  • Thuốc xịt mũi: Hầu hết các thuốc xịt mũi có chứa steroid đều tốt để bà bầu có thể sử dụng. Bà bầu có thể sử dụng cả nước muối sinh lý làm sạch mũi và thuốc xịt để làm sạch, giữ ẩm cho mũi.
  • Thuốc kháng histamin: Cũng có ý kiến cho rằng bà bầu nên tránh dùng thuốc này trong 3 tháng đầu thai kỳ. Benadryl và Claritin có thể sử dụng cho bà bầu với điều kiện có chỉ định của bác sĩ.

2. Khi nào mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ

Nếu gặp những triệu chứng dưới đây, bà bầu nên đến bệnh viện ngay để tránh biến chứng, gây tăng nguy cơ sinh non và dị tật bẩm sinh ở trẻ như:

  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Đau hoặc tức ngực
  • Chảy máu âm đạo
  • Lú lẫn
  • Nôn mửa dữ dội
  • Sốt cao và dùng paracetamol để hạ sốt không hiệu quả
  • Chuyển động của thai nhi giảm

3. Tiêm phòng cúm có an toàn khi mang thai không?

Vacxin cúm được chứng minh là an toàn cho bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, vacxin xịt mũi cúm LAIV không được khuyến cáo cho chị em đang mang thai hoặc đang cố gắng có thai.

Vacxin cúm cũng có những lợi ích tích cực với thai nhi vì các kháng thể sẽ được truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai nên việc tiêm phòng có thể bảo vệ trẻ sơ sinh đến 6 tháng sau khi sinh. Vacxin cúm cũng an toàn với mẹ đang cho con bú vì các kháng thể truyền qua sữa mẹ không gây hại với trẻ.

4. Cách phòng ngừa tình trạng cảm cúm ở bà bầu

Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra. Bệnh lây qua các hạt bụi nước nhỏ có chứa virus do người bị bệnh ho hay hắt hơi hay có thể lây do tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, tiếp xúc với đồ vật có virus. Bệnh cũng có thể phát triển thành dịch nên bà bầu không nên đến những nơi công cộng, hạn chế ra ngoài trời khi mưa nắng thất thường, tránh tiếp xúc và rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh. Bà bầu cũng nên ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Nên nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối thường xuyên.


Theo dõi chúng tôi trên Zalo:

Video liên quan

Chủ Đề