MmHg bằng bao nhiêu bar?

Trong lĩnh vực Vật Lý, áp suất là một đại lượng vật lý [thường có ký hiệu là P], được định nghĩa là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích theo phương vuông góc. Thông thường thì lực tác dụng sẽ có đơn vị là N [tức Newton] và diện tích sẽ có đơn vị là mét vuông. Từ đó có thể suy ra rằng áp suất sẽ có đơn vị là newton/mét vuông. Ngoài ra đơn vị trên còn có cách gọi khác là Pascal [Pa] được đặt theo tên của một nhà bác học người Pháp mang tên Blaise Pascal ở thế kỷ thứ 17. Và chắc hẳn là chúng ta đã từng học và cũng khá quen thuộc về loại đơn vị này đúng không nào ?

Trong hệ SI, đơn vị của áp suất bằng Newton trên mét vuông [N/m2], nó được gọi là Pascal [Pa]. Áp suất 1 Pa là rất nhỏ, nó xấp xỉ bằng áp suất của một đồng đô la tác dụng lên mặt bàn. Thường áp suất được đo với tỉ lệ bắt đầu bằng 1kPa = 1000Pa.

Phương trình thể hiện áp suất:

Để có thể dễ dàng và thuận tiện trong các công tác nghiên cứu và tính toán thì các nhà khoa học đã cho ra đời một phương trình để thể hiện đặc tính của áp suất.

P = F/S

Trong đó:

  • P: là kí hiệu của áp suất hay áp lực [N/m2].
  • F: là lực tác dụng [N].
  • S: là diện tích mà lực đã tác dụng vào [m2].

Các loại áp suất thường thấy hiện nay:

Áp suất chất lỏng:

Áp suất chất lỏng tại một vị trí bất kì trong lòng chất lỏng được định nghĩa là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích trong lòng chất lỏng đó. Có phương trình tính toán như sau:

p = d.h

Trong đó:

  • p: là áp suất chất lỏng [Pascal hay N/m2].
  • h: là độ cao của cột chất lỏng được tính từ điểm tác dụng lên đến mặt thoáng [m].
  • d: là trọng lượng riêng của chất lỏng đó [N/m3].

Áp suất tuyệt đối:

Áp suất tuyệt đối là tổng của áp suất được gây ra bởi cột chất lỏng và cả áp suất khí quyển tác dụng lên điểm trong lòng chất lỏng. Có kí hiệu là ρa và có phương trình tính toán là:

ρa = ρ0 + γh

Trong đó:

  • ρ0: là áp suất của khí quyển.
  • γ: là trọng lượng riêng của chất lỏng.
  • h: là chiều cao của cột chất lỏng được tính từ mặt thoáng đến điểm cần xét trong lòng chất lỏng.

Áp suất tương đối:

Áp suất tương đối hay thường được gọi là áp suất dư, là áp suất được gây ra bởi chính khối lượng của cột chất lỏng. Áp suất tương đối là hiệu của áp suất tuyệt đối và áp suất khí quyển. Có kí hiệu là Ptđ hay Pdư.

ρdư = γh

Tại sao có nhiều đơn vị đo áp suất như vậy ?

Nguyên nhân sâu xa là vào thời chiến tranh mỗi khu vực muốn tránh ảnh hưởng của các nước. Họ dùng đơn vị áp suất riêng biệt của mình. Như các nước Châu Âu đa phần đều dùng đơn bị bar, Mỹ và canada dùng đơn vị Psi, còn Nhật thì sử dụng đơn vị Pascal. Hơn nữa thì hầu hết các loại máy móc, thiết bị mà Việt Nam chúng ta đang sử dụng đa số đều nhập khẩu từ các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga,…Chúng thường được sử dụng hệ đo lường riêng của từng nước. Chính vì thế mà nếu chúng ta muốn sử dụng loại thiết bị này phải cần đến các phương thức chuyển đổi áp suất sao cho dễ sử dụng nhất có thể.

Việt Nam các thiết bị đa phần nhập từ Châu Âu nên phần lớn thiết bị của chúng ta điều dùng đơn vị áp suất là Bar.

Các cách thức chuyển đổi đơn vị áp suất:

Ngoài đơn vị Pascal ra thì áp suất còn khá nhiều loại đơn vị khác dùng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Có thể kể đến như atmosphere [atm], PSI, mmHg hay Torr và còn nhiều đơn vị khác nữa tùy vào cách sử dụng của từng nước. Để có thể thấy được sự tương quan giữa các đơn vị với nhau mình xin cung cấp đến các bạn bảng chuyển đổi đơn vị giữa các kí hiệu khác nhau.

Chuyển đổi đơn vị áp suất thông qua bảng:

Với cách thức chuyển đổi này thì chúng ta cần trang bị một bảng thể hiện sự tương quan giữa các loại áp suất với nhau. Chúng ta có thể lưu nó trên điện thoại, máy tính bảng hay các thiết bị lưu trữ khác để sử dụng những lúc cần. Cách thức này sẽ có ưu điểm là có thể chuyển đổi qua lại giữa tất cả các loại đơn vị áp suất với nhau, tuy nhiên khó khăn là ta phải tính toán nên rất mất thời gian. Cụ thể các bạn có thể xem bảng bên dưới

Để các bạn có thể dễ dàng sử dụng hơn thì mình sẽ chuyển đổi sẵn một số mốc thang đo áp suất dưới đây.

Chuyển đổi Bar sang các đơn vị khác:

  • 1 bar = 750 Torr
  • 1 bar = 1000 mbar
  • 1 bar = 0.99 atm
  • 1 bar = 0.1 Mpa
  • 1 bar = 0.0145 Ksi
  • 1 bar = 401.5 inH2O
  • 1 bar = 100 Kpa
  • 1 bar = 10.19 mH2O
  • 1 bar = 1.02 kg/cm²
  • 1 bar = 10197.16 kg/m²
  • 1 bar = 100000 Pa
  • 1 bar = 0.99 atm
  • 1 bar = 14.5 psi
  • 1 bar = 750 mmHg

Chuyển đổi PSI sang đơn vị khác

  • 1 Psi = 0.0680 At
  • 1 Psi = 0.0689 Bar
  • 1 Psi = 5.17 cmHg
  • 1 Psi = 70.3 cmH2O
  • 1 Psi = 0.070 kg/cm2
  • 1 Psi = 6.894 Kpa
  • 1 Psi = 68.94 mmbar
  • 1 Psi = 0.006 Mpa
  • 1 Psi = 6894 Pa
  • 1 Psi = 6,84 kN/m2

Chuyển đơn vị Mpa sang đơn vị khác:

  • 1 Mpa = 9.8 At
  • 1 Mpa = 10 Bar
  • 1 Mpa = 750 cmHg
  • 1 Mpa = 10197 cmH2O
  • 1 Mpa = 10.19 kg/cm2
  • 1 Mpa = 1000 Kpa
  • 1 Mpa = 10000 mbar
  • 1 Mpa = 7500 mmHg
  • 1 Mpa = 1000000 Pa
  • 1 Mpa = 145 Psi

Chuyển đổi đơn vị áp suất trực tuyến:

Với cách thức chuyển đổi này thì chúng ta cần một chiếc điện thoại, laptop hay máy tính bảng có kết nối 3G hay Internet. Ưu điểm là có thể chuyển đổi nhanh chóng, tiện lợi, có thể chuyển đổi qua lại giữa bất kì loại đơn áp suất nào mà chúng ta muốn. Tuy nhiên khó khăn là phải cần có internet để có thể thực hiện công việc này. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: ta vào trình duyệt web CHROME
  • Bước 2: ta gõ vào google tìm kiếm
  • Bước 3: ta gõ từ khóa theo cú pháp ” giá trị áp suất ” + ” đơn vị ” + ” to ” + ” đơn vị muốn chuyển “
  • Bước 4: quan sát giá trị đã quy đổi hiện trên trang đầu tiên của top tìm kiếm.

Ví dụ mình muốn đổi giá trị áp suất là 10bar sang PSI thì mình sẽ gõ từ khóa ” 10 bar to PSI “. Lúc này ta sẽ có kết quả như thế này

Chuyển đổi đơn vị áp suất thông qua app:

Với cách thức chuyển đổi này chúng ta cần sử dụng đến điện thoại thông minh và cài đặt sẵn các app hỗ trợ. Với cách này chúng ta cũng hoàn toàn có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất cho toàn bộ đơn vị áp suất mà ta muốn. Các bạn có thể tham khảo một app mà mình giới thiệu dưới đây nhé.

1 bar bằng bao nhiêu mmHg?

1 bar = 750 mmHg.

1 mmHg bằng bao nhiêu Pa?

Milimét thủy ngân là một đơn vị đo áp suất, trước đây được định nghĩa là áp suất chính xác được tạo ra bởi một cột thủy ngân cao một nghìn milimet và hiện được xác định là chính xác 133.322387415 pascal.

760 mmHg là gì?

Trong y học, áp lực vẫn thường được đo bằng milimét thủy ngân. Các phép đo này nói chung được đưa ra liên quan đến áp suất khí quyển hiện tại: ví dụ: huyết áp là 120 mmHg, khi áp suất khí quyển hiện tại là 760 mmHg, có nghĩa là 880 mmHg so với chân không lí tưởng.

Ký hiệu mmHg là gì?

Đơn vị đo huyết áp là mi-li-mét thủy ngân [mmHg]. Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số. Chỉ số thứ nhất [hay chỉ số trên] là huyết áp tâm thu, chỉ số thứ hai [hay chỉ số dưới] là huyết áp tâm trương.

Chủ Đề