Mỗi phút có bao nhiêu ml nước tiểu được thận thái ra ngoài?

Người bệnh và người nhà sẽ được giải thích về thủ thuật lấy mẫu làm xét nghiệm nước tiểu 24 giờ để thao tác đúng, cụ thể là:

  • Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn
  • Đeo găng tay thường loại dùng 1 lần để đề phòng nước tiểu bị nhiễm bẩn
  • Sát trùng đầu túi đựng nước tiểu bằng gạc có dung dịch sát khuẩn để tránh làm nhiễm bẩn nước tiểu
  • Tháo nước tiểu từ túi đựng nước tiểu vào bình chứa, có thể lặp lại nhiều lần trong ngày nếu túi nước tiểu quá đầy
  • Đo lượng nước tiểu chính xác và quan sát tính chất của nước tiểu
  • Khuấy đều nước tiểu trong bình, lấy một mẫu nước tiểu cho các xét nghiệm cần thiết

Đối với trẻ sơ sinh

Nếu cần thu thập nước tiểu của trẻ sơ sinh, người thân của trẻ sẽ được cung cấp túi đựng nước tiểu đặc biệt bằng giấy có lớp keo dính để giữ đúng vị trí. Quy trình lấy mẫu làm xét nghiệm nước tiểu 24 giờ gồm các bước sau:

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục của trẻ
  • Đặt túi thu nước tiểu vào bộ phận sinh dục trẻ, người nhà có thể dùng thêm tã lót
  • Kiểm tra túi thường xuyên và trữ qua bình chứa nước tiểu
  • Thay thế túi đã sử dụng bằng túi sạch mới
  • Sau khi đủ 24 giờ thu thập mẫu thì gửi đến phòng khám hoặc bệnh viện theo yêu cầu từ bác sĩ.

Sau khi thực hiện

Người bệnh ghi chú đầy đủ thông tin cá nhân lên bình chứa theo nhãn cung cấp, gửi mẫu nước tiểu 24 giờ đến phòng khám hoặc bệnh viện, chờ kết quả xét nghiệm nước tiểu 24h và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nếu có.

Thận trọng/ Lưu ý

Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ có nguy hiểm không?

Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ là một xét nghiệm an toàn, dễ dàng. Mỗi người có thể tự thu thập mẫu nước tiểu tại nhà và cần tuân theo chính xác các chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Nhìn chung, xét nghiệm này giống như khi đi tiểu bình thường, không có tác dụng phụ hoặc rủi ro.

Lưu ý

Trong quá trình thu thập, toàn bộ nước tiểu thải ra phải được tích trữ lại, bao gồm cả lúc đi đại tiện [đi ngoài]. Lượng nước uống bình thường như mọi ngày. Người bệnh có thể tham khảo chi tiết lượng nước uống với bác sĩ điều trị cũng như hướng xử lý nếu quên lấy mẫu 1 hoặc vài lần trong 24 giờ. Ngoài ra, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm là:

  • Không thể thu thập tất cả lượng nước tiểu trong 24 giờ
  • Thu thập quá nhiều nước tiểu trong hơn 24 giờ
  • Làm đổ nước tiểu từ bình chứa gây thất thoát
  • Không giữ nước tiểu ở nhiệt độ mát
  • Không gửi mẫu nước tiểu kịp thời đến bác sĩ theo lịch hẹn

Một số yếu tố khác cũng có thể can thiệp vào kết quả xét nghiệm nước tiểu 24h như căng thẳng cấp tính và tập thể dục cường độ cao. Nếu thuộc trường hợp trên, hãy thông báo cho bác sĩ. Trong một số tình huống khác, người bệnh có thể cần thực hiện nhiều lần quy trình lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu 24 giờ.

Kết quả xét nghiệm

Kết quả của xét nghiệm nước tiểu 24 giờ có ý nghĩa gì?

Lượng nước tiểu bình thường của một người là khoảng 800–2.000ml mỗi ngày nếu cơ thể nạp khoảng 2 lít chất lỏng mỗi ngày. Tuy nhiên, giá trị này sẽ phụ thuộc vào điều kiện của từng phòng thí nghiệm khác nhau. Bác sĩ sẽ giải thích ý nghĩa kết quả xét nghiệm nước tiểu 24h cho người bệnh.

Nước tiểu bình thường vô trùng và không chứa vi khuẩn, virus hoặc nấm. Nước tiểu là hỗn hợp của nước và hóa chất, protein hoặc chất điện giải như:

  • Natri
  • Kali
  • Urê
  • Creatinin
  • Các hợp chất hóa học khác

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm bổ sung nếu mẫu nước tiểu chứa quá nhiều hoặc quá ít các chất này hoặc lượng nước tiểu bất thường [cao quá hoặc thấp quá].

Lượng nước tiểu thấp bất thường có thể là dấu hiệu của:

  • Uống không đủ nước
  • Mất nước
  • Suy giảm chức năng thận

Lượng nước tiểu cao bất thường có thể là do:

Tùy theo tình trạng bệnh lý, mẫu nước tiểu 24 giờ của người bệnh sẽ được tiến hành xét nghiệm bổ sung để đánh giá các yếu tố khác. Những kết quả phổ biến nhất bao gồm tăng canxi niệu, tăng oxalat niệu, tăng uric niệu, sỏi niệu và thiểu niệu [lượng nước tiểu trong 24 giờ thấp].

Các yếu tố khác chẳng hạn như natri niệu cao và nồng độ magiê trong nước tiểu thấp cũng có thể đóng một vai trò nhất định. Nếu có dấu hiệu tăng canxi máu, người bệnh cần nhanh chóng theo dõi, thực hiện thêm xét nghiệm để đánh giá tình trạng bệnh cường cận giáp nguyên phát và thứ phát.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về xét nghiệm nước tiểu 24 giờ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ tốt nhất.

Bạn đã biết gì về chức năng của bạn hay chưa hãy cùng chúng tôi khám phá chức năng của thận trong bài viết dưới đây.

Thận là một cơ quan trong hệ thống tiết niệu, có hai quả. Thận là cơ quan nội tạng được tạo nên từ hai phần có hình như hạt đậu, nằm ở phần trên, mặt trước che phủ bởi phúc mạc, mặt sau là cơ thịt chắc khỏe của vùng lưng. Nam giới trưởng thành có sức khỏe bình thường, mỗi quả thận nặng khoảng 134 – 148g. Thận của phụ nữ nhỏ hơn thận nam giới một chút, thận bên trái nặng hơn bên phải.

Chức năng của thận là gì?

Chức năng lọc máu và chất lỏng trong cơ thể

Chức năng của thận chính là làm nhiệm vụ lọc máu và chất lỏng trong cơ thể bằng hàng triệu tiểu cầu thận “tinh vi”. Trong quá trình lọc, thận sẽ đào thải các chất độc và nước qua đường tiết niệu, cân bằng môi trường axit/kiềm.

Thận có chức năng vô cùng quan trọng

Trung bình một ngày, hàng triệu các tiểu cầu thận phải lọc khoảng 200 lít máu và chất lỏng với đủ các thành phần hóa học và sau khi lọc có khoảng 1,5 lít nước được đào thải ra ngoài.

Chức năng bài tiết nước tiểu

Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận [nephron]. Đầu tiên là quá trình lọc máu qua màng lọc ở vách mao mạch ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Mỗi phút, động mạch thận đưa 1 lít máu vào thận, 40% số đó là hồng cầu không qua được lỗ lọc. Như vậy, chỉ 60% số đó tức 600ml huyết tương vào cầu thận mỗi phút, nhưng khi đó ở động mạch đi chỉ còn 480ml, nghĩa là có 120ml lọt qua lỗ lọc sang nang cầu thận tạo thành nước tiểu đầu. Làm phép nhân đơn giản thì mỗi ngày sẽ có khoảng 172 lít nước tiểu đầu được hình thành.

Sự tái hấp thu của các ống thận

Mặc dù mỗi ngày có khoảng 180 lít nước tiểu loạt đầu được tạo ra trong các xoang Bowman nhưng chỉ có 1 – 2 lít nước tiểu thực sự được hình thành, và thành phần của nước tiểu hoàn toàn khác với dịch lọc. Đó là do khi chảy qua ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa đã xảy ra sự tái hấp thu nước và các chất cần thiết cho cơ thể.

Làm gì để bảo vệ thận

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước tốt cho thận

Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước, thận và máu của bạn sẽ không hoạt động tốt, thận sẽ không thể tạo ra các áp lực nước đủ lớn để đẩy các chất thải thông qua đường tiết niệu để ra ngoài cơ thể. Chất thải độc đọng lại trong thận là nguyên nhân gây ra sỏi thận. Vì vậy, để giữ cho thận khỏe mạnh, hãy uống đủ nước mỗi ngày, kể cả các loại nước khác ngoài nước lọc.

Ăn các loại thực phẩm làm sạch cơ thể

Trái cây và rau quả giúp thận loại bỏ axit dư thừa ra khỏi cơ thể và bài tiết trong nước tiểu. Thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa có thể giúp nhiều tế bào, trong đó có cả các tế bào ở thận tránh được các thiệt hại do các gốc tự do trong cơ thể gây ra.

Hạn chế tiêu thụ lượng natri [muối] và protein

Cơ thể mất rất nhiều năng lượng loại bỏ những thứ không cần thiết như protein dư thừa, muối và thậm chí cả nước. Nếu những thành phần này quá nhiều trong cơ thể, thận là bộ lọc của cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn. Natri hay protein là cần thiết trong việc duy trì cân bằng chất lỏng, nhưng nếu chúng dư thừa trong cơ thể và không được đào thải ra hết thì có thể gây ra bệnh thận, cao huyết áp và có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.

 

Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên

Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ngừa bệnh lý về thận

Thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1-2 lần 1 năm để tầm soát chẩn đoán phát hiện sớm bệnh lý về thận để điều trị hiệu quả.

Chủ Đề