Môi trường có độ đa dạng sinh học cao là gì

Home Lĩnh vực trọng tâm Đa dạng sinh học Hoạt động Đa dạng sinh học tại Việt Nam

Hoạt động Đa dạng sinh học tại Việt Nam

1. Hiện trạng và các vấn đề ưu tiên trong quản lý Đa dạng sinh học tại Việt Nam

Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có tính đa dạng sinh học [ĐDSH] cao với khoảng 7.500 loài chủng vi sinh vật; 20.000 loài thực vật bậc cao trên cạn và dưới nước; 10.500 loài động vật trên cạn; 1.000 loài cá nước ngọt; dưới biển có trên 7.000 loài động vật không xương sống, khoảng 2.500 loài cá và xấp xỉ 50 loài rắn biển, rùa biển và thú biển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đang trên đà suy giảm do các áp lực từ biến đổi khí hậu và hoạt động của con người như chia cắt, thu hẹp các sinh cảnh, phá rừng, ô nhiễm môi trường, săn bắt, khai thác hủy diệt và buôn bán trái phép, không bền vững các loài động vật hoang dã. Do đó, việc đưa ra các vấn đề ưu tiên trong quản lý ĐDSH của Việt Nam là việc quan trọng cần thực hiện. Các nội dung cần thực hiện sau:

+ Củng cố hệ thống chính sách và pháp luật về đa dạng sinh học: [i] rà soát đồng bộ, chỉnh sửa, bổ sung Luật và các Luật có liên quan đến ĐDSH: Luật ĐDSH, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Thủy sản theo hướng thống nhất quản lý về ĐDSH; [ii] tiếp tục hoàn thiện, thống nhất các văn bản dưới luật hướng dẫn về ĐDSH; [iii] thống nhất hệ thống khu bảo tồn trên toàn quốc và phân cấp, phân loại khu bảo tồn phục vụ quản lý hiệu quả các khu vực có giá trị ĐDSH cao ở Việt Nam.

+ Tăng cường hệ thống tổ chức quản lý, phân công, phân cấp: [i] từng bước thống nhất cơ quan và phân cấp, quy định rõ về nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về ĐDSH; [ii] tăng cường tổ chức, triển khai thực hiện quản lý ĐDSH ở cấp tỉnh, đây mạnh vai trò và trách nhiệm quản lý ĐDSH ở địa phương; [iii] tăng cường lực lượng thực thi pháp luật về ĐDSH.

+ Tăng tính hiệu quả của thực thi pháp luật: [i] thực hiện nghiêm các chế tài xử lý vi phạm pháp luật vềĐDSH; [ii]công khai các thông tin về các vụ vi phạmĐDSH; [iii]tăng cường giám sát thực thi pháp luật, bao gồm cảviệc giám sát củacộng đồng; [iv]thực hiện các sáng kiến về chính sách và cơ chế khuyến khích thay đổi hành vi [đối với cán bộ quản lý và cộng đồng].

+ Tăng cường nguồn lực tài chính chođa dạng sinh học: [i] cần xác định việc đầu tư nhà nước cho công tác bảo tồn ĐDSH là đầu tư cho xã hội và phát triển bền vững, do đó cần xác địnhtỉ lệ chi ngân sách cho các hoạt động bảo tồn ĐDSH trong % GDP và là dòng ngân sách riêng không phụ thuộc vào dòng chi chung cho môi trường. Bên cạnh đó cũng cần xác định các hạng mục đầu tư bắt buộc hàng năm cho công tác bảo tồn ĐDSH; [ii] áp dụng cơ chế tài chính cho bảo tồn ĐDSH: cần xác định cơ chế tập trung hay phân cấp trong nguồn ngân sách nhà nước; [iii] áp dụng các sáng kiến tài chính mới cho bảo tồn.

2. Tài trợ của GEF cho các hoạt động trong lĩnh vực Đa dạng sinh học tại Việt Nam

Kể từ khi hoạt động, GEF toàn cầu đã tài trợ Việt Nam khoảng 49 triệu Đô la mỹ để thực hiện các dự án quốc gia [gồm: 18 dự án thuộc lĩnh vực đa dạng sinh học; 04 dự án đa lĩnh vực có lĩnh vực đa dạng sinh học] và 03 dự án cấp khu vực và toàn cầu. Kinh phí tài trợ trong lĩnh vực đa dạng sinh học chiếm 28% trên tổng số kinh phí GEF đã tài trợ cho Việt Nam. Qua đó thấy rằng, GEF đã quan tâm đến lĩnh vực đa dạng sinh học tại Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề